Lợi nhuận trước thuế và sau thuế các năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 47)

Đơn vị tính: tỷ đồng 0 200 400 600 800 1000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 6/20 12

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK )

2.1.5.2 Tình hình nguồn vốn

Đối với các ngân hàng, nguồn vốn với tính chất là đầu vào có vai trị quan

trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của hoạt động tín dụng trên địa bàn. Việc coi trọng công tác huy động vốn của SAIGONBANK, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động là cơ sở cho việc

tăng trưởng nguồn vốn qua các năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và đảm

bảo cho sự phát triển bền vững và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong tình hình cạnh tranh mạnh mẽ như hiện

nay.

Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguồn này đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào ngân hàng để đầu tư vào nền kinh tế, tiết giảm thời gian, chi phí bảo quản và tạo thu nhập cho người gửi tiền.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng nguồn vốn của SAIGONBANK từ năm 2008-2011 Đơn vị tính: tỷ đồng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2008 2009 2010 2011

(Nguồn:Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK)

Năm 2008, vốn huy động đạt 9.429 tỷ đồng, tăng 106,71% chỉ tiêu kế hoạch. Sang năm 2009, vốn huy động đạt 9.607 tỷ đồng, tăng 1,89% so với đầu năm, đạt

80,09% so với chỉ tiêu kế hoạch. Thành công trong công tác huy động vốn năm

2009 là ngân hàng đã tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động theo hướng phát triển bền

vững, hạn chế và giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ liên ngân hàng, tăng cường

huy động từ doanh nghiệp và dân cư, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư tăng

20,36% so với đầu năm, nguồn vốn liên ngân hàng giảm 74,45% so với đầu năm.

Đến 31/12/2010, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 12.972 tỷ đồng, tăng 35%

so với đầu năm 2010 và đạt 112,07% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 với các hình thức sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, lượng vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng ngày càng tăng,

lượng vốn huy động trên thị trường liên Ngân hàng ngày càng giảm. Toàn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong tình hình biến động và cạnh tranh

không lành mạnh trên thị trường tài chính, chủ động tìm kiếm, thương lượng các nguồn vốn, đồng thời chấp hành chỉ đạo của Ban điều hành trong việc tăng dư nợ nên từ đó bảo đảm chênh lệch dương giữa huy động và cho vay, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bước sang năm 2011, vốn huy

2011. Trong bối cảnh chạy đua lãi suất của các NHTM, tồn hệ thống đã có nhiều nổ lực, một mặt tuân thủ các quy định của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ, mặt khác đã duy trì ổn định và có tăng trưởng nguồn huy động từ dân cư, từng bước tạo cơ sở chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý, bền vững.

Đến 31/12/2010, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 12.912 tỷ đồng, tăng

35% so với năm 2009 và tăng 167% so với năm 2006 với các hình thức sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, lượng vốn huy động từ dân cư của ngân hàng ngày càng tăng, lượng vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng ngày càng giảm. Huy động vốn đạt tốc

độ tăng trưởng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng và hoạt động đầu tư. Đặc

biệt, với chất lượng hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, uy tín

ngày càng tăng nên lượng vốn huy động từ dân cư của ngân hàng trong những năm

gần đây tăng nhanh. Trong thời gian qua, SAIGONBANK đã đẩy mạnh huy động

nguồn tại chỗ thông qua việc mở rộng mạng lưới huy động các vùng lân cận nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Tạo một mạng lưới kinh doanh rộng khắp ở các khu vực thương

mại-dịch vụ và khu vực đông dân cư là một phương tiện hữu hiệu tăng khả năng

huy động cũng như thực hiện các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SAIGONBANK 2.2.1 Phân tích một số biến động trong công tác huy động vốn của NHTM

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn

định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ và NHNN, từ giữa năm 2011 đến nay, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực, lạm phát đã có xu hướng

giảm, hoạt động của hệ thống NHTM đã dần ổn định.

