Tình hình hoạt động kinh doanh của Saigonbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 39)

2.1.5.1 Tình hình tài chính

Trong những tháng đầu năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục tăng

trưởng nhưng tiến trình phục hồi cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức do: áp lực lạm phát tăng cao, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và mới nổi; nguy cơ khủng

hoảng nợ công tại một số quốc gia phát triển. Thương mại toàn cầu tăng cao, một phần do giá hàng hóa tăng cao; kim ngạch nhập khẩu ở một số nền kinh tế có xu

hướng tăng cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều thăng trầm do chịu ảnh hưởng tác động của suy thối kinh tế tồn cầu cùng những

biến động chính trị ở nhiều nước trên thế giới đã tác động đến kinh tế xã hội trong

nước nhưng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những

thành tựu quan trọng: chính trị xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng khá (tăng 5,89% so với năm 2010), lạm phát từng bước được kiềm chế với chỉ số giá tiêu

dùng năm 2011 là 18,58%... Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết

11 để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ. Chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo an sinh xã hội đã được thể hiện xuyên suốt trong điều hành vĩ mơ của Chính

phủ. Trên cơ sở đó, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 11 của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường kết hợp với biện pháp hành chánh nhằm ngăn chặn lạm phát 02 con số, thực hiện các biện pháp như khống chế tăng trưởng tín dụng, nâng lãi suất cơ bản và tiếp theo trong những tháng cuối năm, do biến động tỷ giá, giá vàng nên đã tác động tiêu cực đến

nguồn vốn VNĐ của các NHTM nên thị trường đã tái diễn cuộc đua lãi suất mới. Trong những tháng đầu năm nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đã

được Chính phủ đưa ra: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc,

kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản. Việc áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cả hệ thống NHTM Việt Nam đã gặp nhiều khó

Trước những diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính tiền tệ,

SAIGONBANK cũng chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ, nhưng với định hướng chiến lược và giải pháp kinh doanh đúng đắn, SAIGONBANK đã có nhiều nỗ lực trong bình ổn hoạt động, quyết tâm vượt qua những khó khăn thử thách nhằm đảm bảo an tồn hoạt động và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Bảng 1: Tình hình tài chính của SAIGONBANK từ năm 2008-2011 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuận trước thuế 221,25 278,33 870 397

Vốn chủ sở hữu 1.020 1.500 2.460 2.960

Tổng tài sản 11.205 11.876 16.812 15.942

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK)

Bảng số liệu trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của SAIGONBANK đã dần dần được cải thiện và phát triển qua các năm, đặc biệt là sự

tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 và năm 2011. Trong mấy năm đầu, vốn chủ

sở hữu chỉ là những con số hết sức nhỏ bé nhưng đã phát triển vượt bậc trong những

năm tiếp theo. Trong năm 2009, SAIGONBANK thực hiện hai đợt phát hành cổ

phần để tăng vốn điều lệ từ 1.020 tỷ đồng năm 2008 lên 1.500 tỷ đồng vào năm 2009. Tổng nguồn vốn năm 2009 đạt 11.876 tỷ đồng, tăng 5,99% so với cuối năm

2008, đạt 83,05% kế hoạch năm 2009. Đến năm 2010, tổng tài sản đạt 16.812 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2009, đạt 109% kế hoạch năm, vốn điều lệ đã tăng 2.460 tỷ đồng, tăng 960 tỷ đồng. Sang năm 2011, Thống đốc NHNN chấp thuận

việc SAIGONBANK tăng vốn điều lệ theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại

hội đồng cổ đông SAIGONBANK thông qua ngày 24/4/2011 đã phát hành cổ phần

tăng vốn điều lệ từ 2.460 tỷ đồng lên 2.960 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010 và được Sở KH-ÐT TP.HCM công nhận vốn điều lệ mới vào ngày 30/12/2011. Tổng tài

sản đạt 15.942 tỷ đồng, giảm 5% so với cuối năm 2010, đạt 77% kế hoạch năm. Trong Quý 1/2012 Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai đăng ký phát hành đợt 2 và đợt 3

để tăng vốn trên 3.000 tỷ đồng theo nội dung phương án đã được Đại hội đồng cổ đông và NHNN thông qua. Đến ngày 26/09/2012, vốn điều lệ tăng 3,080 tỷ đồng. Đây là một bước tiến mạnh mẽ trong quá trình hoạt động của ngân hàng để đảm bảo

hoạt động an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển thì việc tăng vốn chủ sở hữu là hết sức cần thiết.

Việc gia tăng vốn điều lệ không những gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng mà cịn nâng cao các hệ số an tồn trong hoạt động ngân hàng, trong đó có hệ số an tồn vốn CAR. Các NHTM Việt Nam có hệ số CAR khá thấp, trong khi xu hướng chung trên thế giới là phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nước trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chưa dừng ở đây, còn ở các nước phát triển còn

khuyến nghị cao hơn, tiêu chuẩn Basel II đặt ra mức là 15%.

