1 Li, Shen là những nhà nghiên cứu người Trung quốc
2.5.2 Các mơ hình phân tích dựa trên hiểu biết năng lực cạnh tranh
2.5.2.1 Mơ hình Kim cương (The Diamond framework):
Mơ hình được ứng dụng nhiều nhất và cũng gây ra tranh cãi nhiều nhất về đánh giá năng lực cạnh tranh là mơ hình Kim cương của Porter.
Mơ hình Kim cương do Porter giới thiệu lần đầu vào năm 1990 trong cuốn Lợi thế cạnh tranh quốc gia là phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia, của một ngành nhằm trả lời cho câu hỏi “Tại sao một quốc gia gặt hái được thành công quốc tế trong một ngành công nghiệp nhất định?”. Theo Porter, mỗi quốc gia đều có bốn thuộc tính lớn định hình mơi trường cạnh tranh cho DN trong nước và chúng cũng chính là những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của các DN trong một quốc gia và trong một ngành công nghiệp nhất định. Bốn thuộc tính này là: điều kiện yếu tố sản xuất, điều kiện nhu cầu, các ngành cơng nghiệp có liên quan và các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh trong nước của DN đã hình thành nên 4 đỉnh của cấu trúc kim cương (hình thoi). Các yếu tố trong “hình thoi” là hệ thống tự củng cố lẫn nhau, ảnh hưởng của một nhân tố phụ thuộc vào trạng thái của các nhân tố khác và lợi thế của nhân tố này cũng có thể tạo ra hay nâng cấp lợi thế của các nhân tố khác.
Ngoài ra, cũng cần xét thêm hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế quốc gia của một ngành, đó là: các sự kiện khách quan (ngẫu nhiên) và Chính phủ. Với sự kết hợp của hai yếu tố này Michael E. Porter đã đưa ra mơ hình “hình thoi” đầy đủ bao gồm 6 yếu tố tương tác mật thiết với nhau (hình 2.2).
Giá trị năng lực cạnh tranh tổng thể
Năng lực cạnh tranh của nhà thầu
Hình 2.2: Mơ hình kim cương hồn chỉnh của Porter (Nguồn: Porter (2008))
(1 ) Các điều kiện về yếu tố sản xuất:
Các yếu tố sản xuất có thể được phân nhóm thành một số loại cơ bản như: Nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Số lượng các yếu tố sản xuất được sử dụng rất khác nhau trong các ngành công nghiệp. DN của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu họ có được những loại yếu tố sản xuất cụ thể với chi phí thấp hoặc chất lượng cao và điều này có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp nhất định. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố sản xuất còn phụ thuộc vào hiệu quả và hiệu suất sử dụng chúng thông qua việc DN lựa chọn cách huy động các yếu tố sản xuất cũng như công nghệ. Vì vậy sự sẵn có các yếu tố sản xuất chưa đủ để giải thích cho sự thành cơng trong cạnh tranh mà đơi khi lợi thế cạnh tranh có thể nảy sinh từ những bất lợi trong một vài yếu tố sản xuất trong một khái niệm năng động hơn.
(2) Các điều kiện từ phía cầu
Các điều kiện về cầu trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh của ngành cơng nghiệp đó vì nó quyết định tốc độ, đặc điểm đổi mới hay cải tiến về trình độ quản lý, cơng nghệ, quy trình sản xuất kinh doanh…của các cơng ty trong ngành, mặt khác nó cịn tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành dựa vào quy mơ.
Ba thuộc tính chủ yếu và có ý nghĩa của cầu trong nước là: Kết cấu (hay bản chất cầu của khách hàng) của cầu trong nước; Quy mô và kiểu mẫu tăng trưởng của cầu trong nước; Những cơ chế lan truyền thị hiếu và sở thích trong nước ra thị trường nước ngồi (quốc tế hóa nhu cầu nội địa). Trong đó kết cấu của cầu trong nước là thuộc tính có tác động quan trọng nhất đến khả năng cạnh tranh của một ngành, nó sẽ định hình cách thức các DN nhận biết, hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nó cũng quyết định sự tác động của 2 thuộc tính cịn lại.
Sự ngẫu nhiên Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của Công ty
Điều kiện yếu tố
sản xuất Điều kiện cầu
Các ngành cơng nghiệp có liên quan và các ngành cơng
nghiệp hỗ trợ
Như vậy các điều kiện cầu đa dạng có thể củng cố cho nhau và có ý nghĩa lớn nhất trong các giai đoạn phát triển khác nhau của một ngành. Tuy nhiên ảnh hưởng của điều kiện cầu lên lợi thế cạnh tranh cũng phụ thuộc vào các yếu tố cịn lại trong “hình thoi” mà sẽ được tiếp tục nghiên cứu sau đây.
