Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh thơng thường gồm các bước sau:
Sơ đồ 1.5: Sơ dồ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh
Khi quy trình nghiệp vụ được thiết kế hợp lý sẽ rút ngắn thời gian phát hành thư bảo lãnh,đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định và xét duyệt Không đạt Đạt Thông báo, trả hồ sơ cho KH khkhách hàng Quản lý, theo dõi Ký kết hợp đồng, phát hành thư bảo lãnh
1.2.4 Các rủi ro của bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là một cơng cụ đảm bảo nhưng bản thân nó vẫn chứa đựng những rủi ro nội tại như sau:
1.2.4.1 Rủi ro bất khả kháng:
Đó là những rủi ro về chiến tranh, cách mạng hay thiên tai. Những rủi ro này làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng nên theo thơng lệ quốc tế thì ngân hàng sẽ khơng thanh tốn cho các bảo lãnh hết hiệu lực giữa lúc hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn (điều 36 UCP 600).
1.2.4.2 Rủi ro của quốc gia của người phát hành:
Là rủi ro phát sinh khi pháp luật của nước của ngân hàng phát hành ban hành những chính sách, quy định về ngoại giao thương mại, quản lý tiền tệ… tạo nên những biến cố gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh.
1.2.4.3 Rủi ro xuất phát từ các chủ thể tham gia bảo lãnh:a. Rủi ro từ người phát hành: a. Rủi ro từ người phát hành:
Là rủi ro phát sinh khi ngân hàng phát hành - người chịu trách nhiệm thanh toán thư bảo lãnh mất khả năng thanh toán, hoặc khi ngân hàng này không tinh thông những tập quán thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh thấp hay uy tín tiếng tăm của ngân hàng phát hành trong nước và quốc tế yếu.
Cả bên được bảo lãnh và nhận bảo lãnh đều quan tâm đến rủi ro về ngân hàng phát hành. Bên được bảo lãnh muốn bảo lãnh do ngân hàng mình phát hành sẽ được đối tác chấp nhận còn bên nhận bảo lãnh mong muốn thư bảo lãnh mình đang có đảm bảo an tồn về khả năng thanh tốn của ngân hàng phát hành, thời gian địa điểm xuất trình chứng từ là có thể thực hiện được. Ngồi ra bảo lãnh cịn được điều chỉnh bởi tập quán thương mại quốc tế, đòi hỏi ngân hàng phát hành là người cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng và là người thay mặt cho bên yêu cầu phát hành phải tinh thông những quy định này để khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì vấn đề sẽ được phán xét theo những quy tắc thống nhất. Vì vậy để hạn chế rủi ro này các bên trong giao dịch
bảo lãnh sẽ chọn những ngân hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính, có quan hệ đại lý rộng khắp… có thể thơng qua ngân hàng của mìnhđể tìm hiểu ngân hàng phát hành.
b. Rủi ro từ bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
Rủiro bắt nguồn từ những chủ thể này thường là các rủi ro liên quan đến gian lận, lừa đảo, giả mạo, cụ thể thường có các dạng sau:
b1. Rủi ro do gian lận: là việc bên nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) lập chứng từ
khống, không đúng thực tế, sửa chữa các số liệu cho phù hợp chứng từ để địi bồi hồn vượt q tổn thất của vi phạm
b2. Rủi ro do lừa đảo và giả mạo (rủi ro này có thể xuất phát từ bên nhận bảo
lãnh hoặc bên được bảo lãnh): trong bảo lãnh ngân hàng lừa đảo và giả mạo thường đi
liền với nhau và thường gây hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp: Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh của ngân hàng, sau đó lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác để lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.
Lập hợp đồng giả để ngân hàng phát hành bảo lãnh và dùng uy tín từ bảo lãnh ngân hàng đó để nhượng lại quyền thực hiện hợp đồng cho đối tác khác và trục lợi.
Giả mạo một chứng thư bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn, uy tín trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác (thường là ngân hàng nhỏ, địa bàn xa) hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng thư dự phịng của ngân hàng. Từ đó dùng cơng cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế khơng phát sinh khoản tín dụng nào.
