TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 25)

Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào

dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng, khách hàng cũng như đối với nền kinh tế.

1.4.1 Đối với nền kinh tế

Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Hệ thống ngân

hàng đóng vai trị chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế.

Trong những năm qua, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng nhanh nhờ có vai trị

đóng góp khơng nhỏ của hệ thống các NHTM. Thông qua hoạt động huy động vốn

mà hệ thống ngân hàng tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.

1.4.2 Đối với NHTM

Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trị của các NHTM, với những nghiệp vụ khơng ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Tuy nó khơng mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng khơng có

nghiệp vụ huy động vốn xem như khơng có hoạt động của NHTM. Vốn hoạt động trở thành nguồn vốn chủ yếu cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Nhất là

trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa, hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kì

quốc gia nào muốn phát triển. Sự hội nhập sẽ làm phân bổ nguồn vốn trong xã hội một cách hợp lý. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính nước ngồi, các tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các NHTM sẽ theo đó mà giảm dần. Chính vì thế, muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới, các ngân hàng ln ln cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó huy động vốn trở thành một biện pháp hữu hiệu cho các NHTM thực hiện các chiến lược của mình. Cũng thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng mình.

1.4.3 Đối với khách hàng

Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hồn trả đúng hạn. Nghiệp vụ này đã giúp cho khách hàng có được một nơi an

tồn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của họ, một kênh tiết kiệm và cũng là kênh đầu tư làm cho đồng tiền của họ sinh lời, tạo điều kiện cho họ có thêm lợi

nhuận để gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Từ đó, ngân hàng có thể giới thiệu cho khách hàng tiếp cận thêm nhiều dịch vụ khác, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như chuyển khoản để giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thơng hay dịch vụ tín dụng khi khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển kinh tế đều phải có vốn, quy mơ, tốc độ huy động các nguồn vốn cũng như sử dụng có hiệu quả vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển ổn định vững chắc của một nền kinh tế. Huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chính mình,

đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các NHTM. Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng. Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuận tiện

hơn chứ không chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất. Do vậy, các NHTM

cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tương ứng của ngân hàng.

1.5.1. Những nhân tố khách quan

1.5.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội.

Đây là yếu tố khách quan đối với ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chung đến

việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Cụ thể trong một nền kinh tế phát triển nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm

gửi vào các NHTM ngày càng nhiều… Ngồi ra với một nền kinh tế phát triển thì cơng nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người dân có thói quen sử dụng những lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân

hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm

phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân

hàng. Người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi

nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về giá trị. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽ hình thành một nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay

đổi kỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mơ và tính ổn định

của nguồn tiền.

1.5.1.2. Mơi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô.

Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của NTHM. NHTM xây dựng các chiến lược kinh doanh cho riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất,.. NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thông ngân hàng. Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thơng thống cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các NHTM.

1.5.2. Những nhân tố chủ quan.

1.5.2.1. Lãi suất

Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt

động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi

xem xét kết quả kinh doanh, tính tốn lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào. Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản

ánh đúng tín hiệu của thị trường, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình. Trong trường hợp lãi suất biến động do tác động của các yếu tố phi vật chất sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng

của ngân hàng. Đây là khó khăn đối với các NHTM có quy mơ hoạt động nhỏ, vốn tự có và khả năng tài chính thấp. Trong trường hợp đó là việc tăng lãi suất huy động, buộc các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng gửi tiền

trong khi đó có thể khơng thực sự có khó khăn về nguồn vốn. Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung

cầu về vốn. Vì vậy, NHTM trong q trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.

1.5.2.2. Công nghệ ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các NHTM trong nước, mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống các NHTM Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên tồn thế giới. Cơng nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công

hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán…Hoạt

động giao dịch, thanh tốn và các dịch vụ cịn thực hiện thủ công dẫn đến chậm trễ

trong giao dịch với khách hàng và khơng đa dạng hố được các loại hình dịch vụ

cung cấp cho khách hàng, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Để có thể cạnh tranh trên thị trường huy động vốn, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng.

