Mô tả kinh nghiệm của mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 1 Dưới 1 năm 1 .6 .6 .6

2 Từ 1 đến 4 năm 46 29.9 29.9 30.5

3 Từ 4 đến 8 năm 88 57.1 57.1 87.7

4 Trên 8 năm 19 12.3 12.3 100.0

Total 154 100.0 100.0

4.1.2 Phân tích mơ tả các biến nghiên cứu

Các biến (các khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều biến quan sát. Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái niệm với qui ước là sự đồng ý tăng dần: từ 1= Hồn tồn khơng đồng ý, đến 5= Hồn tồn đồng ý. Giá trị của thang đo có được bởi việc lấy trung bình của các biến quan sát dùng để đại diện cho các khái niệm nghiên cứu, trong đó giá trị trung bình được kỳ vọng là 3 (trung bình của 1 và 5). Kết quả phân tích thống kê mơ tả các biến nghiên cứu theo SPSS 16.0 được trình bày trong phụ lục 6: Mô tả các biến nghiên cứu.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy đa số các biến nghiên cứu đều đạt trên mức trung bình kỳ vọng (trung bình lớn hơn 3) ngoại trừ 2 biến có mức trung bình nhỏ hơn 3 như sau: biến C2d17 (Mở các buổi hội thảo và tư vấn) có trung bình bằng 2,80 và biến C2f27 (Nhận thức được rủi ro và sự chứng thực GDTT) có trung bình bằng 2,69.

Bên cạnh đó, đối với thước đo Skewness – thước đo mức độ không đối xứng của một phân phối – ta thấy có 2 biến có giá trị Skewness đáng lưu ý đó là: biến C2d13 (Nhân viên bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn) và biến C2d19 (Thời gian làm việc thuận tiện) với giá trị Skewness lần lượt là -2,769 và -3,180 cho thấy 2 biến này có phân phối lệch trái (phân phối chuẩn có Skewness bằng 0). Đa số các

biến cịn lại đều có phân phối chuẩn với các số liệu cụ thể như trong Phụ lục 7: Mô tả các biến nghiên cứu.

4.2 Đánh giá độ tin cậy

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.80 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.70 đến 0.80 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.60 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với 29 biến trong nghiên cứu, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)