Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 65 - 68)

1.3.1 .Nhóm nhân tố thuộc về bản thân NHTM

2.7 Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM

2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Mơi trường kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động, ảnh hưởng xấu đến chất lượng

cho vay tiêu dùng: Do tình hình lạm phát, giá cả leo thang và chính sách thắt chặt cho vay tiêu dùng (nghị quyết 11) trong giai đoạn hiện tại cũng là nguyên nhân làm cho khách hàng rất khó khăn tiếp cận với cho vay tiêu dùng.

- Mơi trường pháp luật: Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp

luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng

thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng cịn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

- Tài sản thế chấp: Cũng như các NH khác, Agribank TPHCM rất chú trọng tới tài sản thế chấp vì muốn bảo tồn vốn của mình khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cần quán triệt rõ rằng tài sản thế chấp là phương án thu nợ cuối cùng khi khách hàng mất khả năng thanh tốn. Hầu hết các món nợ xấu đều do Ngân hàng đưa tài sản thế chấp lên hàng đầu, đây là vấn đề mà CBTD cần nhận thức rõ để tránh lơ là trong qui trình xét tín dụng dù khách hàng có tài sản thế chấp có giá trị.

- Chưa tương xứng so với nhu cầu của khách hàng và tiềm năng phát triển: Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.

- Giải ngân bằng tiền mặt, hoặc thông qua tài khoản cá nhân: dẫn đến khó

quản lí được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, Agribank TPHCM chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và việc mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng sẽ gặp khó khăn như: cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,…. Việc chưa thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng một phần do Agribank TPHCM chưa có hướng dẫn một cách cụ thể tới khách hàng, một phần cũng là do tâm lý chung của khách hàng là ngại đến ngân hàng vì các khoản vay thường khơng lớn lắm, họ có thể sử dụng ngay vào mục đích vay vốn.

- Thiếu ý thức hợp tác và không trung thực của người vay vốn: Đối tượng

vay vốn chủ yếu là công nhân viên, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội. Đó là những người có thu nhập ổn định, có sự bảo lãnh của giám đốc, đại diện cơng đồn và nguồn trả nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ quá hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, với đối tượng này cũng nảy sinh một số vấn đề như:

+ Do sự cả nể và thiếu trách nhiệm, một số cơ quan đã ký xác nhận cho nhân viên vay tiền ở nhiều TCTD khác nhau nhưng nguồn lương để trả nợ chỉ có một, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng đối với Agribank TPHCM.

+ Một số trường hợp sau khi vay tiền đã chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ địa phương này sang địa phương khác nhưng cơ quan không thông báo cho Agribank TPHCM hoặc thông báo không kịp thời việc cán bộ nhân viên chuyển công tác hoặc thơi việc, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của Agribank TPHCM.

+ Số tiền trả nợ mỗi lần không lớn, một số khách hàng chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý coi việc để quá hạn vài tuần là chuyện bình thường hoặc do bận đi học, cơng tác xa, gia đình gặp khó khăn mà khơng trả nợ vay cho Agribank TPHCM đúng hạn.

+ Việc quản lí cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM có nhiều khó khăn khi khoản vay có bảo đảm bằng tiền lương. Nguyên nhân là một số cơ quan quản lí lao động xác nhận cho cán bộ, nhân viên của mình vay vốn cùng một lúc ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Nhiều trường hợp, khoản vay được xác nhận bảo lãnh khoản vay bởi giám đốc, nhưng Agribank TPHCM gặp rất nhiều khó khăn nếu cơ quan, người trả thay khơng có thiện chí trả nợ. Một số cơ quan, dù đã kí thoả thuận trích một phần lương cán bộ, công nhân viên vay vốn để trả nợ vay của cá nhân đó, nhưng khơng thực hiện

+ Đối tượng nhân dân vay vốn: Chưa được khai thác tốt, đây là đối tượng cũng có khả năng và nhu cầu cao nhưng do khó xác định thơng tin về nguồn trả nợ nên chưa có hình thức nào khơi dậy tiềm năng nên hoạt động cho vay còn khiêm tốn.

+ Đối tượng sinh viên vay vốn: Dù tỷ lệ cho vay tiêu dùng đối với đối tượng này chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng đây là đối tượng có mức rủi ro cao, tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao. Nhiều trường hợp sau khi ra trường, học sinh, sinh viên về q khơng tìm được địa chỉ, có trường hợp ra trường khơng xin được việc làm nên khơng có khả năng trả nợ. Vẫn còn nhiều sinh viên khi vay vốn cho rằng đây là khoản trợ cấp của Nhà nước cho sinh viên nên không ý thức trả nợ.

- Rủi ro thanh khoản: Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng có kỳ hạn dài, đặc biệt đối với các khoản cho vay để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ 3 - 10 năm, trong khi nguồn vốn huy động phần lớn là ngắn hạn có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Mức cho vay và thời hạn cho vay tại Agribank TPHCM nhiều lúc không được xác định phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguyên nhân từ cả phía khách hàng lẫn phía Agribank TPHCM. Về phía khách hàng, nhiều trường hợp khơng chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn. Trong điều kiện khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Agribank TPHCM hạn chế như hiện nay, thì hoạt động cho vay tiêu dùng tiềm ẩn rủi ro thanh khoản.

- Quy trình tín dụng: cịn chưa chặt chẽ, hoạt động đánh giá và xếp hạng tín dụng cá nhân có biểu hiện hình thức, và khơng đáng tin cậy để xếp hạng tín dụng do thơng tin khách hàng cung cấp khó kiểm chứng hoặc khơng kiểm chứng được. Sau khi giải ngân, hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, đánh giá lại khách hàng cịn hình thức. Đây là ngun nhân lớn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại agribank TPHCM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)