b. Rủi ro từ bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠ
TẠI HDBANK
2.2.1 Cơ sở pháp lýtrong nước khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tạiHDBank HDBank
Cũng như các NHTM khác, ngoài các văn bản pháp lý theo thông lệ quốc tế, HDBank tuân thủ quy định pháp luật trong nước, theo đó cơ sở pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
2.2.1.1 Bộ luật dân sự:
Bộ luật dân sự ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006 là văn bản quy định những vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Tại Chương 3 – Bảo lãnh Điều 361 đến Điều 371 BLDS có định nghĩa, quy định về hình thức, phạm vi, quan hệ bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cũng như việc hủy bỏ, chấm dứt bảo lãnh. các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nếu chưa được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì sẽ được điều chỉnh theo Luật này.
2.2.1.2 Luật các TCTD:
Luật các TCTD ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD ngày 15/06/2004 có hiệu lực từ 01/10/2004 quy định chi tiết hơn về Bảo lãnh ngân hàng như khái niệm bảo lãnh, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh trong nghiêp vụ bảo lãnh cũng như quy định giới hạn mức bảo lãnh đối với một KH.
2.2.1.3 Luật thương mại:
Luật thương mại ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, tại Mục 3 Điều 222 và 231 có quy định một số vấn đề liên quan đến bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng
2.2.1.4 Quy chế bảo lãnh ngân hàng:
Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/06/2006 của Thống Đốc NHNN: gồm có 4 chương với 32 điều quy định chi tiết
việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của TCTD đối với KH và có hiệu lực thay thế tất cả các văn bản quy định về bảo lãnh trước đó.
Quy chế bảo lãnh ngân hàng của HDBank ban hành theo Quyết định số 217/QĐ – HĐQT ngày 19/12/2007của Hội Đồng Quản Trị, có hiệu lực từ ngày 01/08/2008 là cơ sở thống nhất cho nghiệp vụ bảo lãnh trên toàn hệ thống HDBank
Ngoài ra HDBank đã có Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 989/2009/QĐ – TGĐ ngày 01/12/2009 của Tổng Giám Đốc, Quy trình này quy định một cách thống nhất trình tự thủ tục thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh cho KH của HDBank bao gồm cả KH pháp nhân và thể nhân.
2.2.2 Thực trạng vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại HDBank
2.2.2.1 Đối tượng khách hàng và mức bảo lãnh
Đối tượng KH của HDBank là các tổ chức và cá nhân kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu hoặc vay vốn để đầu tư các dự án tại Việt Nam
Loại tiền: VND, USD, EUR.
Mức bảo lãnh: dựa vào nhu cầu bảo lãnh, giá trị tài sản đảm bảo và năng lực tài chính củaKH.
2.2.2.2 Phạm vi, giới hạn bảo lãnh:
HDBank có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ:
Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quanđến khoản vay;
Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để KH thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống;
Nghĩa vụ thanh toán thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước; Nghĩa vụ của KH khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước với bên nhận bảo lãnh;
Các nghĩa vụ khác do KH và HDBank thỏa thuận.
Theo quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/04/2005 của Thống Đốc NHNN, được sửa đổi bổ sung bằng quyết định 03/2007/QĐ NHNN ngày 19/01/2007 và Quyết định 34/2008/QĐ – NHNN ngày 05/12/2008) và Quy chế cho vay hiện hành của HDBank ban hành theo quyết định số 235/2009/QĐ – HĐQT ngày 30/09/2009 thì tổng số dư bảo lãnh của HDBank đối với một KH không được vượt quá 15% vốn tự có, tổng mức cho vay và bảo lãnh của HDBank đối với một KH không được vượt quá 25% vốn tự có của HDBank và tổng mức cho vay và bảo lãnh của HDBank đối với một nhóm KH có liên quan khơng được vượt quá 60% vốn tự có của HDBank trừ trường hợp các khoản bảo lãnh được đảm bảo bằng tiền gửi hoặc giấy tờ có giá của HDBank thì khơng cần tuân thủ các giới hạn này.
2.2.2.3 Các sản phẩm bảo lãnh của HDBank:
Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh bảo hành Bảo lãnh hoàn tạm ứng Bảo lãnh nộp thuế Bảo lãnhđối ứng Xác nhận bảo lãnh
Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thơng lệ quốc tế
2.2.2.4 Hình thức phát hành:
HDBank phát hành cam kết bảo lãnh bằng văn bản dưới hình thức: Hợp đồng bảo lãnh
Các hình thức khác pháp luật khơng cấm và phù hợp thông lệ quốc tế
Tuy nhiên hiện tại hình thức phát hành bảo lãnh chính của HDBank là thư bảo lãnh, vì vậy sau đây khi đề tài nói đến cam kết bảo lãnh của HDBank sẽ gọi luôn thư bảo lãnh.
2.2.2.5 Hồ sơ và điều kiện bảo lãnh:a. Hồ sơ bảo lãnh a. Hồ sơ bảo lãnh
Để yêu cầu phát hành bảo lãnh tại HDBank, KH cần cung cấp các hồ sơ sau:
a1. Tài liệu pháp lý: là bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành
lập,giấy phép đầu tư, điều lệ, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, biên bản họp hội đồng thành viên/quản trị về thống nhất về nhu cầu bảo lãnh (người đại diện ký kết, số tiền,mục đích, tài sản đản bảo…) chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú của người đại diện doanh nghiệp và người có tài sản đảm bảo bảo lãnh cho KH để được HDBank phát hành cam kết bảo lãnh. Các tài liệu này KH chỉ cung cấp một lần duy nhất khi giao dịch lần đầu và được cập nhật bổ sung thông tin mới cho những lần sau.
a2. Tài liệu tài chính: báo cáo nhanh tình hình tài chính, báo cáo tài chính năm
gần nhất và các báo cáo chi tiết thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài chính khi có u cầu.
a3. Tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo: sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất, bất
động sản khác, chứng từ có giá, nguồn thu…
a4. Các chứng từ chứng minh mục đích phát hành bảo lãnh: thông báo mời
thầu, thư mời thầu, hợp đồng kinh tế, thơng báo thanh tốn thuế, tờ khai hải quan…
a5. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh: trong đó KH ghi rõ yêu cầu và điều kiện
thực hiện nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh.
b. Điềukiện bảo lãnh:
b1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng mà HDBank không được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và quy chế bảo lãnh của HDBank
b2. Mục đích đề nghị HDBank bảo lãnh là hợp pháp: nghĩa vụ đề nghị được bảo
lãnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh,dịch vụ đầu tư phát triển phải phù hợp với ngành nghề ghi trong hồ sơ pháp lý của KH đã cung cấp và phù hợp với các quy định của pháp luật.
b3. Có khả năng tài chính và có đủ năng lực, điều kiện, kinh nghiệm thực hiện
nghĩa vụ được HDBank bảo lãnh trong thời hạn cam kết.
b4. Đáp ứng các điều kiện về đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của HDBank trong thời hạn bảo lãnh.
Trường hợp KH có nhu cầu bảo lãnh vay vốn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn của HDBank, nếu có liên quan đến vay vốn nước ngồi thì phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vay trả nợ vay nước ngoài.
Trường hợp bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân nước ngồi thì ngồi các điều kiện trên phải tuân thủ về quản lý ngoại hối của Việt Nam.