Các chỉ tiêu về vốn luôn đảm bảo yêu cầu NHNN quy định. Tốc độ tăng

trưởng về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tương đối phù hợp với tốc độ tăng trưởng

của tổng tài sản. Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu thì SAIGONBANK ln duy trì ở mức như sau:

Bảng 2: Các chỉ số tài chính của Saigonbank từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tỷ suất LN rịng/vốn điều lệ bình qn 15,81 16,68 40,15 12,16 Tỷ suất LN ròng/tổng tài sản bình quân 1,51 1,82 5,89 1,82 Tỷ suất LN rịng/vốn tự có bình qn 12,37 12,95 43,53 13,01

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 14,42 15,87 16,26 22,83

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH 15,56 32,56 22,92 23,46

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm của SAIGONBANK)

vốn linh hoạt để ổn định thanh khoản, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời trong tình huống biến động của thị trường. Các chỉ số tài chính của SAIGONBANK cịn khá thấp so với các ngân hàng khác cũng như so với chuẩn mực quốc tế. Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các TCTD là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu). Vào năm 2009 đạt mức cao hơn năm 2008, ROA đạt 1,82% và ROE đạt 16,10%, các chỉ số này của năm 2008 (lần lượt là 1,51% và 14,54%). Sang năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010: ROA đạt 1,89% và ROE đạt 11,21%, các chỉ số này của năm 2010 (lần lượt là 5,54% và 40,14%). Tỷ lệ trên vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng chưa cao.

Tuy nhiên đánh giá chung thì chỉ tiêu này của các NHTM nước ta còn rất nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có bình qn thấp là do chất lượng tài sản có của các

ngân hàng nước ta khơng cao. Tỷ trọng tài sản có sinh lợi cịn thấp trong tổng tài

sản, hoạt động tín dụng là hoạt động thâm dụng vốn nhiều nhưng hoạt động lại có rủi ro cao do chất lượng tín dụng của các ngân hàng còn khá thấp.

Từ năm 2008 đến năm 2011, SAIGONBANK đã nỗ lực duy trì ổn định và

tăng trưởng nguồn vốn, hoạt động kinh doanh đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, tăng cường năng lực tài chính, tăng trưởng hoạt động theo tình hình thị trường, bảo đảm khả năng thanh khoản cho Ngân hàng, điều hành công cụ lãi suất

hợp lý để phịng tránh rủi ro lãi suất, ln ln tn thủ và chấp hành tốt trong việc thực thi chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối, mở rộng mạng lưới tổ chức, hoạt

động cho vay đảm bảo an tồn, kết quả kinh doanh có lãi và ngày càng tăng nhanh qua các năm, bảo đảm mức cổ tức bình quân trong 02 năm 2010-2011 là 18%/năm và cao hơn mức cổ tức đăng ký hàng năm là 11%/năm.

Nguồn vốn và tài sản của SAIGONBANK tăng trưởng qua các năm đã tạo

rộng hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc nguồn vốn, tạo tiền đề tăng vốn điều lệ, từ

đó tăng tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của Saigonbank từ năm 2008 đến năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng tài sản có 11.205 11.876 16.812 15.942

+ Cho vay khách hàng 7.848 9.602 10.310 10.946

+ Các khoản đầu tư 608 679 2.697 1.531

Tổng nợ phải trả 9.736 9.941 13.286 12.060

+ Tiền gởi

(Khách hàng +TCTD)

9.058 8.965 11.560 10.574

Vốn của TCTD 1.109 1.501 2.461 2.961

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK)

Điểm nổi bật trong hoạt động của SAIGONBANK là thực hiện thành công

việc tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, trong đó đã hạn chế và giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ liên Ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư. Việc coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động là cơ sở cho việc

tăng trưởng nguồn vốn qua các năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và đảm

bảo cho sự phát triển bền vững.

Năm 2011, với những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Để làm tốt công tác huy động vốn năm 2011, tồn hệ thống SAIGONBANK đã tích cực

tăng cường cơng tác huy động trong giai đọan khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy

nguồn vốn huy động giảm 9,22% nhưng số dư huy động từ dân cư lại tăng 3,87%.

