ngành CNpPM chưa có ý thức nâng cao trình độ bản thân và thiếu niềm đam mê với nghề nghiệp của mình.
Thứ ba: Thiếu ngoại ngữ và kỹ năng mềm.
Ngoại ngữ là một yêu cầu rất cần thiết khi học ngành CNTT nói chung và ngành phần mềm nói riêng do tài liệu trong lĩnh vực này bằng tiếng Anh là chủ yếu, ngồi ra các lập trình viên cũng có điều kiện làm việc ở nước ngồi như Anh, Mỹ, Nhật… trong những dự án của công ty gia công phần mềm tại những nước này hoặc họ có thể ngồi ở Việt Nam nhưng lại làm việc trong một nhóm nhiều chuyên gia trên thế giới.
Tuy nhiên hiện nay trình độ ngoại ngữ nói chung của lập trình viên phần mềm vẫn cịn khá thấp, số liệu tại bảng 3.3 cho thấy chỉ có khoảng gần 35% số nhân viên kỹ thuật của các DN vừa và nhỏ biết tiếng Anh, còn các ngoại ngữ khác thì tỷ lệ này gần như khơng đáng kể (nếu một người biết nhiều ngoại ngữ, tính người đó ở tất cả các ngoại ngữ mà người đó biết). Tình trạng này cũng tương tự đối với các DN lớn, tuy nhiên các DN lớn cịn có khá nhiều người biết tiếng Nhật, trung bình một DN lớn có 148 người ở vị trí kỹ thuật và 16 người ở vị trí khơng kỹ thuật biết tiếng Nhật (Vinasa, 2010).
Bảng 3.3: Tỷ lệ trung bình người lao động sử dụng thành thạo các ngoại ngữ ở DN vừa và nhỏ Ngoại ngữ Nhóm kỹ thuật Nhóm làm BPO Nhóm khơng liên quan đến kỹ thuật Tiếng Anh 34.7 6.5 18.1 Tiếng Nhật 2 0.2 1.1 Tiếng Pháp 0.6 0 0.4 Tiếng Đức 0 0 0.1 Tiếng Trung 0.1 0 0.2 Tiếng Hàn 0 0 0 Khác 0.1 0 0.1
Nguồn:Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa
Cịn theo ơng Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT thì nguồn nhân lực ngành phần mềm của Việt Nam... cũng "đang lui vào ốc đảo", vì các nước trong khu vực và nhất là những quốc gia làm phần mềm đang rất chú trọng vào tiếng Anh, thì Việt Nam lại chưa coi đây là một trong những yếu tố then chốt, nên đang tạo ra một "ốc đảo" riêng (Theo Vneconomy, ngày truy cập 29/12/2010).
Khơng chỉ có vậy, nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam còn đang thiếu kỹ năng mềm cũng như các yếu tố căn bản mà ngành công nghiệp này địi hỏi hay nói
cách khác nguồn nhân lực ngành CNpPM được đào tạo ra đang có sự lệch pha so với yêu cầu của DN như những nhận xét chứng minh tại hộp 3 và 4 (xem phụ lục 1).
Thứ tư: Thiếu tính sáng tạo.
Ngành CNpPM là một ngành cơng nghiệp sáng tạo, vì vậy đây cũng là một mơi trường đầy thách thức do yêu cầu liên tục đổi mới, nếu bản thân người làm trong lĩnh vực này không tự thay đổi, trau dồi kiến thức chuyên môn sẽ bị đào thải. Tuy nhiên thiếu tính sáng tạo lại là một nét đặc trưng của nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và của ngành CNpPM nói riêng. Đây có thể là do hệ lụy của một trong những vấn đề của giáo dục Việt Nam lâu nay là “thầy đọc, trò chép”, sinh viên khơng có thói quen hoặc khơng có điều kiện để thể hiện ý tưởng của mình. Lần đầu tiên, trong chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/08/2009 có nội dung vận động trong ngành giáo dục trong vòng 2 năm, bắt đầu từ năm học (2009 – 2010) chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép ở bậc học phổ thông. Việc thiếu tính sáng tạo đã làm cho nguồn nhân lực ngành CNpPM Việt Nam thiếu tính cạnh tranh với các nước như Ấn độ, Trung quốc (theo khảo sát của Stanley Nollen, 47% tỷ lệ những người quản lý ngành CNpPM tại Ấn độ nói rằng các chuyên viên phải được thuyết phục để làm theo hướng dẫn khi họ khơng hồn tồn đồng ý với ý kiến của người quản lý, tỷ lệ này tại Trung quốc là 7%).