(3) Các ngành cơng nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ
Sự tồn tại hay thiếu hụt của các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành cơng nghiệp có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một quốc gia sẽ có tác động đến khả năng cạnh tranh cho một ngành công nghiệp. Cụ thể:
Ngành cơng nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho ngành công nghiệp sử dụng đầu ra theo các cách khác nhau, cụ thể là từ việc tiếp cận các yếu tố sinh lời một cách hiệu quả nhất, là lợi thế phối hợp liên tục mà các ngành phụ trợ tạo ra và quan trọng nhất là tạo ra quá trình đổi mới và cải tiến cơng nghệ. Ví dụ, việc trao đổi các quy trình cơng nghệ, cùng tham gia nghiên cứu phát triển hoặc cùng tham gia giải quyết các vấn đề đưa đến các giải pháp nhanh và hiệu quả hơn và sẽ giảm bớt chi phí rất nhiều cho các DN.
Đối với ngành cơng nghiệp có liên quan, cơ chế mang lại lợi thế cạnh tranh cho ngành khác cũng tương tự như đối với ngành cơng nghiệp hỗ trợ, nó cung cấp những cơ hội cho dịng chảy thơng tin và trao đổi kỹ thuật. Sự hiện diện của một ngành cơng nghiệp có liên quan cũng làm tăng khả năng nhận biết những cơ hội mới trong ngành, ngoài ra thúc đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành này. Tuy nhiên những lợi ích của các ngành phụ trợ và liên quan trong nước cũng phụ thuộc vào những nhân tố cịn lại của “hình thoi”.
(4) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh nội địa
Nhân tố quyết định cuối cùng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngành chính là hồn cảnh mà các cơng ty trong ngành được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất của cạnh tranh trong nước.
Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức trong các ngành và ở những quốc gia cũng rất khác nhau. Những ngành cơng nghiệp quốc gia có lợi thế cạnh tranh thường là những ngành mà ln có sự cam kết lâu dài nhất của nhân viên và chủ sở hữu đối với công ty và với ngành, miễn là có sự hỗ trợ bởi các nhân tố quyết định khác. Sự cam kết này thể hiện ở mức độ đầu tư, tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận cho công ty, cho ngành mặc dù có thể phải đối mặt với những rủi ro hoặc là mức thu nhập hiện tại thấp và sự tận tâm của người làm cơng đối với nghề nghiệp.
Ngồi ra sự cạnh tranh trong nước mạnh mẽ cũng sẽ tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh cho một ngành công nghiệp. Các công ty thành công cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nước sẽ gây ra được những áp lực lên nhau để cùng nâng cấp và đổi mới và từ
đó tăng thêm quy mơ nhờ bán hàng không chỉ thị trường trong nước mà trên thị trường thế giới và điều này sẽ dẫn đến tăng quy mô của cả một ngành công nghiệp.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên
Những sự kiện ngẫu nhiên là những sự phát triển nằm ngồi tầm kiểm sốt của DN và thậm chí là Chính phủ, ví dụ như: chiến tranh, những phát minh về lý thuyết mới, những đột phá trong phát triển công nghệ, sự thay đổi hay phát triển về nhu cầu chính trị ở thị trường nước ngoài ... Chúng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên 6 yếu tố của nhân tố hình thoi. Những sự kiện này tạo ra những gián đoạn mà có thể dẫn đến sự phá bỏ hoặc tái cấu trúc lại ngành công nghiệp, tạo cơ hội cho DN nước ngoài thâm nhập vào ngành công nghiệp mới, thế chỗ các công ty trong nước để đạt được lợi thế cạnh tranh. Đây cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng cho phép sự chuyển đổi về lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp cụ thể.
(6) Vai trị của Chính phủ
Chính phủ ở mọi cấp độ có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung và của các ngành nói riêng thơng qua ảnh hưởng của mình đến 4 nhân tố quyết định. Vai trị này có thể thấy rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng chính sách lên mỗi nhân tố. Những chính sách thành cơng và có hiệu quả được phát huy trong các ngành cơng nghiệp mà có sự hiện diện của các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh và trong các ngành mà Chính phủ tác động củng cố các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh này. Ngược lại Chính phủ cũng có thể bị tác động bởi mỗi nhân tố trong bốn nhân tố quyết định theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Như vậy có thể nói mỗi nhân tố quyết định nói trên trong mơ hình “hình thoi” phụ thuộc lẫn nhau vì tác động của một nhân tố thường dựa vào tình trạng của các nhân tố khác. Sự yếu kém của một nhân tố quyết định bất kỳ nào sẽ có thể cản trở một ngành có tiềm năng phát triển của một quốc gia.