Quan điểm định hướng chiến lược xuyên suốt của SAIGONBANK là ln

đảm bảo tính an toàn trong hoạt động, kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng ổn định, hợp lý trong từng thời kỳ, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ, góp phần vào sự phát triển lành mạnh trong quá trình tái cấu

Bảng 4 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh SAIGONBANK từ năm 2008-2011 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Vốn chủ sở hữu 1.020 1.500 2.460 2.960 - Vốn huy động 9.429 9.607 12.972 11.776 - Tổng tài sản 11.205 11.876 16.812 16.812 - Tổng dư nợ + Tỷ lệ nợ quá hạn 7.920 0,69% 9.723 1,78% 10.456 0,89% 8.491 1,89%

Lợi nhuận trước thuế (sau khi trích DPRR)

221,25 278,33 870 397

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK)

Hoạt động tín dụng nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng, mang lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập đáng kể. Đây sẽ là mảng hoạt động rất được chú trọng đầu tư cả về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm khơng cao nhưng nhờ có chất lượng tín dụng tốt, thẩm định kỹ phương án cho vay, quy trình quy chế chặt chẽ, và chỉ cho vay các dự án, phương án mang tính khả thi nên tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh qua các năm vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Mặc dù SAIGONBANK đã nổ lực tối đa trong cơng tác điều hành hoạt động tín dụng nhưng với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong đó các giải pháp kiềm chế lạm phát được tập trung thực hiện, hoạt động kinh doanh và năng lực trả lãi đúng hạn của nhiều doanh nghiệp giảm sút nên nợ xấu cuối năm đã tăng so với đầu năm.

SAIGONBANK đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tiên tiến phù

Nam ban hành trong năm 2011. Hệ thống này cũng xây dựng tiêu chí để chấm điểm

xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau. Đây là công cụ hiệu quả trong công tác thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp

SAIGONBANK đánh giá chính xác mức độ rủi ro từng khoản vay, phân loại nợ

theo thông lệ quốc tế và là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phịng phù hợp.

Bảng 5: Tình hình cho vay của Saigonbank từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Cho vay các tổ chức kinh tế,

cá nhân trong nước 7.790,61 9.604,35 10.280,72 10.945,45

Cho vay chiết khấu thương

phiếu và các giấy tờ có giá 49,46 19,20 62,74 70,65

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy

thác đầu tư 73,31 96,57 104,29 150,96

Cho vay đối với các tổ chức,

cá nhân nước ngoài 3 2 8 15

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK)

Hoạt động tín dụng năm 2008 đạt 7,920 tỷ đồng, tăng 100,62% chỉ tiêu kế hoạch, năm 2009 đạt 9,724 tỷ đồng, tăng 22,77% so với đầu năm, vượt 4,04% kế hoạch, trong đó nhóm 3-5 chiếm 1,78% trên tổng dư nợ. Bước sang năm 2010, hoạt

động tín dụng giảm, dư nợ chỉ đạt 95% (10.456 tỷ đồng) so với chỉ tiêu kế hoạch

năm 2010 là do tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của NHNN nên Ban điều

hành buộc phải tăng dự trữ thanh khoản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Ngay từ đầu năm 2011, Ban điều hành đã chủ động thực hiện các giải pháp tích cực nhằm tuân thủ quy định của NHNN về việc khống chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Hoạt động cho vay đạt 11.183

tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm, đạt 89% kế hoạch năm 2011, trong đó nợ nhóm 3- 5 chiếm 4,75% tồng dư nợ.

Cơ cấu và loại hình cho vay của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng. Bên

cạnh các sản phẩm truyền thống, SAIGONBANK cịn phát triển thành cơng một loạt các sản phẩm mới như cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ơ tơ trả góp, cho vay du học, đi lao động

nước ngồi... Chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm chú trọng. Tỷ lệ

nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức thấp và nhỏ hơn mức 2%.

Bảng 6: Hiệu quả hoạt động kinh doanh Saigonbank từ năm 2008 - 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng thu nhập 1,489,880 1,295,361 2,248,015 2,560,506

Tổng chi phí 1,268,626 1,017,036 1,377,400 2,157,339

Lợi nhuận trước thuế 221,254 278,325 870,616 403,167

Lợi nhuận sau thuế 161,247 210,106 795,024 303,948

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của SAIGONBANK) Trong q trình phát triển, SAIGONBANK ln luôn kết hợp xuyên suốt và nhuần nhuyễn 3 mục tiêu chiến lược: Hoạt động an toàn - Kinh doanh hiệu quả - Phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và hướng

đến chuẩn mực quốc tế về an tồn tài chính.

Trong bối cảnh bất lợi của thị trường và quan điểm cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, mặc dù một số chỉ tiêu kinh doanh còn khiêm tốn nhưng với quyết sách kinh doanh phù hợp, kịp thời và linh hoạt, SAIGONBANK đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra và bảo đảm các chỉ số an toàn theo quy định, lợi nhuận sau thuế

đều tăng trưởng ổn định qua các năm, đó là một cố gắng khơng nhỏ của tồn thể

anh chị em các chi nhánh trong toàn hệ thống trước tình hình kinh tế ngày càng khó

Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế và sau thuế các năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 39)