ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC TỒN TẠI TRONG CÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 65)

CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SAIGONBANK

2.3.1 Những mặt tích cực trong hoạt động huy động vốn của SAIGONBANK SAIGONBANK

- SAIGONBANK đã đa dạng hoá các phương thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

- SAIGONBANK luôn tạo sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn thông qua làm công tác thanh tốn sao cho nhanh chóng và thuận lợi chu đáo. Đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức.

- Khuyến khích các đơn vị điện nước, điện thoại, điểm bán xăng dầu mở tài khoản, chuyển tiền và thực hiện chi trả lương tại chi nhánh. Hiện tại, SAIGONBANK đã ký hợp đồng thu hộ tiền cho CÔNG TY TNHH MTV DẦU

KHÍ TP.HCM (SAIGONPETRO) tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và thu hộ tiền

điện cho TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TPHCM TNHH .

- Thường xuyên theo dõi sát biến động lãi suất, động thái của thị trường,

phân tích nhằm nắm bắt tình hình biến động lãi suất cũng như dự báo biến động nguồn vốn trên thị trường, nhằm có kế hoạch cụ thể điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho phù hợp để bảo đảm duy trì ổn định nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Thực hiện phân tích, lựa chọn và mở rộng mạng lưới hoạt động tại các địa

bàn đông dân cư nhằm thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư theo định hướng tăng trưởng nguồn vốn lâu dài của chi nhánh. Kết quả hoạt động của chi

nhánh và các phòng giao dịch đã chứng tỏ được phần nào uy tín cũng như sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ địa điểm để mở rộng màng lưới của chi nhánh là đúng hướng và theo định hướng phát triển của SAIGONBANK.

SAIGONBANK không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và cơ cấu, phát triển một mạng lưới huy động vốn rộng khắp ở tất cả các chi nhánh tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. Thương hiệu của ngân hàng ngày càng có chỗ đứng tin cậy,

vững chắc trong lịng khách hàng. Trong cơng tác điều hành và quản lý vĩ mô,

vốn hợp lý, luôn bổ sung và hoàn chỉnh các quy chế theo hướng phát huy quyền chủ

động sáng tạo. Trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện một chính sách huy động mềm dẻo trên cơ sở phân tích, dự đốn xu hướng biến động, dùng cơng cụ lãi

suất thả nổi có điều tiết để thu hút khách hàng.

SAIGONBANK luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định về an toàn thanh khoản của NHNN, Hội đồng quản trị. Hiện nay, SAIGONBANK quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên chiến lược của Hội đồng quản trị phê duyệt, các hạn mức và giới hạn thanh khoản được Ban lãnh đạo thông qua.

Bên cạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,

SAIGONBANK đã chú trọng hơn đến việc in ấn các tờ rơi giới thiệu với khách

hàng các loại dịch vụ, thủ tục giao dịch, lãi suất… Tại các chi nhánh, phịng giao dịch ngồi các bảng cơng bố các hình thức huy động cùng với mức lãi suất và biểu phí áp dụng cho các dịch vụ cịn có các băng rơn quảng cáo cho các sản phẩm huy

động vốn mới của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng tiếp cận và sử dụng các sản

phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng, mặt khác tạo ấn tượng, cải thiện hình ảnh, tăng danh tiếng và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động huy động vốn của SAIGONBANK

Hoạt động kinh doanh của SAIGONBANK chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc

điểm kinh tế xã hội và sự thay đổi của mơi trường kinh tế vĩ mơ nói chung. Trong

những năm qua, nền kinh tế nước ta và tình hình thế giới có nhiều biến đổi: Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đồng USD, trên thị trường luôn khan hiếm đồng nội tệ, nhu cầu về vốn, nhu cầu đầu tư trên các ngành, lĩnh vực tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt

trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã thành công trong

việc kiềm chế lạm phát, là tiền đề cơ bản để người dân gửi tiền vào ngân hàng

nhưng nhìn chung lịng tin vào sự ổn định của đồng tiền chưa cao khi giá cả và tỷ

giá biến động.

Trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn của mình, SAIGONBANK cũng gặp phải những trở ngại sau:

- SAIGONBANK vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù

hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách

chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng, SAIGONBANK cũng chưa đẩy mạnh

công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Trải qua thời gian dài hoạt

động, SAIGONBANK đã bộc lộ hạn chế: việc tiếp cận cộng đồng dân cư cịn thụ động, cơng tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa

dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng còn hạn chế. Các dịch vụ

liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa nhiều. Hoạt động

dịch vụ của ngân hàng chủ yếu là hoạt động chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu, các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ; sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng

chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng cịn chưa cao.

- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đang chậm lại và không đồng đều giữa các chi nhánh trong cùng một khu vực. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của chi nhánh. Một tỷ lệ lớn vốn cho vay phải điều

chuyển theo hệ thống nên phải phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch điều chuyển vốn, phụ thuộc vào nguồn vốn nơi khác có thừa hay khơng. Một số chi nhánh cịn trơng chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Hội sở nên không quan tâm đến việc huy động vốn

để tự cân đối.

- Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức, nhất là quảng bá tại địa

phương. Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu chưa được chú ý. Trong khi đó, cạnh tranh bằng chính chất lượng hoạt động của ngân hàng,

xây dựng thương hiệu ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng.

SAIGONBANK cũng đang cố gắng xem xét chấn chỉnh, củng cố hoạt động các phịng giao dịch trong tồn hệ thống, chủ động xử lý các phịng giao dịch hoạt

động khơng hiệu quả. Ban Tổng Giám đốc sẽ tiến hành việc chuyển các phịng giao

dịch đó để giao chỉ định cho các chi nhánh có nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng

khá nhưng còn nhiều diễn biến phức tạp khơng có lợi cho hoạt động ngân hàng. Thời gian gần đây, mặc dù lãi suất huy động vốn của các NHTM tăng khá, kèm theo các chi phí lớn về khuyến mại, tiếp thị... nhưng vốn huy động vẫn tăng chậm, thậm chí tại một số ngân hàng còn bị giảm.

- Do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các NHTM bị khống chế hạn mức tín dụng có tính chất bình quân, cào bằng như nhau là tăng trưởng dư nợ không quá

30% đến hết năm 2008 và lãi suất cho vay tăng lên quá cao, nên các doanh nghiệp, đông đảo khách hàng khác rất khó vay được vốn ngân hàng. Bởi vậy các doanh

nghiệp giảm tiền gửi của mình để chuyển sang sử dụng cho đầu tư. Một số doanh nghiệp cho đối tác kinh doanh của mình vay. Các tập đồn cũng sử dụng vốn tiền gửi của mình để cho các đơn vị thành viên, công ty con vay...Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp tư nhân,... cũng giảm tiền gửi của mình để cho người thân trong

gia đình, bạn bè, đầu mối bạn hàng vay kinh doanh, đầu tư, thanh toán...

- Thị trường chứng khoán sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường OTC xuống quá thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, thụt vốn. Bởi vậy tiền của các nhà đầu tư gửi tại NHTM cũng sụt giảm theo. Bên cạnh đó số dư trên tài khoản của nhà đầu tư tại các cơng ty chứng khốn cũng giảm; đồng thời hàng loạt cơng ty chứng khốn bị thua lỗ trong nhiều danh mục đầu tư từ đầu năm đến nay. Hai nhân tố này làm giảm số dư tiền gửi của công ty chứng khoán tại các NHTM.

- Từ đầu năm đến nay thị trường vàng biến động mạnh, trong điều kiện chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) ở mức cao, nên một lượng đáng kể tiền của người dân được đầu tư vào vàng. Một số thông tin đã công bố cho hay, từ đầu năm 2008 đến

nay trên 40 tấn vàng đã được nhập khẩu về Việt Nam, trị giá trên 1,2 tỷ USD, trong

- Nguồn tiền trong dân cũng có giới hạn. Sau các đợt tăng lãi suất huy động vốn của NHTM, người dân đã tập trung gửi vào NHTM thời điểm lãi suất cao, lại còn được khuyến mãi, quay thưởng, tặng q,... đến nay khơng cịn tiền để gửi.

Các nguyên nhân nói trên cũng cho thấy, thị trường tiền tệ sẽ còn tiếp tục

nóng lên. Để hạ nhiệt lãi suất, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay đang ở mức quá cao như hiện nay thì cần có sự linh hoạt trong điều hành chính sách của cơ quan chức năng. Bởi vì sản xuất kinh doanh phát triển, chi phí vốn vay giảm, số đơng người lao động có thêm việc làm,... mới là nền tảng vững chắc cho kiềm chế lạm phát.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

SAIGONBANK chưa thực hiện tốt cơng tác phân tích nguồn vốn mặc dù những năm qua, ngân hàng đã nghiên cứu, xem xét vấn đề này nhưng những việc đó

chưa đúng với thực chất phân tích nguồn vốn. Cơng tác này nếu thực hiện tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế bớt các rủi ro có thể gặp và tối thiểu hóa chi phí đầu vào.