Dùng các kỹ xảo tinh vi để làm giả chữ ký phát hành một cam kết bảo lãnh ngân hàng giả hoặc thay đổi một số chi tiết quan trọng (như số tiền,thời hạn hiệu lực…) trên một cam kết bảo lãnh thật của ngân hàng
1.2.4.4 Các rủi ro về chứng từ:
Là rủi ro phát sinh thuộc về chứng từ như chứng thư bảo lãnh khơng có hiệu lực do người khơng có (hoặc khơng đúng) thẩm quyền ký, việc lập các chứng từ phù hợp đề u cầu thanh tốn là khơng thực hiện được hoặc khơng thể xuất trình trước ngày hết hiệu lực của thư bảo lãnh, lỗi chính tả trong câu chữ làm các điều kiện thanh toán của chứng thư bị hiểu sai…
Xem một số ví dụ về rủi rocủabảo lãnh ngân hàng tại Phụ Lục 1
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO
LÃNH TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG:
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Với vai trị và lợi ích kinh tế mà nó mang lại, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được các doanh nghiệp, cá nhân chú trọng sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu đó, các ngân hàng cả trong nước và ngân hàng nước ngoài,chi nhánh ngân hàng nước ngồi đều tích cực thu hút và mở rộng thị trường trong mảng nghiệp vụ bảo lãnh tạo nên sự canh tranh gây gắt. Do vậy việc học hỏi vận dụng những kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn như VCB, Vietinbank, HSBC, City Bank…để phát triển nghiệp vụ này là rất cần thiết. Đề tài xin đề cập một số kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh từ các đại diện này như sau:
Nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng nàyđược chun mơn hóa, do Phịng Bảo lãnh/Phịng Thanh Tốn Xuất Nhập Khầu thực hiện. Vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh được vận dụng thuần thục, chuyên nghiệp cao dựa trên cở sở pháp lý trong nước và các chuẩn mực quốc tế. Mặt khác các ngân hàng như HSBC, Citybank cịn có bộ phận chuyên trách hỗ trợ pháp luật riêng trong nghiệp vụ bảo lãnh, cũng như có sự phân định rõ ràng trong quản trị điều hành từ ngân hàng mẹ, hội sở chính,chi nhánh khu vực, chi nhánh phụ…. để tạo sự chủ động nhanh chóng trong cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm bảo lãnh đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng (ví dụ HSBC) chú trọng phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng của họ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó có các chỉ tiêu về phí, tài sản đảm bảo... phù hợp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón khách hàng bằng việc tiếp thị bán chéo sản phẩm, cung cấp trọn gói các dịch vụ theo nhu cầu khách hàng,gia tăng lợi ích, ưu đãi từdịch vụtiền gửi, thanh toán, cho vayđến phát hành bảo lãnh.
Dù là những ngân hàng đứng hàng đầu trên thị trường nhưng các ngân hàng này rất chú trọng đến việc xếp hạn tín nhiệm, tạo cơ sở xây dựng và giữ vững niềm tin cho khách hàng
Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí.Điều này khẳng định uy tín ngân hàng là vấn đề rất quan trọng để thu hút khách hàng cũng như sự chấp nhận của ngân hàng phục vụ phíađối tác của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bảo lãnh ngân hàng ngày nay là công cụ đảm bảo mang tính quốc tế, rất thông dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng đã và đang phát triển, được sử dụng ngày rộng rãi, có vai trị như là “giấy thông hành” cho các doanh nghiệp.
Trong Chương 1 đề tài đã thể hiện những lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, các nhân tố để đánh giá cũng như những thông lệ quốc tế và văn bản pháp luật trong nước điều chỉnh. Đồng thời cụ thể hóa bằng một vài vụ tranh chấp thực tế liên quan đến bảo lãnh ngân hàng để từ đó người đọc có bức tranh tổng quát về mảng nghiệp vụ này. Đây là nền tảng cần thiết để chúng ta cùng đi đến nội dung chính của đề tài, đó là nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại một ngân hàng cụ thể - Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank), trên cơ sở sở đó đề ra những giảipháp để hồn thiện nghiệp vụ này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM (HDBANK)
2.1 TỔNG QUAN VỀHDBANK
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank:
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM được chính thức thành lập ngày 04/01/1990 với tên giao dịch giao dịch bằng tiếng Anh là Housing Development Bank, viết tắt là HDBank. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh của HDBank là Quyết định số 47/QĐ – UB ngày 11/02/1989 của UBND TP. Hồ Chí Minh vềviệc thành lập ngân hàng và giấy đăng ký kinh doanh số 059025 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 11/08/1992 đăng ký thay đồi lần thứ 12 ngày 26/05/2009. HDBank là một trong ba ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, có vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng (gồm có 60 cổ đơng với 90% vốn góp là của các doanh nghiệp Nhà nước) và có Hội sở chính ban đầu đặt tại 33-39 Pasteur, Quận 1, TPHCM (nay là Chi nhánh Sài Gịn), Hội sở chính hiện nay đặt tại tòa nhà ABACUS số 58 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TPHCM.
