Qui mô niêm yết trên HOSE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 44)

Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu

Số chứng khoán

niêm yết (1 CK) 352,00 304,00 6,00 42,00

Tỉ trọng (%) 100,00 86,36 1,70 11,93

Khối lượng niêm

yết (ngàn CK) 15.805.298,89 15.453.702,32 300.107,29 51.489,28

Tỉ trọng(%) 100,00 97,78 1,90 0,33

Giá trị niêm yết

(triệu đồng) 163.560.024,19 154.537.023,19 3.001.072,90 6.021.928,10

Tỉ trọng (%) 100,00 94,48 1,83 3,68

Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh[20].

2.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây thời gian gần đây

Ngày 28/7/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam bước sang tuổi 13 với hơn 1,2 triệu tài khoản giao dịch, 1.690 cơng ty đại chúng, trong đó 705 cơng ty đã niêm yết, 130 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, 105 công ty chứng khốn, 47 cơng ty quản lý quỹ và 23 quỹ đầu tư chứng khốn. Vốn hóa thị trường chiếm 27% GDP quốc gia.[4]

Hình 2.1: Đồ thị diễn biến VNIndex từ 5/2011 đến 6/2012

Nguồn: Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012, trang 13)[2]

Theo đồ thị diễn biến VNIndex từ 5/2011 đến 6/2012 (Hình 2.1), ta thấy chỉ số VNIndex giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng thời gian cuối năm 2011, sang đầu năm 2012 chỉ số này bắt đầu tăng điểm. Kết thúc nửa đầu của năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ được sự khởi sắc so với cuối năm 2011. Hết tháng 6/2012, VN-Index tăng 20,1% so với cuối năm 2011. Thanh khoản trên thị trường cũng được cải thiện đáng kể khi giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả hai sàn giao dịch đạt mức 1.426 tỷ đồng/phiên trong khi con số này của năm 2011 chỉ là trên 818 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, sau khi đạt mức cao điểm cao nhất vào đầu tháng 5, các chỉ số đã quay đầu giảm điểm với mức thanh khoản giảm dần. Nếu như giai đoạn đầu năm, thị trường hồi phục mạnh nhờ mặt bằng giá cổ phiếu ở mức thấp tương đối cộng với những kỳ vọng vào các chính sách vĩ mơ sẽ chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏng thì từ giữa tháng 5, những bất ổn còn tồn tại là rào cản khiến

dịng tiền vào thị trường khơng được kích hoạt và bổ sung thêm. (Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012)[2]

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012

Nguồn: Cổng thơng tin Tài chính – Chứng khốn CafeF (2012, trang 9)[3] Theo biểu đồ tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012 (Hình 2.2), thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã có 4 tháng đầu tăng điểm, trong đó tháng 1 VN-Index tăng mạnh nhất với mức tăng hơn 10%, 3 tháng sau đó HNX- Index có tốc độ tăng nhanh hơn VN-Index, với mức tăng tháng 2 đạt 13,3%.Tính bình qn trong 6 tháng qua, khối lượng giao dịch bình quân một phiên trên HOSE đạt 70 triệu cổ phiếu, đạt giá trị bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên trong tháng 6, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt 66,5 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị đạt 1.117 tỷ đồng.

Theo biểu đồ khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2012 trên HOSE (Hình 2.3) ta thấy: trong ba tháng đầu năm khối lượng giao dịch có xu hướng tăng; tuy nhiên từ tháng 3 đến tháng 6, khối lượng giao dịch giảm dần. Tháng 3 là tháng có

khối lượng giao dịch cao đỉnh điểm và tháng 6 là tháng có khối lượng giao dịch thấp nhất chỉ khoảng hơn 30 triệu đơn vị, bằng khoảng 1/3 của tháng 3.

Hình 2.3: Biểu đồ khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2012 trên HOSE

Nguồn: Cổng thơng tin Tài chính – Chứng khốn CafeF (2012, trang 9)[3] Nhìn chung, về cơ cấu doanh thu, nguồn thu chủ yếu của các sở giao dịch tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào thu từ phí giao dịch chứng khốn (riêng Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội có thêm nguồn thu từ đấu thầu trái phiếu chính phủ). Tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, thu từ phí giao dịch chiếm 80% trên tổng doanh thu năm 2009. Các khoản thu khác có hàm lượng chất xám cao, tỉ lệ giá trị gia tăng lớn, ổn định trước diễn biến của thị trường chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu doanh thu như: phí niêm yết, phí thành viên, phí bán các sản phẩm thơng tin, phí từ hoạt động trên thị trường phái sinh (Việt Nam chưa triển khai thị trường phái sinh)… Chính điều này đã tạo sự bị động của các sở giao dịch trước diễn biến trên thị trường, đặc biệt khi thị trường đi xuống, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào tính thanh khoản trên thị trường. (Trần Đắc Sinh, 2012)[14]

- Thị phần giá trị giao dịch mơi giới q II/2012 của 10 CTCK hàng đầu tại SGDCK TP.HCM:

+ Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:

Bảng 2.2: Thị phần giá trị giao dịch mơi giới q II/2012 về cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của 10 CTCK hàng đầu tại HOSE

STT Tên Công ty Chứng khoán Tên viết tắt Thị phần

1 Cơng ty Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh HSC 11,47%

2 Công ty Chứng khốn Sài Gịn SSI 8,06%

3 Công ty Chứng khoán ACB ACBS 6,25%

4 Cơng ty Chứng khốn Phương Nam PNS 6,20%

5 Cơng ty Chứng khốn Kim Eng Việt Nam KEVS 5,70%

6 Cơng ty Chứng khốn Rồng Việt VDSC 5,25%

7 Cơng ty Chứng khốn VN Direct VNDS 3,88%

8 Cơng ty Chứng khốn MB MBS 3,68%

9 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Nơng Nghiệp AGRISECO 3,62%