Ý thức về tầm quan trọng của công tác huy động vốn cịn chưa được từng cán bộ cơng nhân viên nhận thức đầy đủ. Ở cấp chi nhánh cịn có sự không thống nhất, thiếu sự hỗ trợ giữa các phòng ban trong việc thu hút, phát triển nguồn vốn

huy động.

Công nghệ ngân hàng vừa ứng dụng vừa cải tiến. Mặc dù SAIGONBANK đã thực hiện thành công dự án core banking về hiện đại hóa ngân hàng nhưng với

mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng dẫn đến việc xử lý dữ liệu truyền tải qua hệ thống máy chủ thường xuyên bị quá tải, lỗi so với dung lượng dự kiến ban đầu, hệ thống mạng vẫn cịn đang trong q trình nâng cấp nên tốc độ xử lý còn chậm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức bởi

những khó khăn nội tại cũng như ảnh hưởng bất lợi từ bên ngồi. Tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao đã tác động lớn đến diễn biến thị trường tài

chính tiền tệ. Trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng khó

khăn về thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động trên thị trường tăng mạnh.

Trong bối cảnh kinh tế ấy, SAIGONBANK đã chủ động điều hành kinh doanh linh hoạt, nghiệp vụ huy động vốn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tồn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn họat động trong cơn biến động và chạy

đua lãi suất trên thị trường, chủ động tìm kiếm thương lượng các nguồn vốn, cân đối trong việc sử dụng vốn trong cho vay nên từng bước đã cân đối nguồn vốn - sử

dụng vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường Liên Ngân hàng. Các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, sản phẩm tiền gởi thanh tốn liên tục được hồn thiện, tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng, mở rộng nhiều hình thức để tiếp cận khách hàng và phục vụ một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của SAIGONBANK cũng còn nhiều hạn chế, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, sản phẩm tiết kiệm chưa thật sự

đa dạng, tỷ trọng tiền gởi thanh tốn trong tổng nguồn vốn huy động cịn chiếm tỷ

lệ thấp, hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây nên

chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Vì vậy, bản thân ngân hàng cần phải nỗ lực

khắc phục những hạn chế trên, tiến đến mục tiêu tối thiểu hóa chi phí huy động vốn.

Bước sang năm 2012, cơ hội và thách thức vẫn cịn đan xen. Chính sách tiền

tệ dự báo sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Như vậy, đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút tiền gửi.

Trái lại, đối với những ngân hàng có khả năng nắm bắt được diễn biến của thị trường, đề ra những giải pháp phù hợp, biến thách thức thành cơ hội, chủ động

tái cấu trúc sẽ nâng cao được tiềm lực tài chính và vị thế cạnh tranh, tạo bước đột

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CAO HIỆN NAY

3.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn 3.1.1 Cơ hội

Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trị của các NHTM, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định, mức sống của người dân đã và đang được cải thiện, một số thành phần dân cư đã tích lũy được một số lượng tiền nhàn rỗi nên nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

- Hiện đại hóa và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các kênh phân phối trên nền công nghệ hiện đại.

- Tăng cường hợp tác chiến lược: một mặt các ngân hàng vừa cạnh tranh với nhau, một mặt vừa hợp tác với nhau trên một số phương diện. Nhiều ngân hàng đã liên kết, hợp tác để tăng cường sức mạnh nhằm chiếm lĩnh, thống trị những mảng thị trường nhất định. Tính liên kết sẽ ngày càng sâu sắc hơn, đó là liên kết qua hệ thống thanh toán, liên kết cùng chia sẻ những lợi thế và khắc phục điểm yếu của nhau, liên kết thơng qua hình thức đối tác chiến lược với quan hệ sở hữu vốn cổ phần…

- Tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế: để phát triển thành một hệ thống ngân hàng hiện đại đủ sức hội nhập và cạnh tranh trong môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng và an toàn, các ngân hàng Việt Nam cần quan tâm đến việc đẩy nhanh quá trình cải cách, sắp xếp, cơ cấu lại để có một mơ hình ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

- Những nền kinh tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại. Khi các nền kinh tế lớn tăng trưởng, khơng ít thì nhiều kinh tế Việt Nam sẽ được

hưởng lợi, dòng vốn FII và đặc biệt là FDI sẽ tốt hơn. Mãi lực đầu tư và thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)