Thêm nữa, theo quy định hiện nay, ở cuối mỗi bản án thường ghi rõ: người có quyền và nghĩa vụ liên quan được yêu cầu cơ quan thi hành án quận/huyện để được thi hành bản án theo quy định pháp luật. Do chưa thấy chức năng thi hành án của TPL được ghi nhận trong bản án nên nhiều người dân còn e ngại khi chọn dịch vụ của TPL
Do đó, việc thống nhất quy định pháp luật, tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định là cần thiết để có hệ thống pháp luật toàn diện, ổn định, dễ dự báo; từ đó xây dựng mơi trường pháp luật tốt nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
5.2.6. Tiêu chí “Phù hợp với các nguyên lý cạnh tranh, thương mại và thúc đẩy đầu
tư”
Hoạt động của TPL chưa tạo được ảnh hưởng sâu rộng như các cơ quan thi hành án của nhà nước đã làm. Do đó, các văn phịng TPL rất chú trọng đến chất lượng dịch vụ và cạnh tranh bằng chất lượng. Có thể nói, họ đều quan tâm đến việc đào tạo nhân viên và các nhân viên đều tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng: 54,5% khách hàng cảm thấy hài lòng, 36,4% cảm thấy tương đối hài lòng và chưa tới 7% cảm thấy khơng hài lịng. Như vậy, bằng những dịch vụ tốt, TPL đã có được nhìn nhận tốt từ khách hàng.
Các văn phòng TPL đã đem đến sự hài lòng cho khách hàng bằng chi phí khơng quá đắt. Điều này cũng được đánh giá qua cảm nhận của khách hàng về mức chi phí so với các dịch vụ nhận được: 70,5% khách hàng cho rằng mức phí hiện nay là phù hợp, trong khi 22,7%
Hình 5.7. Mức độ hài lịng của khách hàng đối với dịch vụ thừa phát lại
cho rằng mức phí cịn cao [Hình 5.8]. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan kết hợp
với chỉ số hài lịng của khách hàng thì mức phí là tương đối phù hợp.
Hoạt động của các văn phòng TPL vừa đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư và từng bước mở rộng thị trường vừa thực hiện sứ mạng công do nhà nước ủy quyền. Bằng chứng là ngày 20/4/2012, thêm 2 văn phòng TPL đặt tại quận 10 và quận Gị Vấp đã có quyết định thành lập của UBND TP.HCM.
Nhìn chung, Bộ tiêu chí OECD đã giúp nhận dạng những thuận lợi, khó khăn và đánh giá chính sách thí điểm TPL tại TP.HCM tương đối toàn diện. Kết quả đánh giá với 6 tiêu chí cho thấy những điểm tích cực như sau: (i) chính sách thí điểm TPL thực hiện tương đối tốt các mục tiêu đã đề ra như tạo lập chứng cứ và giảm chi tiêu ngân sách; (ii) nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý cho việc thí điểm TPL đã khá đầy đủ; (iii) trước mắt, lợi ích của thí điểm đang lớn hơn chi phí; (iv) các văn phòng TPL hoạt động bước đầu hiệu quả sẽ khuyến khích các cơ quan nhà nước cùng lĩnh vực phải cải cách; (v) hoạt động của các văn phòng TPL phù hợp với nguyên lý cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc thí điểm vẫn gặp những hạn chế và khó khăn nhất định, cụ thể là: (i) nhiều người dân chưa biết về TPL nên đóng góp của TPL đối với việc giảm tải cho tòa án, cơ quan thi hành án chưa đáng kể; (ii) nhiều cán bộ, công chức cũng chưa biết về chế định này nên thiếu sự hỗ trợ cho TPL; (iii) một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của TPL cịn chưa thống nhất.
Hình 5.8. Đánh giá của khách hàng về phí dịch vụ
CHƯƠNG 6. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 6.1. Kết luận 6.1. Kết luận
Qua việc phân tích và đánh giá trên đây, chính sách thí điểm TPL tại TP.HCM đã thể hiện tính đúng đắn trong chủ trương XHH dịch vụ tư pháp. Chính sách này đã bước đầu thành công trong việc giảm tải đối với hoạt động của tòa án và cơ quan thi hành án cũng như hình thành kênh xác minh thơng tin, tạo lập chứng cứ, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân.