2.5.2.2 Mơ hình Kim cương đúp (The Double Diamond framework):
Mơ hình Kim cương đúp là mơ hình được mở rộng dựa trên nền tảng của mơ hình Kim cương của Porter (1990) do Rugman và D’Cruz giới thiệu năm 1993 nhằm khắc phục vấn đề đang được tranh cãi là liệu mơ hình Kim cương của Porter (1990) có thể giải quyết được những hoạt động mang tầm đa quốc gia hay chưa. Mơ hình này đã được áp dụng trong nghiên cứu tại Canada (1993), Mexico (1993) và New Zealand. Năm 1995, Moon, Rugman, Verbeke đã phát triển mở rộng mơ hình này cho phù hợp với tất cả các quốc gia và có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động ở quy mơ đa quốc gia (hình 2.3). Mơ hình Kim cương đúp mở rộng cũng đã được Moon, Rugman, Verbeke áp dụng nghiên cứu và thử nghiệm tại Hàn quốc, Singapore (1998).
Hình 2.3: Mơ hình Kim cương đúp mở rộng (Nguồn: Moon, Rugman, Verbeke (1995), trích trong Roger Flanagan và các cộng sự (2003))
Theo mơ hình Kim cương đúp mở rộng thì đường hình thoi trong cùng là mơ hình Kim cương gốc của Porter (1990), đường hình thoi ngồi cùng cũng bao gồm 4 yếu tố nhưng có tính đến bối cảnh tồn cầu. Đường hình thoi chấm gạch là kết quả của hình thoi trong nước cũng như hình thoi quốc tế hoặc các hoạt động quy mơ đa quốc gia.
Mơ hình Kim cương đúp mở rộng đã không nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tuy nhiên cũng đã đặt ra được bước khởi đầu cho việc phân tích sự tác động lẫn nhau giữa nền tảng năng lực cạnh tranh của một quốc gia và bối cảnh cạnh tranh tồn cầu mà trong đó các ngành cơng nghiệp đang hoạt động.
2.5.2.3 Mơ hình Chín yếu tố (The Nine - factor framework):
Đây cũng là mơ hình mở rộng dựa trên mơ hình Kim cương của Porter (1990) do Cho giới thiệu (1994). Mơ hình này đã nhóm các yếu tố trong mơ hình Kim cương của Porter thành 2 nhóm chính là:
Các yếu tố vật chất (Physical factors) bao gồm: nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh doanh, các ngành cơng nghiệp có liên quan và các ngành cơng nghiệp phụ trợ, nhu cầu trong nước.
Các yếu tố con người (Human factors) bao gồm: lao động, các chính trị gia và các quan chức quan liêu, các chủ DN, các nhà quản lý và các kỹ sư.
2.5.2.4 Mơ hình Tam giác sức cạnh tranh (The competitiveness triangle
framework):
Mơ hình này được giới thiệu bởi Lall (2001) và tương tự như mơ hình Kim cương của Porter (1990). Tuy nhiên nếu như mơ hình Kim cương của Porter nghiên cứu những yếu tố tạo nên năng suất của một quốc gia thì mơ hình của Lall lại tập trung nghiên cứu vào các thị trường mà trong đó DN tìm cách thâm nhập và những thất bại
mà mỗi thị trường chịu trách nhiệm trải qua (Lall (2001), trích trong Roger Flanagan và các cộng sự (2003)). Trong mơ hình của mình Lall cũng đã đặt chính sách của chính phủ làm trung tâm của hành động trong khi mơ hình Kim cương của Porter lại đặt vai trị của chính phủ như là một yếu tố ngoại sinh.
Mơ hình Tam giác sức cạnh tranh gồm 3 yếu tố quyết định gắn liền với nhau, đó là:
Những thị trường khích lệ gồm quản lý kinh tế vĩ mơ, chính sách thương mại quốc gia, những đặc điểm của một ngành công nghiệp và nhu cầu trong nước.
Những thị trường yếu tố tập trung vào các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng về cơng nghệ; tài chính cho thơng tin và cơng nghệ.
Những thị trường nghiên cứu đề cập đến các phần chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động công nghệ và phát triển, ví dụ như viện R&D, viện đào tạo và phát triển.