Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 39 - 40)

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

Sau mười năm phát triển từ khi chỉ thị số 58/CT-TW năm 2000 được ban hành, ngành CNpPM Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì vẫn chưa có gì đáng nói nếu so với các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ hay Trung Quốc. Tuy nhiên để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, đề tài sẽ tiến hành phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành CNpPM Việt Nam theo khung phân tích dựa trên mơ hình Kim cương của Porter (1990) chuyển đổi đã được đúc kết ở chương 2 để từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho ngành CNpPM Việt Nam. Như vậy chương này đề tài sẽ trình bày các nội dung chính như sau: Tổng quan ngành CNpPM Việt Nam và phân tích hiện trạng ngành CNpPM Việt Nam căn cứ mơ hình phân tích dựa trên mơ hình Kim cương của Porter (1990) chuyển đổi.

3.1 Tổng quan ngành CNpPM Việt Nam:

Toàn ngành CNpPM hiện nay có khoảng 1.000 DN đang hoạt động, tăng gấp 6 lần trong vịng 10 năm từ 2000 – 2010, trong đó có 5 DN đạt chứng nhận quy trình sản xuất phần mềm hướng đến xây dựng một hệ thống tích hợp (CMMI) ở mức cao nhất là mức 5, khoảng 50 DN đạt CMMI-4, CMMI-3 hoặc ISO-9001. Đa số các DN hoạt động với quy mơ dưới 150 lao động, có khoảng trên 200 DN có quy mơ từ 150 – 200 lao động và đặc biệt là đã có một số DN lớn với quy mơ gần 1000 lao động như Công ty CSC Việt Nam, DN Tư nhân Dịch vụ Tường Minh (TMA), Công ty TNHH Harvey Nash, đặc biệt là Công ty phần mềm FPT đã đạt qui mô lớn nhất Đông Nam Á với trên 3000 cán bộ, kỹ sư, lập trình viên ... (Vinasa (2010) và Vụ CNTT, Bộ TT – TT (2010)).

Việt Nam cũng là quốc gia đã có sự thăng hạng nhanh chóng trong bảng xếp hạng các quốc gia hấp dẫn nhất về gia cơng phần mềm, từ vị trí thứ 19 năm 2007 lên vị trí thứ 8 năm 2010. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đứng sau các nước trong cùng khu vực như Malaysia, Indonesia, Thailand và đặc biệt là đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mexico, từ vị trí thứ 11 năm 2009 lên vị trí thứ 6 năm 2010 (Kearney, 2009, 2011).

Bảng 3.1:Thứ hạng Việt Nam trong bảng xếp hạng gia công phần mềm trên thế giới

Thứ

tự Quốc gia Sự hấp dẫn về tài chính

Mức độ sẵn sàng và kỹ

năng nguồn nhân lực Môi trường kinh doanh

Tổng điểm

1. Ấn độ 3,11 2,76 1,14 7,01

2. Trung quốc 2,62 2,55 1,31 6,49

4. Ai cập 3,10 1,36 1,35 5,81 5. Indonesia 3,24 1,53 1,01 5,78 5. Indonesia 3,24 1,53 1,01 5,78 6. Mexico 2,68 1,60 1,44 5,72 7. Thái lan 3,05 1,38 1,29 5,72 8. Việt Nam 3,27 1,19 1,24 5,69 9. Philippines 3,18 1,31 1,16 5,65 10. Chile 2,44 1,27 1,82 5,52 Nguồn: Kearney (2011) Đóng góp của ngành CNpPM trong GDP quốc gia còn khiêm tốn, chỉ khoảng 0,4% GDP cả nước năm 2009, tuy nhiên ngành CNpPM đã khẳng định được là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với những ngành cơng nghiệp khác1

. Biểu đồ 3.1 cho thấy trong vịng 10 năm, doanh thu CNpPM Việt Nam tăng gần 16 lần, với mức tăng trung bình hơn 35%/năm và có bị sụt giảm trong năm 2008 và 2009 do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, mặc dù vậy doanh thu của ngành CNpPM năm 2009 vẫn tăng gần 30%, đạt 850 triệu USD, trong đó 510 triệu USD nội địa và 340 triệu USD xuất khẩu.

Biểu đồ 3.1: Doanh thu và tăng trưởng ngành CNpPM giai đoạn 2000 - 2009 (Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ số liệu thống kê của Bộ TT - TT (2009 – 2010))

Tuy nhiên ngành CNpPM Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể là quy mơ phát triển của tồn ngành nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh so với các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)