Tuy nhiên, chế định TPL vẫn còn mới đối với nhiều người dân và thậm chí cịn mới đối với nhiều cán bộ ở địa phương. Thêm nữa, việc chưa chuyển giao hồn tồn các cơng việc của các cơ quan tòa án và thi hành án theo quy định PL sang cho TPL dẫn đến hoạt động của TPL cịn mang tính cầm chừng.
Có thể nói, những kết quả bước đầu của 5 văn phòng TPL và sự tạo điều kiện của nhà nước là yếu tố quan trọng và có cơ sở để mở rộng việc thí điểm TPL ra các quận, huyện khác trong TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác.
Do đó, các cơ quan nhà nước cần căn cứ vào tình hình thực tế thí điểm TPL, các kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý và tạo điều kiện cho chế định TPL phát triển.
6.2. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của thừa phát lại tại một số nước 6.2.1. Sự chuyển giao công việc và vai trò giám sát của nhà nước 6.2.1. Sự chuyển giao cơng việc và vai trị giám sát của nhà nước
Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Hồng Kơng, nhà nước khơng cung cấp
tồn bộ dịch vụ cơng mà có sự tham gia tương đối mạnh của khu vực tư nhân. Thậm chí, khu vực tư nhân đã sớm cung cấp các dịch vụ đặc biệt như thi hành án, tống đạt giấy tờ, quản lý trại giam. Việc thi hành án ở những nước này là việc tư, chỉ liên quan giữa các đương sự với nhau thông qua TPL – một dạng tổ chức nghề nghiệp không phải cơ quan nhà nước. Do đó, người dân có nghĩa vụ cung cấp thông tin và kinh phí để TPL thực hiện62.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của TPL nhưng thực hiện chức năng giám sát bằng cách ban hành quy định pháp luật, kiểm tra sự tuân thủ; cụ thể là giám sát
của thẩm phán thi hành án như ở Pháp63 và giám sát của chánh án cấp quận như ở Đức64. TPL được nhà nước ủy quyền để cung cấp dịch vụ công nên TPL hành động với tư cách là nhân viên tư pháp và có quyền lực cơng.
6.2.2. Hoạt động tiêu biểu của thừa phát lại tại một số nước
Ở Hồng Kông, người được thi hành án phải ký quỹ cho việc thi hành án: 400 USD dành
cho khu vực Hồng Kông và 800 USD dành cho khu vực Cửu Long. Chi phí cho TPL đều được khấu trừ từ khoản tiền ký quỹ này. Người được thi hành án có thể nhận lại số tiền chưa sử dụng sau khi TPL thi hành xong. Khi đó, TPL sẽ thơng báo đến phịng tài chính của tịa án và phịng tài chính sẽ tính tốn số tiền phải hồn trả và thơng báo trả tiền cho người u cầu65.
Ở Pháp, TPL có nghĩa vụ thơng báo cho đương sự về các thủ tục, quyền và nghĩa vụ khi đi kiện. Khi bản án đã được tống đạt, TPL hướng dẫn đương sự về khả năng kháng cáo, khiếu nại. TPL còn tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề phòng các trường hợp rủi ro không
63 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.228)
64 Luật Phạm Nghiêm (2012)
65 Judiciary of Hong Kong
Đương sự nộp đơn Ký quỹ Thừa phát lại thi hành án Thanh tốn phí dịch vụ Hồn trả tiền cịn lại Kết thúc hợp đồng Quy trình thi hành án Quy trình thanh tốn
Hình 6.1. Quy trình thi hành án của thừa phát lại tại Hồng Kơng
thanh tốn tiền; lập vi bằng ghi nhận hành vi gây rối trật tự công cộng, khiếm khuyết của cơng trình xây dựng và hàng giả. TPL không cạnh tranh với luật sư dù phạm vi công việc đa dạng và có nhiều chức năng tương đối giống nhau. Tại Pháp, mỗi văn phịng luật sư có thể có TPL làm cộng tác viên; và ngược lại, mỗi văn phịng TPL có thể có luật sư làm cộng tác viên.
