Một số yếu tố khác:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 40)

Một số yếu tố khác không kém phần quan trọng cho sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh là: uy tín, quy mơ vốn, mạng lưới chi nhánh, ngân hàng đại lý, chính sách phát triển… Bảo lãnh ngân hàng được xem là hình thức tín dụng chữ ký, vì vậy uy tín

là rất quan trọng trong nghiệp vụ này. Quy mô vốn của ngân hàng cũng tạo được niềm tin cho KH, mặc khác để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM, NHNN giới hạn tỷ lệ bảo lãnh của một KH so với quy mơ vốn. Do đó quy mơ vốn của ngân hàng cũng tác động đến nghiệp vụ này.

Cùng với đó là mạng lưới chi nhánh, hệ thống ngân hàng đại lý ảnh hưởng đến khả năng hợp tác trong giao dịch quốc tế cũng như đánh giá vị thế, năng lực của ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh, đại lý rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, phối hợp kiểm tra giám sát, thanh toán và hợp tác quốc tế, giúp hỗ trợ phát triển bảo lãnh ngân hàng. Ngồi ra chính sách phát triển đưa ra định hướng, chiến lược quảng bá, cung cấp sản phẩm mới cũng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

1.2.2.2 Nhân tố khách quan:a. Môi trường kinh tế vĩ mô: a. Môi trường kinh tế vĩ mô:

Môi trường kinh tế của một quốc gia ổn định là điều kiện tiên quyết đầu tiên khi lựa chọn đối tác kinh doanh. Đối với bảo lãnh ngân hàng với chức năng là cơng cụ đảm bảo thì nhân tố này càng trở nên quan trọng, không ai muốn nhận một bảo lãnh của ngân hàng mà đất nước họ không ổn định để khi phát sinh nhu cầu thanh tốn thì rủi ro khơng nhận được thanh tốn cao do chính sách thay đổi.Vì vậy mơi trường kinh doanh, tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển trong đó có hoạt động của ngân hàng và nghiệp vụ bảo lãnh và ngược lại.

b. Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định chặt chẽ, đồng bộ là điều kiện cần thiết cho các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tránh được những rủi ro khơng đáng có, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

1.2.3 Các chỉ tiêuđánh giá tình hình hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh

1.2.3.1 Một số chỉ tiêu định lượng

a. Dư nợ bảo lãnh:

Là tổng trị giá các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, sự tăng lên hay giảm đi của chỉ tiêu này cho thấy sự tăng hoặc giảm hoạt động bảo lãnh so với thời điểm so sánh. Dư nợ bảo lãnh được xác định bằng công thức sau:

Dư nợ bảo lãnh tại thời điểm x =∑ aix

Trong đó: a là trị giá khoản bảo lãnh i số thứ tự khoản bảo lãnh

n là số khoản bảo lãnh tại thời điểm x

b. Doanh số bảo lãnh:

Là tổng trị giá các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ, phản ánh quy mơ hoạt động bảo lãnh trong một thời kỳ nhất định. Công thức xác định chỉ tiên này thể hiện như sau:

Doanh số bảo lãnh =∑ ai (x -> y)

Trong đó: a là trị giá khoản bảo lãnh i số thứ tự khoản bảo lãnh

p là số khoản bảo lãnh trong thời kỳ từthời điểm x đếnthời điểm y

c. Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh:

Khi KH sử dụng dịch vụ bảo lãnh phải trả phí dịch vụ cho ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nằm trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng. Các ngân hàng đều muốn nguồn thu ngoài lãi vay - hoạt động tín dụng truyền thống - tăng lên do chi phí vốn thấp hơn. Vì vậy bên cạnh việc phản ánh tình hoạt nghiệp vụ bảo lãnh, nó cịn phản ánh chính sách phí của ngân hàng đối vớiKH.

i = 1 n

i = 1 p

Tuy nhiên để có sự đánh giá một cách toàn diện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng, cần kết hợp các chỉ tiêu trên trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như:

Thông qua ba chỉ tiêu này phản ánh mức đóng góp của nghiệp vụ bảo lãnh trong doanh thu dịch vụ, thu phi tín dụng (thu ngồi lãi vay) và tổng doanh thu nhập của ngân hàng là bao nhiêu, từ đó đánh giá quy mô, hiệu quả của nghiệp vụ này tại NHTM.

d. Số dư tài khoản ký quỹ bảo lãnh:

Thểhiện tổng số tiền KH ký quỹ để mở bảo lãnh tại ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này rất được các ngân hàng quan tâm vì ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này như là nguồn tiền gửi có kỳ hạn (thường bằng với thời hạn chứng thư

Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh trong thu dịch vụ

=

Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh

Thu dịch vụ

Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh trong thu phi tín

dụng

=

Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh Thu phi tín dụng Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh trong tổng thu nhập =

Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh

bảo lãnh) với chi phí rất thấp (có thể bằng 0 hoặc bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Chỉ tiêu này lớn thể hiện mức độ an toàn hơn trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng do nghĩa vụ thanh toán cho bảo lãnh của ngân hàng được đảm bảo tương ứng bằng tiền có tính thanh khoản cao.