Với thực trạng như nêu trên của nguồn nhân lực ở các DN phần mềm, đặc biệt là các DN phần mềm vừa và nhỏ đã cho thấy nguồn nhân lực của ngành CNpPM Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể trở thành trung tâm gia công phần mềm của thế giới và là quốc gia phát triển trong lĩnh vực CNTT như mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra.
3.2.2 Các điều kiện về yếu tố sản xuất:
Nguồn vốn của DN: Đầu tư của Nhà nước và xã hội cho CNTT nói chung và cho
CNpPM nói riêng chưa được như mong muốn, đầu tư của nhà nước chủ yếu gián tiếp qua chính sách thuế, trong khi vốn đầu tư của các DN cũng rất hạn chế khơng muốn nói là nhỏ bé dẫn đến rất khó khăn trong việc cạnh tranh vào các dự án quy mơ lớn, địi hỏi tiềm lực về cả lao động và vốn. Bên cạnh đó việc tiếp cận vốn vay cũng không phải là dễ dàng từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng bởi vì DN phần mềm thì chỉ có tài sản đáng giá nhưng vơ hình là trí tuệ, con người... nhưng khi làm thủ tục vay vốn, yêu cầu của ngân hàng phải có tài sản hữu hình để thế chấp thì mới cho vay. Mặt khác mặt bằng lãi suất cho vay tại Việt Nam là khá cao và không ổn định, thay đổi thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn từ 2008 đến nay (bảng 3.4)
Bảng 3.4: thay đổi và mức lãi suất cơ bản áp dụng theo ban hành của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng
9,0%/năm 05/11/2010 - nay 8,75%/năm 01/02/2008 - 01/05/2008 8,0%/năm 01/12/2009 - 01/11/2010 8,25%/năm 01/12/2005- 01/01/2008 7,0%/năm 01/02/2009 - 01/11/2009 7,80%/năm 01/02/2005 - 01/11/2005 8,5%/năm 22/12/2008 7,50%/năm 01/04/2003 - 01/01/2005 10%/năm 05/12/2008 7,44%/năm 01/08/2002 11%/năm 21/11/2008 7,20%/năm 01/10/2001 12%/năm 05/11/2008 7,80%/năm 01/05/2001 13%/năm 21/10/2008 8,40%/năm 01/04/2001 14%/năm 11/06/2008 - 01/10/2008 8,70%/năm 01/03/2001 12%/năm 19/05/2008 - 01/06/2008 9,00%/năm 05/08/2000
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước
Mức lãi suất trên là mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định, và căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/5/2008, thì kể từ ngày 19/5/2008, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ… Tuy nhiên hiện nay hầu như các ngân hàng đều áp dụng mức trần của quy định này tức là DN nếu đi vay thì đều phải chịu mức lãi suất bằng 150% của mức lãi suất cơ bản chưa kể đến các loại phí khác vì vậy dù nếu có vay được cũng rất khó khăn cho DN có thể chịu đựng được mức lãi suất cao như vậy.