6.2.3. Đào tạo và bổ nhiệm thừa phát lại
TPL ở các nước cũng tương tự như Việt Nam trong tổ chức và hoạt động. Điểm khác biệt tạo nên hiệu quả và ảnh hưởng của TPL các nước là do TPL và các thư ký được đào tạo bài bản, nâng cao nghiệp vụ và tham gia hội thảo nghề nghiệp thường xuyên. Ở Pháp, các công việc này đều do Hội đồng Thừa phát lại (một tổ chức hành nghề ra đời từ năm 1945) đảm nhiệm66.
Bên cạnh đó, để trở thành TPL, mỗi nước có quy định tương đối giống nhau về quốc tịch và yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, một số quy định riêng của Pháp, Hoa Kỳ và Anh là những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh TPL. Pháp chú trọng đến trình độ chun mơn (bằng master67) và kỳ thi tuyển (viết và vấn đáp) với kiến thức về hầu hết các lĩnh vực pháp luật68. Hoa Kỳ u cầu trình độ giáo dục tồn diện và kinh nghiệm làm cảnh sát. Anh có quy trình sát hạch TPL kỹ lưỡng, trong đó ứng viên khơng chỉ phải nộp lệ phí đăng ký 150 pound và trái phiếu 200 pound để bắt đầu quá trình dự tuyển mà còn phải tự đăng tin quảng cáo trên báo địa phương về dự định thi chứng chỉ TPL để những người biết về ứng viên phản hồi thông tin cho cơ quan xét duyệt69. Cả Pháp, Hoa Kỳ, Anh đều yêu cầu bắt buộc đối với việc tập sự tại các văn phịng TPL.
6.3. Kiến nghị chính sách
6.3.1. Kéo dài thời gian và mở rộng địa bàn thí điểm
Do thực tế, văn phịng TPL mới hoạt động được 2 năm 2 tháng (tính đến 01/7/2012) và ở 5 quận tại TP.HCM nên khá khó khăn trong việc đánh giá tồn diện chính sách thí điểm TPL
66 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.241 - 242)
67 Theo hệ thống giáo dục của Pháp, chương trình cao học (master) thường kéo dài 2 năm, hết năm thứ nhất sinh viên
được nhận bằng master 1
68 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.236)
vì thời gian thí điểm ngắn và địa bàn hẹp. Vì vậy, nếu Quốc hội cho phép thời gian thí
điểm kéo dài thêm 2 năm và mở rộng ra một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương,
Đà Nẵng, Hà Nội thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn vì khi đó chính sách sẽ có tác động sâu rộng hơn đối với cộng đồng.
6.3.2. Giúp người dân nhận biết và sử dụng dịch vụ của thừa phát lại
Giới thiệu về TPL giúp người dân hiểu về chức năng, nhiệm vụ của TPL để sử dụng khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là việc cần thiết. Một số giải pháp mà UBND TP.HCM có thể sử dụng để tuyên truyền về thí điểm TPL như:
Đài Truyền hình TP.HCM
Hiện nay, truyền hình là một kênh thơng tin nhanh chóng. Việc sử dụng truyền hình trong phổ biến pháp luật đã được sử dụng. Ví dụ như chương trình Chuyện khơng của riêng ai phát sóng 20 giờ 5 phút thứ 5 hàng tuần trên kênh HTV7. Đây là chương trình truyền hình phổ biến, tư vấn pháp luật có tỷ lệ người xem cao. Dựa trên những tiểu phẩm hài, Chuyện
không của riêng ai đặt ra những câu hỏi, phân tích các tình huống, cuối cùng nêu ra quy
định pháp luật70. Dựa vào kiến thức này, người dân có thể tránh được hậu quả từ những mâu thuẫn khơng đáng có và biết cách để giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch. UBND TP.HCM có thể sử dụng kênh này để giới thiệu về chế định TPL đến cộng đồng.