e. Dư nợ bảo lãnh q hạn:

Là tổng trị giá các khoản bảo lãnh quá hạn (gồmkhoản cam kết bảo lãnh nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) tại một thời điểm. Đây là tổng số tiền mà ngân hàng đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh tại thời điểm báo cáo, tức là thực hiện nghĩa vụ thay choKH của mình. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh, các ngân hàng thưởng kiểm soát chỉ tiêu này ở mức thấp và khi dư nợ bảo lãnh quá hạn tăng, ngân hàng phải xem xét lại công tác thẩm định cũng như cho thấy rủi ro và nguy cơ tổn thất cho ngân hàng là rất lớn. Dư nợ bảo lãnh quá hạn được xác định theo công thức:

Dư nợ bảo lãnh quá hạn tại thời điểm x =∑ bjx

Trong đó: b là trị giá khoản bảo lãnh quá hạn j số thứ tự khoản bảo lãnh quá hạn m là số khoản bảo lãnh tại thời điểm x

f. Doanh số bảo lãnh quá hạn:

Là tổng trị giá các khoản bảo lãnh quá hạn (gồm khoản cam kết bảo lãnh nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) tại một thời thời kỳ, phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong thời kỳ này. Cơng thức tính doanh số bảo lảnh q hạn như sau:

Doanh số bảo lãnh quá hạn =∑ bj (x -> y)

Trong đó: b là trị giá khoản bảo lãnh quá hạn j số thứ tự khoản bảo lãnh quá hạn

m là số khoản bảo lãnh tại thờikỳ từ thời điểm x đến thời điểm y j = 1

m

j = 1 q

1.2.3.2 Một số chỉ tiêu định tính

a. Sự đa dạng sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng:

Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày nay đối tác kinh doanh đã vượt ra khỏi địa phương, quốc gia và quốc tế; quy mô hoạt động lớn hơn rất nhiều. Vì vậy việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng – vốn là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được sử dụng phổ biến để giúp các bên tìm kiếm đối tác dể dàng hơn và hạn chế được rủi ro do thơng tin bất cân xứng… Đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng phải luôn cập nhật, bắt kịp nhu cầu KH để đưa ra danh mục các sản phẩm bảo lãnhđa dạng cung cấp cho họ.

Bảo lãnh ngân hàng đem lại nguồn thu phí, nguồn tiền gửi ký quỹ, khả năng bán chéo sản phẩm khác… Vì vậy nếu ngân hàng chủ trương đẩy mạnh nghiệp vụ này thì danh mục sản phẩm ngày càng phong phú, hình thức đảm bảo đa dạng, linh hoạt kể cả hình thức tín chấp cũng được áp dụng nhiều để hướng tới nhiều đối tượng KH, phát triển mạnh nghiệp vụ bảo lãnh. Ngược lại nếu ngân hàng nào ít quan tâm đến nghiệp vụ này thì các sản phẩm về nó sẽ sơ sài nghèo nàn, đối tượng khách hàng hạn chế, hình thức đảm bảo của bảo lãnh cứng nhắc.

b. Tính hợp lý của quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh thơng thường gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.5: Sơ dồ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Khi quy trình nghiệp vụ được thiết kế hợp lý sẽ rút ngắn thời gian phát hành thư bảo lãnh,đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định và xét duyệt Không đạt Đạt Thông báo, trả hồ sơ cho KH khkhách hàng Quản lý, theo dõi Ký kết hợp đồng, phát hành thư bảo lãnh

1.2.4 Các rủi ro của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là một cơng cụ đảm bảo nhưng bản thân nó vẫn chứa đựng những rủi ro nội tại như sau:

1.2.4.1 Rủi ro bất khả kháng:

Đó là những rủi ro về chiến tranh, cách mạng hay thiên tai. Những rủi ro này làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng nên theo thơng lệ quốc tế thì ngân hàng sẽ khơng thanh tốn cho các bảo lãnh hết hiệu lực giữa lúc hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn (điều 36 UCP 600).

1.2.4.2 Rủi ro của quốc gia của người phát hành:

Là rủi ro phát sinh khi pháp luật của nước của ngân hàng phát hành ban hành những chính sách, quy định về ngoại giao thương mại, quản lý tiền tệ… tạo nên những biến cố gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh.

1.2.4.3 Rủi ro xuất phát từ các chủ thể tham gia bảo lãnh:a. Rủi ro từ người phát hành: a. Rủi ro từ người phát hành:

Là rủi ro phát sinh khi ngân hàng phát hành - người chịu trách nhiệm thanh toán thư bảo lãnh mất khả năng thanh tốn, hoặc khi ngân hàng này khơng tinh thơng những tập quán thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh thấp hay uy tín tiếng tăm của ngân hàng phát hành trong nước và quốc tế yếu.

