Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, theo đó mức vốn pháp định của NHTM đến 2010 là 3000 tỷ. Và công văn số 3417/NHNN-TTGSNH của NHNN về việc thực hiện nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính Phủ vừa được ban hành ngày 10/05/2010, NHNN yêu cầu các ngân hàng đã khơng trình hồ sơ xin tăng vốn hoặc khơng được chấp thuận tăng vốn (để đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141), thì chậm nhất ngày 30/9/2010 ngân hàng phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình theo luật định (bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể...) trình NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
Vì vậy nếu thực hiện đúng kế hoạch tăng vốn thì vốn điều lệ của HDBank cuối năm 2010 là 3000 tỷ đồng, và như vậy thì HDBank chỉ mới đạt được quy mô vốn tối thiểu để tồn tại mà không bị sáp nhập mà thôi. Điều này hạn chế khả năng cấp tín dụng cho KH, vì quy định trong quy chế bảo lãnh là tổng dư nợ vay và bảo lãnh cho một KH tối đa 25% vốn tự có (vốn tự có bằng vốn điều lệ các vốn khác coi nh ư tự có nhưng nó chiếm phần quan trong trong vốn tự có tức là vốn điều lệ thấp là vốn tự có thấp). Vì thế nếu nhu cầu của KH lớn hơn HDBank phải tìmđối tác hợp vốn, đây thực sự là một khó khăn cho HDBank.
Ngồi ra quy mơ vốn cịnảnh hưởng đến khả năng huy động (tối đa 20 lần vốn tự có), phản ánh tiềm lực tài chính yếu, gây hạn chế cho phát triển nghiệp vụ bảo lãnh – hình thức tín dụng chữ ký – nếu bên nhận bảo lãnh đánh giá tiềm lực tài chính của HDBank yếu họ sẽ khơng nhận bảo lãnh mà HDBank phát hành vì sợ rủi ro thanh toán cho họ.