10 Cơng ty Chứng khốn FPT FPTS 3,45%

Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh[16] + Trái phiếu:

Bảng 2.3: Thị phần giá trị giao dịch mơi giới q II/2012 về trái phiếu của 10 CTCK hàng đầu tại HOSE

STT Tên Cơng ty Chứng khốn Tên viết tắt Thị phần

1 Cơng ty Chứng khốn Bảo Việt BVSC 17,55%

2 Cơng ty Chứng khốn Đơng Nam Á SEASECURITIES 17,16%

3 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

VPBS 15,74%

4 Cơng ty Chứng Khốn FPT FPTS 11,84%

5 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

VCBS 10,40%

7 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

BSC 10,07%

8 Công ty Chứng khốn Sài Gịn SSI 3,37%

9 Cơng ty Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh HSC 1,86%

10 Cơng ty Chứng khốn MaritimeBank MSBS 1,62%

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh[16] - Thị phần giá trị giao dịch môi giới quí I/2012 của 10 CTCK hàng đầu tại SGDCK TP.HCM:

+ Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:

Bảng 2.4: Thị phần giá trị giao dịch mơi giới q I/2012 về cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của 10 CTCK hàng đầu tại HOSE

STT Tên Cơng ty Chứng khốn Tên viết tắt Thị phần

1 Cơng ty Chứng khốn Sài Gịn SSI 11,47%

2 Cơng ty Chứng khốn Tp.HCM HSC 11,00%

3 Cơng ty Chứng khốn ACB ACBS 10,36%

4 Cơng ty Chứng khốn Kim Eng Việt Nam KEVS 5,11%

5 Công ty Chứng khốn Bản Việt VCS 4,46%

6 Cơng ty Chứng khoán Rồng Việt VDSC 4,24%

7 Cơng ty Chứng khốn Thăng Long TLS 4,16%

8 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín

Sacombank-SBS 3,68%

9 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

AGRISECO 3,51%

10 Cơng ty Chứng khốn VN Direct VNDS 3,13%

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh[16] + Trái phiếu:

Bảng 2.5: Thị phần giá trị giao dịch mơi giới q I/2012 về trái phiếu của 10 CTCK hàng đầu tại HOSE

1 Cơng ty Chứng khốn Sài Gòn SSI 51,241% 2 Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại Thương

Việt Nam

VCBS 37,252%

3 Cơng ty Chứng Khốn An Bình ABS 5,749%

4 Cơng ty Chứng Khốn Bảo Việt BVSC 5,739%

5 Cơng ty Chứng Khốn Tân Việt TVSI 0,019%

(Trong q I/2012 chỉ có 5 CTCK tham gia giao dịch môi giới Trái phiếu) Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh[16] Dù trên tồn thị trường có đến 105 cơng ty chứng khốn nhưng trong cả hai quí, quí I và quí II năm 2012 (Bảng 2.2 và Bảng 2.4), mười cơng ty chứng khốn hàng đầu tại HOSE đều chiếm giữ hơn 60% thị phần giá trị giao dịch mơi giới chứng khốn về cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Riêng đối với trái phiếu, trong q I/2012 chỉ có 5 cơng ty chứng khốn tham gia giao dịch mơi giới trái phiếu (Bảng 2.5), sang q II/2012 có 10 cơng ty chứng khốn tham gia giao dịch mơi giới trái phiếu (Bảng 2.3).

2.4 Luật Chứng khoán và một số cơ sở pháp lý

Hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về cơng ty chứng khốn cũng bao gồm các quy phạm pháp luật như của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về cơng ty chứng khốn có một số điểm khác biệt so với các nước khác cả về văn bản và phạm vi điều chỉnh của văn bản. Ví dụ, Luật Chứng khoán của các nước thường qui định luôn cả về việc xử lý hành chính và hình sự với các mức chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khốn; trong khi đó, hệ thống pháp luật Việt Nam lại tách riêng phần xử lý hình sự đối với các hành vi này trong một văn bản độc lập, chuyên ngành là Luật Hình sự. Hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về công ty chứng khốn có thể chia làm hai loại:

- Các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh cơng ty chứng khốn, bao gồm:

+ Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán;

+ Các Quy chế về tổ chức và hoạt động của cơng ty chứng khốn; Quy chế cơng bố thơng tin và giao dịch chứng khốn; Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và giao dịch chứng khoán; và một số văn bản pháp quy khác do Bộ Tài chính ban hành.

- Các quy phạm pháp luật gián tiếp điều chỉnh cơng ty chứng khốn bao gồm: Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại; Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Các Luật về thuế; Luật Phá sản doanh nghiệp. (Nguyễn Thế Thọ, 2009)[11]

Vì kinh doanh chứng khốn là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro và những biến động trong hoạt động kinh doanh chứng khốn có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ảnh hưởng xấu đến lợi ích của những người đầu tư nên pháp luật của các nước đều đặt ra những điều kiện rất nghiêm ngặt trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các cơng ty chứng khốn. Đó là các điều kiện về hình thức pháp lý, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về vốn và các điều kiện về nhân sự đối với những chủ thể kinh doanh chứng khốn. Ví dụ như Luật Chứng khoán Việt Nam qui định mức vốn cụ thể đối với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)