Cả bên được bảo lãnh và nhận bảo lãnh đều quan tâm đến rủi ro về ngân hàng phát hành. Bên được bảo lãnh muốn bảo lãnh do ngân hàng mình phát hành sẽ được đối tác chấp nhận còn bên nhận bảo lãnh mong muốn thư bảo lãnh mình đang có đảm bảo an tồn về khả năng thanh tốn của ngân hàng phát hành, thời gian địa điểm xuất trình chứng từ là có thể thực hiện được. Ngồi ra bảo lãnh còn được điều chỉnh bởi tập quán thương mại quốc tế, đòi hỏi ngân hàng phát hành là người cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng và là người thay mặt cho bên yêu cầu phát hành phải tinh thông những quy định này để khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì vấn đề sẽ được phán xét theo những quy tắc thống nhất. Vì vậy để hạn chế rủi ro này các bên trong giao dịch

bảo lãnh sẽ chọn những ngân hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính, có quan hệ đại lý rộng khắp… có thể thơng qua ngân hàng của mìnhđể tìm hiểu ngân hàng phát hành.

b. Rủi ro từ bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:

Rủiro bắt nguồn từ những chủ thể này thường là các rủi ro liên quan đến gian lận, lừa đảo, giả mạo, cụ thể thường có các dạng sau:

b1. Rủi ro do gian lận: là việc bên nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) lập chứng từ

khống, không đúng thực tế, sửa chữa các số liệu cho phù hợp chứng từ để địi bồi hồn vượt q tổn thất của vi phạm

b2. Rủi ro do lừa đảo và giả mạo (rủi ro này có thể xuất phát từ bên nhận bảo

lãnh hoặc bên được bảo lãnh): trong bảo lãnh ngân hàng lừa đảo và giả mạo thường đi

liền với nhau và thường gây hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp:  Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh của ngân hàng, sau đó lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác để lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

 Lập hợp đồng giả để ngân hàng phát hành bảo lãnh và dùng uy tín từ bảo lãnh ngân hàng đó để nhượng lại quyền thực hiện hợp đồng cho đối tác khác và trục lợi.

 Giả mạo một chứng thư bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn, uy tín trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác (thường là ngân hàng nhỏ, địa bàn xa) hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng thư dự phịng của ngân hàng. Từ đó dùng cơng cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế khơng phát sinh khoản tín dụng nào.

 Dùng các kỹ xảo tinh vi để làm giả chữ ký phát hành một cam kết bảo lãnh ngân hàng giả hoặc thay đổi một số chi tiết quan trọng (như số tiền,thời hạn hiệu lực…) trên một cam kết bảo lãnh thật của ngân hàng

1.2.4.4 Các rủi ro về chứng từ:

Là rủi ro phát sinh thuộc về chứng từ như chứng thư bảo lãnh khơng có hiệu lực do người khơng có (hoặc khơng đúng) thẩm quyền ký, việc lập các chứng từ phù hợp đề yêu cầu thanh toán là không thực hiện được hoặc không thể xuất trình trước ngày hết hiệu lực của thư bảo lãnh, lỗi chính tả trong câu chữ làm các điều kiện thanh toán của chứng thư bị hiểu sai…

Xem một số ví dụ về rủi rocủabảo lãnh ngân hàng tại Phụ Lục 1

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO

LÃNH TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG:

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Với vai trị và lợi ích kinh tế mà nó mang lại, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được các doanh nghiệp, cá nhân chú trọng sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu đó, các ngân hàng cả trong nước và ngân hàng nước ngoài,chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều tích cực thu hút và mở rộng thị trường trong mảng nghiệp vụ bảo lãnh tạo nên sự canh tranh gây gắt. Do vậy việc học hỏi vận dụng những kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn như VCB, Vietinbank, HSBC, City Bank…để phát triển nghiệp vụ này là rất cần thiết. Đề tài xin đề cập một số kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh từ các đại diện này như sau:

Nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng nàyđược chun mơn hóa, do Phịng Bảo lãnh/Phịng Thanh Tốn Xuất Nhập Khầu thực hiện. Vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh được vận dụng thuần thục, chuyên nghiệp cao dựa trên cở sở pháp lý trong nước và các chuẩn mực quốc tế. Mặt khác các ngân hàng như HSBC, Citybank còn có bộ phận chuyên trách hỗ trợ pháp luật riêng trong nghiệp vụ bảo lãnh, cũng như có sự phân định rõ ràng trong quản trị điều hành từ ngân hàng mẹ, hội sở chính,chi nhánh khu vực, chi nhánh phụ…. để tạo sự chủ động nhanh chóng trong cung cấp dịch vụ.

Sản phẩm bảo lãnh đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngồi ra các ngân hàng (ví dụ HSBC) chú trọng phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng của họ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có các chỉ tiêu về phí, tài sản đảm bảo... phù hợp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thơng tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón khách hàng bằng việc tiếp thị bán chéo sản phẩm, cung cấp trọn gói các dịch vụ theo nhu cầu khách hàng,gia tăng lợi ích, ưu đãi từdịch vụtiền gửi, thanh toán, cho vayđến phát hành bảo lãnh.

Dù là những ngân hàng đứng hàng đầu trên thị trường nhưng các ngân hàng này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)