Báo Pháp luật TP.HCM
Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan chủ quản của Báo Pháp luật TP.HCM. Báo Pháp luật TP.HCM ra đời từ năm 1990 và ban đầu chỉ là nội san của Sở Tư pháp TP.HCM. Qua thời gian phát triển, Báo Pháp luật TP.HCM đã tăng số lượng xuất bản 500 bản/kỳ, 4 kỳ/tuần. Đến tháng 9/2007, Báo Pháp luật TP.HCM trở thành nhật báo với số lượng độc giả khá lớn và xuất bản khoảng 130.000 bản/kỳ71. Vì vậy, chính quyền thành phố có thể sử dụng kênh này để giới thiệu và góp phần làm cho chế định TPL từng bước trở nên quen thuộc với người dân.
70 HTV và Lasta
Chương trình Đối tác tư pháp
Bộ Tư pháp thường là cơ quan đại diện hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ về hỗ trợ tư pháp, trong đó có Chương trình Đối tác tư pháp72. Chương trình này được Liên minh châu Âu tài trợ từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2015 với ngân sách 18,7 triệu euro và trở thành chương trình cải cách tư pháp lớn nhất tại Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình là “xây dựng một nền tư pháp có năng lực, trong sạch, dân chủ và bảo vệ công lý” rất phù hợp với chiến lược Cải cách tư pháp quốc gia (2005). Do vậy, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thể hợp tác và sử dụng ngân sách của Chương trình này để thực hiện tuyên truyền thông qua Quỹ sáng kiến tư pháp nếu đảm bảo các tiêu chí về hồ sơ [Phụ lục 6].
6.3.3. Rà soát pháp luật hiện hành liên quan đến thừa phát lại và có những quy định phù hợp phù hợp
Trước hết, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, nhất là Bộ Tư pháp trong việc rà sốt quy định hiện hành có liên quan đến TPL. Những quy định cần rà soát trước tiên thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cơng chứng và các hoạt động của luật sư. Khi quy định pháp luật thống nhất, khơng chồng chéo sẽ tạo điều kiện bình đẳng, hợp pháp cho các bên trong giao dịch. Do đó, rà sốt các quy định để sửa đổi, bổ sung những điều khoản thích hợp là việc làm cần thiết và cấp bách.
Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân tối cao xem xét, bổ sung nội dung về thẩm quyền thi hành án của TPL giống như các cơ quan thi hành án của nhà nước vào bản án: “Sau khi bản án
có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền liên hệ cơ quan thi hành án hoặc văn phòng TPL
để yêu cầu thi hành án”. Quy định này giúp người dân yên tâm trong việc chọn TPL để thi
hành án.
Thêm nữa, yêu cầu ký quỹ trong xác minh và thi hành án là một quy định cần thiết. Bởi lẽ, các văn phòng TPL chỉ ký hợp đồng với khách hàng và nhận thù lao khi hồn thành cơng việc. Bất cập ở chỗ, trong quá trình TPL thực hiện hợp đồng, một số khách hàng không muốn tiếp tục thi hành án. Việc ký quỹ giống như mơ hình của Hồng Kông sẽ giúp cho các TPL chủ động trong thi hành án và được trả tương ứng với mứ độ thực hiện hợp đồng. Số
tiền ký quỹ được sử dụng cho việc đi lại, xác minh và thi hành án. Mức ký quỹ sẽ do Bộ Tư pháp quy định tùy theo giá trị tài sản và/hoặc mức độ phức tạp của vụ việc.
6.3.4. Chú trọng đến công tác đào tạo và thủ tục bổ nhiệm
Mức độ hiệu quả trong hoạt động của TPL phụ thuộc phần lớn vào năng lực, sự am hiểu và khả năng áp dụng pháp luật của người hành nghề TPL trong các tình huống cụ thể. Do đó, những người hoạt động trong lĩnh vực TPL cần được tập huấn kỹ lưỡng và cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên ngành. Theo khảo sát tại 5 văn phịng TPL, ngồi các TPL bắt buộc có chứng chỉ TPL thì 72,4% thư ký TPL (đội ngũ kế thừa của TPL) chưa tham gia tập huấn. Vì vậy, Tổng cục Thi hành án, Học viện Tư pháp, UBND TP.HCM cần chú trọng đến việc tổ chức lớp học để tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng này. Bên cạnh đó, Học viện Tư pháp, UBND TP.HCM cũng cần tổ chức các hội thảo và tập huấn nâng