Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc kiểm soát chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 32 - 36)

1.3.1 .Nhóm nhân tố thuộc về bản thân NHTM

1.5 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc kiểm soát chất lượng cho vay

cho vay tiêu dùng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007

1.5.1 Thị trường cho vay dưới chuẩn dẫn đến khủng hoảng tài chính

Thị trường cho vay dưới chuẩn là khái niệm chỉ một thị trường mà các ngân hàng đã cho vay những người có lịch sử tín dụng xấu, khơng đảm bảo các điều kiện tín dụng. Theo đó, chủ nợ dù nhận thức rằng chất lượng khoản cho vay của mình là xấu; nhưng rủi ro tín dụng này được bù đắp chủ yếu bằng lãi suất cho vay cao và bằng tài sản thế chấp và các lời hứa chống lưng của các thế lực chính trị. Và các NH ở Mỹ xem những khoản cho vay có tài sản thế chấp là bất động sản chẳng có vấn đề rủi ro gì khi mà nền kinh tế Mỹ đang phát triển thịnh vượng và mọi thứ xem ra đều mang lại lợi nhuận cho giới chủ nợ cũng như giới quản lý quỹ đầu tư.

Mọi thứ càng tệ hại hơn khi thị trường cho vay dưới chuẩn phát triển quá nhanh với qui mô quá lớn ( ~ 1000 tỷ USD) do giá cả bất động sản tăng vọt lên, tín dụng dư thừa và miễn thuế là lý do chính cho tình trạng này. Vốn cho vay cầm cố bất động sản

trở nên dồi dào và việc chứng khốn hóa các khoản cho vay này đã đẩy rủi ro ra khỏi tay người cho vay ban đầu. Các tiêu chuẩn cho vay cũng trở nên dễ hơn.

Với những tiêu chuẩn cho vay dễ dàng, nhiều người đã trở thành chủ sở hữu bất động sản mà thậm chí khơng có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày chứ chưa nói đến việc trả góp vay mua nhà hàng tháng. Tại đỉnh cao của phong trào cho vay này, một tỷ trọng lớn người vay khơng hề có thu nhập hoặc có việc làm. Các NH đã cố tình cho vay mặc dù biết rằng những con nợ này sẽ khơng có khả năng trả nợ, và khi điều đó xảy ra, họ sẽ tịch biên những ngơi nhà đó và bán lại cho những nhà đầu tư khác kèm theo lợi nhuận vì giá nhà tăng liên tục.

Và khi giá cả bất động sản bất ngờ giảm nhanh chóng, lãi suất tăng lên, khiến cho nhiều khách hàng vay tiền dưới chuẩn gặp khó khăn trả nợ, cịn tài sản thế chấp thì giảm giá quá nhiều so với khoản nợ đã khiến cho cả NH và khách hàng tín dụng gặp rắc rối và càng rắc rối hơn khi hàng loạt khách hàng gửi tiền ồ ạt rút tiền hoặc chuyển sang ngân hàng khác tạo ra một sự mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng và khủng hoảng đã xảy ra.

Cuộc khủng hoảng xảy ra tại một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đã gây ra những tổn thất vơ cùng to lớn, Và chính sự phát triển cao của thị trường tài chính ngân hàng tại Mỹ đã khiến cho hầu như mọi cá nhân, tổ chức đều phụ thuộc vào ngân hàng nên khi nó bị đỗ vỡ, mất khả năng thanh khoản và dẫn đến phá sản thì nó đã gây ra một cú sốc mạnh, ảnh hưởng sâu sắc và gây ra khủng hoảng kinh tế và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Hoạt động tiêu dùng giảm rõ rệt, sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, dịch vụ và du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank trong việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng: vay tiêu dùng:

Lý do của cuộc khủng hoảng là thất bại của thị trường, thất bại của cơ quan quản lý và thất bại của cơ quan giám sát. Cụ thể:

nghiêm trọng, tuy nhiên nhìn sâu vào nội dung bên trong ta nhận thấy cơ chế thị trường bị tê liệt có sự góp phần lớn từ sự chống lưng của chính phủ Mỹ cho những mục đích chính trị.

2. Các khoản cho vay bởi các ngân hàng không được quản lý chặt chẽ, các tiêu chuẩn cho vay quá thấp, những khoản thu nhập của người đi vay được ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng khơng được xác nhận, người đi vay đã quá hy vọng vào giá bất động sản lên cao. Ngân hàng cho vay tập trung vào nhận thế chấp tài sản mà không chú ý tới khả năng trả nợ, hệ số tín nhiệm khách hàng khơng hợp lý nhưng ngân hàng vẫn xem là động lực chính cho hoạt động kinh doanh. Ngân hàng quá tin vào các cơ quan xếp hạng tín nhiêm độc lập. Sự thiếu đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng.

3. Khơng có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan giám sát đối với hệ thống quản trị rủi ro các ngân hàng và những yếu kém nhất định của một bộ phận cơ quan giám sát không được khắc phục.

Bài học lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tại Mỹ và lan ra tồn cầu đó là:

- Chính phủ và NHNN cần tăng cường giám sát tài chính đối với các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường tài chính, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như: khn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, định mức tín nhiệm, sàn giao dịch chứng khốn. Sự phân cơng phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính.

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần thực hiện tốt vai trị của mình để tạo được niềm tin trong dân chúng đối với hệ thống ngân hàng. Đó là bộ phận quan trọng trong việc giám sát thị trường tài chính quốc gia.

- Thơng tin và sự minh bạch về tài chính, ngân hàng và các tổ chức tài chính phải được quan tâm đặc biệt, qua đó nhà nước và công chúng thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm.

- Các NHTM phải tăng cường sự kiểm sốt rủi ro trong hệ thống ngân hàng của mình. Hiện nay, các NHTM Việt Nam hiện đã có hệ thống quản lý rủi ro nhưng chưa thật sự đóng vai trị là nền tảng căn bản của quá trình hoạt động. Đội ngũ nhân viên, năng lực quản lý rủi ro, hệ thống đánh giá thẩm định còn đang trong quá trình phát triển. Giới quản lý và các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen với khái niệm phá sản, sát nhập ngân hàng, các ngân hàng nhỏ đã có những dấu hiệu cho thấy có những thời điểm khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

- Các NHTM phải định hướng lại chiến lược đầu tư, cơ cấu lại danh mục đầu tư. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực hoặc một ngành nghề cụ thể mà phải đa dạng hóa các đối tượng cho vay, ngành nghề cho vay. Thực hiện đúng các quy trình tín dụng kể cả trong giai đoạn mà nhà nước đang tích cực triển khai những giải pháp kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng thông qua hệ thống NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương này, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các sản phẩm tín dụng của NHTM, đặc biệt là cơ sở lý luận về chất lượng cho vay tiêu dùng của các NHTM. Thêm vào đó luận văn đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM và giới thiệu các mơ hình đo lường chất lượng cho vay tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng và rút ra bài học cho thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007.

Cơ sở lý luận trình bày chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)