Tuy nhiên theo khảo sát của Vinasa (2010) thì việc vay vốn từ ngân hàng vẫn là lựa chọn chủ yếu của các DN phần mềm, sau đó là các cơng ty đầu tư tài chính. Cụ thể tại biểu đồ 3.3 cho thấy trên 30% DN vừa và nhỏ lựa chọn ngân hàng hay cơng ty tài chính để trợ giúp tài chính trong khi Chính phủ cũng chỉ được 16% các DN vừa và nhỏ ở cả hai cuộc điều tra năm 2009 và 2010 coi là ưu tiên hàng đầu để tìm kiếm sự trợ giúp về tài chính. Năm 2009 có đến 31,9% DN vừa và nhỏ chọn "các công ty đầu tư", tuy nhiên tỷ lệ này đến năm 2010 chỉ còn là 9,3% do các DN tham gia khảo sát đã có thêm các lựa chọn khác như "quỹ hỗ trợ", hay "nhà đầu tư cá nhân".
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các DN lựa chọn phương thức trợ giúp tài chính (Nguồn: Báo cáo khảo sát tồn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa)
Đặc điểm của quốc gia: Ngành CNpPM cũng được hưởng những lợi thế của quốc gia đó là Việt Nam có thuận lợi là nền chính trị ổn định, vị trí địa lý nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành CNpPM như hạ tầng viễn thông, internet mà cụ thể là công nghệ kết nối băng thông rộng Internet và di động của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua; một số khu công viên phần mềm tập trung bước đầu được hình thành, tạo được điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh cho các DN phần mềm phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của các DN trong ngành thì chi phí th đường truyền và mặt bằng tại các khu phần mềm tập trung còn cao (Chương trình cuộc sống số (2010) VTV1). Mặt khác chất lượng mạng viễn thông, internet kém là vấn đề quan trọng nhất được nhiều DN nêu khi được hỏi về những hạn chế của dịch vụ được cung cấp, ngồi ra băng thơng khơng đủ và thiếu lựa chọn cho các dịch vụ giá trị gia tăng cũng là những vấn đề được nhiều DN nêu như những hạn chế hàng đầu (xem biểu đồ 3.4).
31.90% 8% 43.50% 16.70% 11.60% 11.60% 9.30% 4.70% 14% 32.60% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Không cần trợ giúp Nhà đầu tư cá nhân Các công ty đầu tư Các nhà sản xuất như IBM, HP Quỹ hỗ trợ
Ngân hàng/Cơng ty tài chính
Chính phủ
Điều tra 2010 Điều tra 2009
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ DN cho rằng 2 vấn đề chính khiến DN khơng hài lịng về nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa)
3.2.3 Các điều kiện từ phía cầu:
Kết cấu của cầu trong nước: Đối với ngành CNpPM Việt Nam, kết cấu của cầu
trong nước được dẫn dắt bởi 2 phân khúc lớn nhất là ứng dụng CNTT trong khu vực nhà nước và ứng dụng CNTT trong khu vực DN.
Tuy nhiên các DN trong nước cịn có tâm lý chuộng hàng ngoại rất cao vì cho rằng các phần mềm nội địa có tính ổn định, bảo mật khơng cao. Ví dụ điển hình là trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm giành thị phần của các nhà cung cấp phần mềm diệt virus có bản quyền trên thị trường trong nước hiện nay, phần mềm diệt virus của nước ngoài như Norton Antivirus, Kaspersky, Mc Afee, Trend Micro đang chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối tại các doanh nghiệp lớn, có hệ thống giải pháp phức tạp trong các ngành như điện lực, ngân hàng, viễn thơng. Cịn phần mềm diệt virus nội như CMC, BKAV chỉ được sử dụng như là những phần mềm dùng thêm cho những máy tính sử dụng cá nhân hoặc những máy tính khơng quan trọng (Theo ICTnews, ngày truy cập 04/05/2011).
Thêm vào đó có những gói phần mềm Việt Nam chưa đủ trình độ thực hiện là một rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngồi của ngành CNpPM Việt Nam1. Vì vậy Chính phủ ngồi vai trị là khách hàng lớn thì cịn phải đóng vai trị là những khách hàng khó tính để tạo sức ép cho DN trong nước đẩy mạnh các hoạt động R&D sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, giữ gìn