Mục tiêu chính của Ngân hàng khi thành lập là cùng với các cấp chính quyền trong tham gia cơng tác phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, đặc biệt là khu vực TPHCM. Xuất hiện từ những năm đầu của nền kinh tế hội nhập và mở cửa với khu vực và thế giới, đến nay HDBank đã trở thành một trong những định chế tài chính phát triển bền vững hàng đầu ở Việt Nam. Cụ thể là HDBank có nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng và tiện ích; đặc biệt HDBank hướng đến cung cấp các gói dịch vụ tài chính đa năng, trọn gói cho KH. Với sứ mệnh “Cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và người dân” làm kim chỉ nam hàng đầu trong quá trình phát triển, HDBank đang từng bước củng cố nănglực quản trị và quản lý mạnh để hướng tới trở thành một tập đồn tài chính mạnh, hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế.
2.1.2 Vốn điều lệ và Cơ cấu tổ chức, quản lý của HDBank
2.1.2.1 Vốn điều lệ:
Trải qua 20 năm phát triển, HDBank luôn nhận thấy rõ vai trị của việc gia tăng năng lực tài chính đối với sức mạnh của một ngân hàng. Chỉ có vốn điều lệ khi thành lập là 3 tỷ đồng, nhưng tính đến cuối tháng 12/2008 thì vốn điều lệ của HDBank đã là 1.550 tỷ đồng, tăng hơn 50.000 lần. Tính đến 01/03/2010, tổng số cổ đơng hiện có là 1.067 cổ đơng với cơ cấu: 26 cổ đông pháp nhân chiếm 56.92% vốn điều lệ trong đó có 10 doanh nghiệp Nhà nước chiếm 36.6% vốn điều lệ, 1041 cổ đông thể nhân.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 vừa qua, lãnh đạo HDBank đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2010 theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 tăng vốn điều lệ từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô về vốn, mạng lưới, chất lượng hoạt động và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay và đầu tư. Tuy nhiên đến tháng 6/2010, HDBank đã thay đổi phương thức để tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu và đã được NHNN chấp thuận theo quyết định số 1246/QĐ – NHNN ngày 25/5/2010 cho phép HDBank phát hành trái phiếu dài hạn năm 2010.
Trước mắt kế hoạch sử dụng vốn điều lệ năm 2010 của HDBank là góp vốn mua cổ phần đối với các đơn vị kinh tế có tiềm năng tối đa 40% vốn điều lệ; trang bị tài sản cố định phục vụ cho việc phát triển mạng lưới, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng chiếm 40% vốn điều lệ và phần còn lại bổ sung nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng cho vay trung dài hạn đặc biệt là sản phẩm cho vay mua nhà truyền thống của HDBank.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của HDBank:
HDBank đã thiết lập được một cấu trúc quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của NHTM theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ và hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc NHTMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của NHNN). Cụ thể, hệ thống quản trị điều hành của HDBank gồm có:
Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng
Hội đồng quản trị: doĐại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của HDBank hiện gồm 8 thành viên, họp định kì hàng quý, trong trường hợp cấp thiết sẽ có phiên họp bất thường. Hội đồng quản trị giữa vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành, các Hội đồng và ban chun mơn.
Ban kiểm sốt: gồm 03 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra
họat động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác trung thực hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
Hội đồng quản lý rủi ro: Được chính thức thành lập vào năm 1997. Hiện
nay hội đồng này có 11 thành viên đại diện cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các khối. Hội đồng này có nghĩa vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý các loại rủi ro từ đó xây dựng các giải pháp để đối phó một cách hữu hiệu và kịp thời, quản lí khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, quy định mức dự trữ thanh khoản, quản lí rủi ro lãi suất, tỉ giá, quyết định về cấu trúc và nguồn vốn, chính sách lãi suất, phân tích hiệu quả hoạt động KD của các CN và tồn hệ thống.
Hội đồng tín dụng: do Hội đồngquản trị thành lập nhằm xem xét, quyết định phê duyệt trong việc cấp tín dụng, miễm giảm lãi tiền vay heo quy định hiện
hànhcủa HDBank theo từng thời kỳ; chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát việc quản lý các khoản tín dụng,tham gia tư vấn cho Hội đồng quản trị trong lĩnh vực đầu tư