Về công tác huy động vốn: những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, các

ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn, nguồn vốn huy động tồn hệ thống có

xu hướng giảm, tuy nhiên, sau khi có Chỉ thỉ 02 của Thống đốc NHNN, với việc xử

nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Thống đốc NHNN thực hiện đúng mức trần lãi suất huy động, hiện tượng chạy đua lãi suất của các ngân hàng, khách hàng mặc cả lãi suất với ngân hàng trước đây, đến nay nhìn chung đã giảm đáng kể, thị trường tiền tệ lập lại kỷ cương. Đến 23/3/2012, mặc dù trần lãi suất huy động của NHNN

đã giảm 1% nhưng tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tăng 1,5% so với

cuối năm 2011.

Biểu đồ 3: Tăng trưởng huy động và cung tiền đến cuối tháng 5 so với cuối năm liền trước trong những năm gần đây của các NHTM (Đơn vị: %)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2008 2009 2010 2011 2012

Tăng trưởng huy động Tăng trưởng M2

AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA(Nguồn: www. vneconomy.vn (6))

Tổng số dư tiền gửi của khách hàng trong năm 2011 tăng 9,89%. Tháng 12

(tính đến 21/12/2011) ước tăng 1,46% so với tháng trước, tốc độ tăng của tiền gửi

ngoại tệ cao hơn nhiều so với tiền gửi bằng VND (tiền gửi ngoại tệ tháng 12 tăng 3,52%, tiền gửi VND tăng 0,98%). Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 tăng

9,27%, tháng 12 tăng 2% so với tháng trước. Tiền mặt lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng tăng 5,52% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 5,49%.

Biểu đồ 4: Tình hình huy động vốn nền kinh tế từ 2005 - 2011 (Đơn vị: tỷ đồng) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tiền gửi bằng VND Tiền gửi bằng ngoại tệ

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNN)

So với 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,42%, cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại tệ tăng. Như vậy, cả cung tiền và huy động vốn

đều tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là

những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011 (đến cuối

tháng 5/2011 huy động chỉ tăng 1,4% và cung tiền chỉ tăng 1,57% so với cuối năm

2010). Diễn biến trên gắn chặt với những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ, cũng như hoạt động đưa VND ra mua ngoại tệ của NHNN trong thời gian qua.

Về huy động vốn, hệ thống TCTD có tốc độ tăng trưởng nhanh dần và cao

hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cuối năm 2010, tăng 36,24% so với cuối năm trước (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,02%/tháng), cao hơn mức tăng 29,88%

huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm. Thực tế từ tháng 3 đến nay đã 3 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm đã rút về còn 11%/năm chỉ trong chưa đầy ba tháng. Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dịng tiền

gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh, cũng như tạo cơ cấu thuận lợi hơn cho các ngân hàng các kỳ hạn dài hơn. Còn ở cung tiền, hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN liên tục gia tăng kể từ cuối năm 2011 đến nay. Nhà

điều hành cũng liên tục phát hành tín phiếu ngắn hạn với khối lượng lớn để trung

hòa tác động. Từ tháng 5, quy mô và tần suất phát hành đã bắt đầu thu hẹp. Với những diễn biến trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng một lần nữa được khẳng

định là đã cải thiện rõ rệt so với cuối năm 2011 và đầu 2012. Thậm chí có hiện tượng dư thừa vốn khả dụng và lãi suất liên ngân hàng cũng đã liên tục giảm mạnh.

Thực tế tình hình huy động vốn cho thấy, một số NHTM có lợi thế về mạng

lưới, thương hiệu, nguồn vốn huy động tăng mạnh, một số NHTM quy mô nhỏ huy động vốn trên thị trường 1 gặp khó khăn, một số khác quản trị rủi ro thanh khoản

yếu, vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường 2, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ.

Biểu đồ 5: Lãi suất liên ngân hàng bằng VND

Đơn vị tính: % 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 /1 0 2 /1 0 3 /1 0 4 /1 0 5 /1 0 6 /1 0 7 /1 0 8 /1 0 9 /1 0 1 0 /1 0 1 1 /1 0 1 2 /1 0 1 /1 1 2 /1 1 3 /1 1 4 /1 1 5 /1 1 6 /1 1 7 /1 1

Qua đêm 1 Tuần 2 Tuần 1 Tháng

Về công tác cho vay: Các Tổ chức hội viên đã điều chỉnh lãi suất cho vay

VNĐ theo xu hướng giảm dần phù hợp với xu hướng giảm của lãi suất huy động,

lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5 – 16%/năm, mức lãi suất cho vay thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất kinh doanh khác 16-20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm.

