Đặc điểm vị trí địa lý và tình hình KTXH TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 36 - 40)

1.3.1 .Nhóm nhân tố thuộc về bản thân NHTM

2.1 Đặc điểm vị trí địa lý và tình hình KTXH TP.HCM

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý tại TPHCM

Là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. TPHCM cách biển Đông khoảng 50 km, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/ năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km. TP.HCM có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, nằm giữa vùng Nam Bộ giàu có và nhiều tiềm năng, nơi đây được xem là vùng “đất lành chim đậu”. Diện tích tự nhiên là của TP.HCM là

2.095.239 km2. Dân số thành phố đến nay khoảng hơn 7 triệu người. Mật độ bình quân

trên 3.400 người/km2. Con người thành phố ln thể hiện tính năng động sáng tạo, nhạy

bén với kỹ thuật và công nghệ mới, tay nghề khá, có khả năng nhanh chóng thích nghi và hội nhập vào điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. Với dân số trẻ, lối sống hiện đại dùng trước trả sau đang tăng rất nhanh tại TPHCM. Lực lượng khoa học kỹ thuật của thành phố khá đông đảo, đa dạng về nguồn đào tạo và ngành nghề, lực lượng này có quan hệ rộng rãi với giới khoa học ở nước ngồi.

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội TPHCM năm 2010

Trong năm 2010, kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá, lạm phát tăng cao; thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, tàn dư của khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu GDP năm 2010 của thành phố đạt 418.053 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2009. Vượt mức kế hoạch đề ra là 10%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 609.268 tỷ đồng, tăng

14,2% so với năm 2009. Có 23/27 ngành sản xuất tăng trưởng so với năm 2009, trong đó có 10 ngành tăng cao hơn mức tăng chung.

Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 9,58%, nhóm hàng tăng mạnh nhất là may mặc, mũ nón giày dép với 3,17%. Tiếp đến là nhóm nhà ở điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,50% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,37%. Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao là do thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, chi phí đầu vào cho sản phẩm tăng; nhu cầu tiêu dùng theo mùa vụ (phục vụ lễ tết) cũng đã làm tăng giá 1 số nhóm hàng.

Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 167.506 tỷ đồng, bằng 115,4% dự toán So với năm 2009, tổng thu ngân sách Nhà nước cả năm trên địa bàn bằng 23,7%. Tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 33.699 tỷ đồng, vượt dự toán 11,7%, giảm 18% so cùng kỳ.

Tăng trưởng tín dụng ước đạt 16,6%, huy động vốn tăng 27%. Tổng dư nợ tín dụng đến tháng 12 của TPHCM ước đạt 699,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2009 và tăng 16,6% so đầu năm. Mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nước (27,6% - sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng). Vốn huy động trên địa bàn thành phố 12 tháng ước đạt 766,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm 2009, tăng 27% so đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (24,5% - sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng).

Tỷ lệ thất nghiệp là 5,1%, liên tục giảm từ năm 2007 đến nay. Dân số TPHCM năm 2010 là gần 7,44 triệu người (số liệu đăng ký cư trú), tăng 3,1% so 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động lại giảm 0,24%. Như vậy, từ 2007 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp tại TPHCM liên tục giảm. Năm 2007 là 5,5%, 2008 là 5,4%, 2009 là 5,3% và 2010 là 5,1%. Năm 2010, thành phố đã giới thiệu việc làm cho

291.600 người, trong đó có 127.900 chỗ làm mới, tăng 2,4% so 2009. Các chỉ tiêu này năm 2009 lần lượt là 289.600 người và 124.900 chỗ làm mới, tăng 3,7% so 2008.

Với sự tăng trưởng khả quan trên các lĩnh vực trong năm 2010, sang năm 2011, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 12%, hoàn thành kế hoạch thu ngân sách là 175.000 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt trên 3.100 USD/người, xuất khẩu tăng 9%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 200.000 tỷ đồng.

2.1.3 Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến vay tiêu dùng tại TPHCM

Việt nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao, mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đã cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Ngoài ra Việt Nam cũng đang đối mặt với một loạt các vấn đề vĩ mô khác như thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi tỷ lệ cho vay so với huy động của tồn hệ thống tính đến tháng 3/2011, theo số liệu của ADB, đạt gần 106% (cao thứ 2 trong khu vực, sau Hàn Quốc). Bội chi ngân sách tính đến hết tháng 7 cũng lên tới 8%, cao nhất trong khu vực. Việt Nam cũng được Ngân hàng phát triển châu Á xác định là nước có dự trữ ngoại hối thấp nhất khu vực Đông Á khi chỉ đáp ứng được 1,6 tháng nhập khẩu. Theo số liệu thương mại 7 tháng đầu năm, con số này tương đương hơn 13 tỷ USD. Do dự trữ ngoại hối thấp, cộng với thâm hụt thương mại cao, Việt Nam đã phải điều chỉnh giảm 9,3% giá trị tiền đồng so với đôla Mỹ và là một trong số ít những đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD. Đầu năm 2011 chính phủ đã ra nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi ngân sách nhà nước trong đó đề cập đến việc kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp,

nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Tăng thu và giảm chi ngân sách.

Dưới tác động của tình hình kinh tế vĩ mơ và nghị quyết 11 của chính phủ, thị trường cho vay tiêu dùng tại TPHCM bị ảnh hưởng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính đến ngày đầu tháng 5/2011 dư nợ cho vay phi sản xuất trên địa bàn khoảng 138.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay bất động sản: 97.000 tỉ đồng, cho vay tiêu dùng: 34.000 tỉ đồng, cho vay chứng khoán: 7.000 tỉ đồng. So với cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: 7,4%, cho vay chứng khoán giảm 2,8%, trong khi cho vay bất động sản giảm 1,3%.

Tín dụng trong tháng 4 đầu năm 2011 tại địa bàn TP.HCM chỉ tăng gần 2.200 tỉ đồng do lãi suất cho vay quá cao (có ngân hàng lãi suất cho vay gần 26%) và các ngân hàng đang tích cực thu nợ với các khoản cho vay phi sản xuất để về đích đúng hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Huy động vốn VND của các ngân hàng tiếp tục sụt giảm dù lãi suất huy động VND tại nhiều ngân hàng đã vượt xa mức trần. So với cuối năm 2010, huy động vốn VND trên địa bàn TP.HCM giảm gần 7%, chỉ đạt 572.148 tỉ đồng. Huy động ngoại tệ cũng chững lại sau khi Ngân hàng Nhà nước ấn định trần lãi suất ngoại tệ cao nhất còn 3%/năm. Huy động vốn ngoại tệ chỉ tăng 0,06%, tương đương khoảng 100 tỉ đồng.

2.1.4 Văn hóa tiêu dùng của người dân TPHCM

Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, người dân thành phố được xem là độc lập trong mua sắm. Họ thường quyết định mua sản phẩm từ ấn tượng đầu tiên và thường quyết định mua món hàng rất nhanh, họ sẽ mua cái họ cần vào lúc đó mà khơng bị tác động nhiều bởi ý kiến của người khác, cũng không ngại giá cả.

nhiên ưu đãi, nên một phần lớn người dân thành phố có phong cách dùng trước trả sau và rất thoải mái trong tiêu dùng nên họ sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, nên có câu: “..người Sài Gòn

kiếm được 10 đồng nhưng chi tiêu tới 11 đồng”. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho việc

mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại TPHCM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)