Thể chế, chính sách:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 75 - 78)

- Chủ tịch HC A Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung c Công ty Global Cyber Soft và ông Nguyễn Hữu Lệ Giám đốc Công ty TMA

m Quang Trung; ơng Ngơ Đức Chí Tổng

3.4.6 Thể chế, chính sách:

Với chính sách phát triển, hỗ trợ và quy hoạch ngành rõ ràng, ổn định sẽ giúp các DN yên tâm, chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển lâu dài. Mặt khác các quy định của luật lệ sẽ tạo ra mơi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng. Vì vậy thể chế, chính sách sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp nói riêng và của ngành nói chung.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ TT – TT Lê Dỗn Hợp (2011) thì: “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng với thế giới. Chúng ta vẫn thiếu luật, vẫn cần nghị định, vẫn thiếu thông tư và thiếu các văn bản quy phạm khác. Hơn nữa, các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển ngành và tích tụ DN chưa đủ rõ và chưa phù hợp.”

Số liệu điều tra toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam (2010) của Vinasa sẽ minh chứng rõ hơn nhận định trên. Cụ thể các nhà quản lý các DN phần mềm được yêu cầu đưa ra nhận định về tầm quan trọng của 8 chỉ tiêu về chính sách (phụ lục 8) và đánh giá mức độ hài lòng với thực tế thực hiện các chỉ tiêu chính sách được nêu. Kết quả khảo sát cho thấy cả 8 yếu tố chính sách được nêu đều được các DN đánh giá là rất quan trọng đối với sự phát triển DN và ngành phần mềm, song thực tế triển khai của những chính sách này đều được đánh giá là "kém" hoặc "dưới trung bình". Dựa trên câu trả lời cho 8 khía cạnh chính sách nêu trên, Vinasa xây dựng một thang đo tổng hợp sự hài lịng với việc thực hiện chính sách trên thực tế, với 8 điểm là "kém" đến 40 điểm là "cực kỳ tốt", mức hài lịng trung bình là 24 điểm. Kết quả thang đo tổng hợp về mức độ hài lịng có giá trị trung bình là khoảng 14 điểm. Điều này có nghĩa là các DN phần mềm thực sự chưa hài lòng với thực tế triển khai chính sách và chính sách hỗ trợ chưa tập trung được vào chủ thể cần hỗ trợ. Ngoài ra kết quả khảo sát về sự hiểu biết và thái độ của các DN phần mềm đối với một số chính sách về phát triển CNTT của Chính phủ (phụ lục 9) cho thấy tính trung bình có trên 60% số DN biết các chính sách hỗ trợ và phát triển của Chính phủ và 81% số DN này đều cho rằng những chính sách này quan trọng hoặc rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có tỷ lệ trung bình trên 54% các DN cho rằng các chính sách này, kể cả đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thơng, khơng có tác động tốt đến hoạt động của DN (Vinasa,

2010). Điều này cho thấy chính sách ban hành cịn có khoảng cách q xa với thực tiễn yêu cầu của DN.

Về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, có 22 trong tổng số 53 DN được khảo sát cho biết có gặp khó khăn khi giao dịch với các cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết. Trong đó 11 DN cho biết có khó khăn do chính sách thiếu nhất quán hoặc không rõ ràng, 12 DN cho biết khó khăn do cơ chế thực hiện các thủ tục phiền hà và 12 DN cho biết có khó khăn do nhân viên cung cấp dịch vụ hành chính cơng tạo ra (Vinasa, 2010). Điều này thể hiện sự hạn chế trong đạo đức và năng lực của một bộ phận nhân sự các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách của Chính phủ.

Cho đến nay bên cạnh hàng loạt các chính sách, đề án với mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ ngành tăng trưởng trong thời gian qua thì chính sách ưu đãi cụ thể nhất dành cho DN phần mềm của Chính phủ là quyết định 128/2000/ QĐ-TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển CNpPM, theo đó các DN đầu tư vào lĩnh vực phần mềm được ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất, ưu đãi về tín dụng. Tuy nhiên quyết định 128/2000/ QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ 2005 và các chính sách ưu đãi trực tiếp cho DN phần mềm theo quyết định này cũng đã kết thúc do Chính phủ phải thực hiện cam kết gia nhập WTO. Và thực tế là DN phần mềm gần như khơng được hưởng lợi ích gì khác từ các chính sách, đề án của Chính phủ ngồi những đãi ngộ q nhỏ về thuế trong giai đọan 2000-2005 theo quyết định 128/2000/QĐ-TTg (Chương trình Cuộc sống số VTV (2010)).

Khơng chỉ có vậy, theo Viện trưởng Viện CNpPM và nội dung số, Bộ TT - TT Hồng Lê Minh (2011) thì: “Định hướng phát triển ngành CNpPM Việt Nam của Chính phủ trong giai đoạn 2000-2010 là phát triển lĩnh vực gia cơng phần mềm và chính sách quốc gia tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực gia công phần mềm của DN là một định hướng chưa tồn diện”.

Đánh giá sơ kết về thể chế chính sách: Mục tiêu của việc ban hành chính sách là

tạo hành lang pháp lý cũng như định hướng cho các DN CNTT nói chung và các DN phần mềm nói riêng hoạt động chuyên nghiệp hơn, tuân thủ pháp luật và phát triển hơn. Vấn đề đáng lưu ý ở đây là việc nhiều DN phần mềm có ý kiến đánh giá thực tế triển khai các chính sách là "kém" hoặc "dưới trung bình" hay khơng có tác động tốt đến hoạt động của DN cho thấy chính sách của Chính phủ chưa đủ mạnh và hiệu quả của những chính sách này là vấn đề hạn chế lớn. Ngành CNTT nói chung và ngành CNpPM nói riêng có thể phát triển đến mức kỳ vọng hay khơng thì ngồi chính sách phát triển ngành rõ ràng, phù hợp, bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, hoạt động hiệu

quả, chun nghiệp thì rất cần có sự tham gia tích cực của các DN trong ngành. Tuy nhiên như những thơng tin phân tích ở trên cho thấy, dường như có khoảng cách giữa chính sách của nhà nước và hoạt động của các DN phần mềm. Các DN phần mềm không được lợi từ các chính sách của nhà nước như mong đợi, thậm chí một số DN cịn gặp khó khăn trong giao dịch với các cơ quan nhà nước. Các DN hiện nay vẫn phải tự vật lộn để tồn tại, phát triển và có một số DN lớn thậm chí rất phát triển, tuy nhiên đó là sự phát triển của cá thể và chưa tạo ra được động lực làm nền tảng thúc đẩy cho sự phát triển của tồn ngành. Bên cạnh đó cho dù Chính phủ mong muốn thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua phát triển CNTT nói chung và CNpPM nói riêng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở công đoạn “không mang lại lợi nhuận cao” trong ngành CNpPM như gia cơng phần mềm thì bức tranh tồn cảnh về CNpPM Việt nam sẽ không cải thiện được nhiều. Nếu tiếp tục định hướng này cho giai đoạn sắp tới (2011-2020), Việt Nam khó trở thành một quốc gia có năng lực cạnh tranh tốt trong ngành CNpPM.

Với những đánh giá trên cho thấy yếu tố thể chế, chính sách chưa thực sự là động lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho ngành CNpPM như đáng lẽ ra phải có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 75 - 78)