Biểu đồ 6: Bảng tăng trưởng tín dụng các NHTM từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: % Tăng trưởng tín dụng 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Nguồn: www. vneconomy.vn (6)) Tăng trưởng tín dụng tính đến 21/12/2011 ước tăng 0,77% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND tăng 1,05% và tín dụng ngoại tệ giảm 0,17%. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 ước tăng 10,9%, con số này chỉ hơn một nửa so với

con số đưa ra trong Nghị quyết 11 và thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh của NHNN là từ 15-17%. Mặc dù, các ngân hàng đã giảm mạnh mức lãi suất cho vay, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, còn trong những tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế giảm mạnh, đến 23/3/2012 giảm khoảng 2% so với cuối năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có xu hướng giảm, tuy nhiên, cơ cấu tín dụng của các NHTM chuyển hướng tích cực theo đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, các TCTD áp dụng nhiều biện pháp để giảm tốc

độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất thấp hơn 16%, tập trung cho vay nông

nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Biểu đồ 7: Tình hình tín dụng đối với nền kinh tế từ năm 2005 – 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tín dụng bằng VND Tín dụng bằng ngoại tệ

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNN)

Về chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu: trong bối cảnh lãi suất vẫn cịn cao,

mơi trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn rủi ro, các doanh nghiệp tiếp tục

gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm dư nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng gia tăng, các ngân hàng đang ra sức thu hồi những món nợ quá hạn cũ và cố gắng hạn chế những món nợ quá hạn phát sinh mới để kiểm sốt nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tồn hệ thống TCTD đến 29/2/2012 là 3,42%.

Thu nhập của ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động cho vay, nhưng năm qua với điều kiện kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, nguồn thu từ hoạt

động tín dụng của hầu hết các ngân hàng bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu quả hoạt động

của hầu hết ngân hàng bị giảm sút đáng kể, biên độ lợi nhuận bị thu hẹp so với năm 2010, tỷ lệ ROA, ROE có xu hướng giảm, đến tháng 10/2011, tỷ lệ ROA toàn hệ thống đạt 1,02%, ROE đạt 10,4%

Trong điều kiện hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng đã

chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ như mở rộng thanh toán quốc tế, sản phẩm thẻ, dịch vụ kiều hối... để tăng nguồn thu cho hoạt động của ngân hàng.

Đầu năm 2011, Việt Nam phải đối mặt với tình hình lạm phát cao. Vì vậy,

những biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ cũng gây khơng ít khó khăn cho các

ngân hàng. Giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN gắn liền với sự căng

thẳng về thanh khoản của các NHTM, hoạt động huy động vốn của các NHTM chịu sự ảnh hưởng rõ ràng nhất. Lãi suất huy động và cho vay có những biến động lớn

chưa từng có. Cuộc chạy đua lãi suất bùng phát tạo ra những đỉnh điểm nóng sốt

trên thị trường.

2.2.2 Các hình thức huy động vốn tại SAIGONBANK

Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng

cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua SAIGONBANK đã áp

dụng nhiều hình thức huy động với nhiều kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động. Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu, tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu

được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí, SAIGONBANK đã khai thác tối đa

vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời.

Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguồn này đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tồn xã hội thơng qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào ngân hàng để đầu tư vào nền kinh tế, tiết giảm thời gian, chi phí bảo quản và tạo thu nhập cho người gửi tiền. Trong thời gian qua, SAIGONBANK đã đẩy mạnh huy động nguồn tại chỗ thông

cho mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Tạo một mạng lưới kinh doanh rộng khắp

ở các khu vực thương mại - dịch vụ và khu vực đông dân cư là một phương tiện hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 47)