1.5.2.3. Chiến lược Marketing ngân hàng.

Chiến lược Marketing ngân hàng cần phải được chú trọng đúng mức trong chiến lược kinh doanh dài hạn của ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng. Xây dựng được một chiến lược Marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sinh lợi

trong kinh doanh cũng như tăng cường huy động vốn của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo ra sự khác biệt,

vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức huy

động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại các

sản phẩm của ngân hàng, biết kích thích các nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để khơng ngừng mở rộng thêm các khách hàng mới, ngày

càng thu hút được nhiều vốn hơn.

1.5.2.4. Công tác cán bộ tổ chức.

Chìa khố thành cơng của một ngân hàng ngồi các nhân tố khác không thể không kể đến nhân tố con người. Một ngân hàng xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao, đồn kết, thân thiện, năng động, có bộ máy tổ chức

khoa học hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh sẽ có lợi thế trong huy

động vốn . Bởi lẽ, ngân hàng với trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, các nhân viên

nhiệt tình, lịch sự và có chun mơn nghiệp vụ cao tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, điều này sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lĩnh vực ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế. Vì vậy, khi Chính phủ muốn điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả nhất thì phải thơng qua hệ thống các NHTM. Các NHTM huy động vốn chủ yếu qua hình thức nhận tiền để khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, trường hợp mất cân

đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn các tổ chức tín dụng hoặc dưới

hình thức chiết khấu của NHTW để tài trợ cho danh mục tài sản. Trong số các

phương thức này huy động thông qua nguồn tiền gửi giữ vai trị quan trọng nhất do đó cho phép khai thác phát huy nội lực để phát triển kinh tế đồng thời nguồn này thường có chi phí thấp hơn so với nguồn khác vì vốn này nhận được trực tiếp từ người gửi tiền.

Huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chính mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các NHTM. Vậy vấn đề đặt ra là phải tìm những biện pháp huy động vốn một cách thích hợp và đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy việc

nghiên cứu “Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Sài Gịn Cơng Thương” với hoạt động của các NHTM để từ đó đề ra các

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP

SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG 2.1.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Sài Gịn Cơng Thương

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Cơng thương (Tên giao dịch quốc

tế: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE, tên gọi tắt là SAIGONBANK) là pháp nhân được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0034/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 1993, Giấy phép thành lập số 848/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày

26 tháng 07 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059074 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04 tháng 08 năm

1993, thay đổi lần thứ 21 ngày 29 tháng 12 năm 2010.

SAIGONBANK là NHTM Cổ phần đầu tiên (của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước), được thành lập trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Cơng ty và Pháp lệnh Ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm.

Sự ra đời của SAIGONBANK là một bước đột phá của Thành Ủy, Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của

Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch

toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng.

2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triền của SAIGONBANK

Sau hơn 25 năm thành lập, SAIGONBANK đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3,080 tỷ đồng theo tiến độ:

 Vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng gồm 13.000 cổ phần bằng nhau với mệnh giá là 50.000 đồng/cổ phần.

 Năm 1990, Hội đồng Quản trị và Đại Hội cổ Đông quyết định tái định mệnh

giá cổ phần từ 50.000 đồng lên 250.000 đồng/cổ phần (lên 05 lần –500%). Vốn điều lệ sau khi được tái định giá là 3,25 tỷ đồng.

 Năm 1992, sau một thời gian vận động các thành phần kinh tế tham gia mua

cổ phần, vốn điều lệ tăng lên 9,25 tỷ đồng.

 Năm 1993, được sự chấp thuận của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo công văn số 192/CV-NH5 ngày 04.5.1993, SAIGONBANK tăng

vốn điều lệ lên 50,54 tỷ đồng.

 Năm 1995, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 99,825 tỷ đồng.

 Năm 2000, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên144,996 tỷ đồng.

 Năm 2002, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 181,996 tỷ đồng.

 Năm 2003, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 250,000 tỷ đồng.

 Năm 2004, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 303,500 tỷ đồng.

 Năm 2005, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng.

 Năm 2006, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 689,255 tỷ đồng.

 Năm 2007, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 1,020 tỷ đồng.

 Năm 2009, SAIGONBANK tăng vốn điều lệ lên 1,500 tỷ đồng.

 Ngày 05.10.2010, tăng vốn điều lệ lên 1,742 tỷ đồng.

 Ngày 29.12.2010, tăng vốn điều lệ lên 2,460 tỷ đồng.  Đến 26/09/2012, vốn đều lệ lên 3,080 tỷ đồng.

Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm mà SAIGONBANK đã thúc đẩy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)