Bước 4 Quản lý, theo dõi bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 71 - 72)

Trong suốt thời gian còn hiệu lực của bảo lãnh, CVQHKH có trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của KH, kịp thời phát hiện những biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, xem xét khả năng thực hiện các nghĩa vụ mà HDBank đã thực hiện bảo lãnh, ví dụ: Xem xét tình hình xét thầu, tiến độ - khả năng thực hiện hợp đồng, tình hình tài chính cơng nợ để đủ nguồn thanh toán ... để tránh việc HDBank phải thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh. Đồng thời thực hiện các yêu cầu gia hạn, sửa đổi, hủy trước hạn bảo lãnh như sau:

d1. Gia hạn hiệu lực - Sửa đổi - Huỷ bảo lãnh: Trường hợp KH muốn gia hạn, sửa đổi hoặc huỷ Thư bảo lãnh đã phát hành, KH cần gửi công văn đề nghị kèm theo hồ sơ chứng minh nhu cầu gia hạn hiệu lực hoặc sửa đổi hoặc huỷ Thư bảo lãnh gửi HDBank trước ngày hết hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh. Sauđó CVQHKH lập tờ trình gia hạn/sửa đổi/huỷ bảo lãnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi tờ trìnhđãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt,CVQHKH chuyển tờ trình này cho CVQL&HTTD để soạn văn bản gia hạn/sửa đổi/huỷ bảo lãnh và phụ lục Hợp đồng cấp bảo lãnh (nếu có) trình cấp có thầm quyền ký .

CVQL&HTTD thực hiện hạch toán gia hạn/sửa đổi/giải tỏa bảo lãnh, ký quỹ bảo lãnh bổ sung (nếu có) đồng thời kết hợp với Bộ phận KTGD & KQ thu phí gia hạn/sửa đổi bảo lãnh.

Sau khi đã hạch toán gia hạn/sửa đổi/giải toả xong, CVQHKH chuyển văn bản gia hạn/sửa đổi bảo lãnh cho KH.

d2. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: CVQL&HTTD kiểm tra các tài liệu mà bên

nhận bảo lãnh cung cấp, nếu phù hợp với phạm vi bảo lãnh đã nêu trong Thư bảo lãnh và có đủ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì báo cáo với lãnhđạo đơn vị yêu cầu các bộ phận liên quan làm việc với KH để phối hợp giải quyết. Trường hợp HDBank phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh thì CVQHKH, CVQL&HTTD thực hiện như sau:

Lập tờ trình báo cáo và đề nghị Trưởng/phó đơn vị kinh doanh phê duyệt việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Thông báo cho KH kèm theo các tài liệu liên quan, yêu cầu KH nộp tiền hoặc thực hiện các thủ tục nhận nợ vay bắt buộc đối với số tiền mà HDBank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Phối hợp với bộ phận KTGD & KQ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhđồng thời nhập liệu, hạch toán ghi nợ cho KH số tiền mà HDBank đã trả thay; Thực hiện các công việc của quản lý khoản vay bắt buộc.

d3. Giải toả bảo lãnh: Trường hợp giải toả trước hạn, KH lập đề nghị giải toả kèm theo các giấy tờ chứng minh cho việc giải tỏa thư bảo lãnh trước hạn.

CVQHKH kiểm tra lại hồ sơ và các tài liệu liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì lập tờ trình giải tỏa bảo lãnh trước hạn cho KH trình cấp có thầm quyền phê duyệt. Sau đó chuyển tờ trình này cho CV QL&HTTD để tất toán bảo lãnh trước hạn trên hệ thống Symbols, giải toả tiền ký quỹ, xuất kho tài sản đảm bảo trả KH, đóng dấu hết hiệu lực bản gốc Thư bảo lãnh và lưu hồ sơ bảo lãnh

CV QL&HTTD có trách nhiệm theo dõi hiệu lực của thư bảo lãnh. Khi thư bảo lãnh hết hạn hiệu lực, sau một ngày thì hệ thống Symbols tự động tất tốn và chuyển tiền từ tài khoản ký quỹ của KH sang tài khoản tiền gửi của KH, CVQL & HTTD tiến hành xuất kho tài sản đảm bảo trả KH và lưu hồ sơ bảo lãnh.

2.2.2.7 Phân tích kết quả hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)