Cơ cấu huy động vốn của SAIGONBANK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 60 - 62)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tiền gởi tại các tổ chức kinh tế 1.485,52 2.114,88 2.464,00 2.301,79 Tiền gởi của cá nhân 5.098,41 6.278,30 6.569,17 6.666,31 Tiền gởi của các đối tượng khác 580,78 88,36 34,30 41,66

Phát hành GTCG 256,70 113,40 830,26 200,00

Tiền gởi của các TCTD khác - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 320,15 1.572,98 356,63 26,91 180,07 1.796,36 152,81 1.644,99

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SAIGONBANK qua các năm)

Biểu đồ 9:Cơ cấu huy động vốn từ năm 2008 – 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SAIGONBANK các năm)

NĂM 2009 2115 6278 88 NĂM 2011 1486 5098 580 TG TCKT TG cá nhân TG khác NĂM 2008 1486 5098 580 NĂM 2010 6569 2464 34

Với việc thực hiện mạnh dạng các biện pháp đã làm cho tốc độ huy động vốn

tăng mạnh được minh họa rõ nét qua bảng 8 (tốc độ tăng bình quân 4 năm 2008-

2011 khoản 43%), năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy

động là 9.429 tỷ đồng và năm 2009 là 9.607 tỷ đồng (tăng 1.89%), năm 2010 là 12.972 tỷ đồng (tăng 35%) so với cùng kỳ năm trước và năm 2011 là 11.776 tỷ

đồng.

Với bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tiền gửi của dân cư luôn cao hơn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và chiếm trên 50% tổng nguồn vốn

huy động là nguồn vốn ổn định và quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Điều đó

cho thấy tiềm lực vốn trong dân rất mạnh và lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng rất cao cả nội tệ và ngoại tệ (tăng mạnh qua các năm, năm 2008: 5.098,41 tỷ, năm 2009: 6.278,30 tỷ, năm 2010: 6.569,17 tỷ, năm 2011: 6.666,31 tỷ)

điều đó địi hỏi SAIGONBANK cần biết được thế mạnh của mình so với các định

chế tài chính trung gian khác để có thể phát huy và đưa ra chính sách hợp lý để thu

hút thêm đối tượng này. Tuy nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế về số tuyệt đối không bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng tăng mạnh qua các năm ( năm 2008: 1.485,52 tỷ, năm 2009: 2.114,88 tỷ, năm 2010: 2.464 tỷ và năm 2011:

2.301,79 tỷ ). Đặc điểm của loại vốn này chỉ là bộ phận vốn nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh, số dư tiền gửi thể hiện dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, với số

dư tăng cao qua các năm cho thấy sự lớn mạnh về quy mô hoạt động của các tổ

chức. Điều này cho thấy SAIGONBANK đã làm làm tốt chức năng trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh tốn của mình một cách có hiệu quả. Chúng ta thấy sự chênh lệch tỷ trọng giữa loại tiền gửi huy động bằng VNĐ và ngoại tệ qua

các năm là khá cao cho thấy sự nổ lực của SAIGONBANK duy trì từng bước tăng

tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu về vốn ngoại tệ cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập giao lưu mua bán của các doanh nghiệp với các nước trên thế giới ngày càng cao đòi hỏi cần phải có nguồn ngoại tệ đủ lớn.

Cơ cấu nguồn vốn của SAIGONBANK từ năm 2008 đến năm 2011 cho thấy tỷ trọng và số dư tiền gởi của dân cư và các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong

tổng nguồn vốn huy động. Đây chính là nguồn vốn tiềm năng cần tăng cường khai thác nhằm tạo sự ổn định trong nguồn vốn huy động của SAIGONBANK. Trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, cuộc chạy đua lãi suất cũng đã làm một

lượng lớn khách hàng dân cư đã chuyển sang các NH TMCP khác có lãi suất ưu đãi hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)