Nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 61 - 63)

1 Theo nhận định của ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA.

3.4.1 Nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý:

Ngành CNpPM là một ngành kinh tế tri thức, một ngành CNST vì vậy nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện yếu tố sản xuất chủ yếu và quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành này. Bên cạnh nguồn nhân lực thì việc vận hành DN một cách hiệu quả là điều quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực: Hiện nay lực lượng nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia cao cấp

và nhân viên kỹ thuật chiếm đa số trong nguồn nhân lực của các DN phần mềm. Điều này cho thấy tính đặc thù trong ngành CNpPM, nơi mà nguồn nhân lực có trình độ đóng vai trị quan trọng trong năng lực cạnh tranh của DN.

Biểu đồ 3.11 cho thấy 53% nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ là các chuyên gia và nhân viên CNTT, lực lượng lãnh đạo, nhà quản lý cũng chiếm phần khá lớn trong lực lượng lao động của DN (17%). Ngồi ra nếu so với năm 2009 thì năm 2010 tỷ lệ nhân viên CNTT trong các DN đã tăng lên, điều này cho thấy nhu cầu về số lượng nhân viên CNTT ngày càng tăng.

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ trung bình nhân lực theo các vị trí trong một DN vừa và nhỏ (Nguồn:Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM (2010) do Vinasa thực hiện) Đối với những DN lớn xu thế này cũng tương tự, tuy nhiên tỷ lệ chuyên gia cao cấp và nhân viên CNTT cao hơn so với các DN phần mềm vừa và nhỏ. Biểu đồ 3.12 cho thấy tỷ lệ chuyên gia cao cấp và nhân viên CNTT tại DN lớn chiếm đến 69% trong khi tỷ lệ người lãnh đạo, nhà quản lý và nhân viên khác lại thấp hơn, chỉ tương ứng với mức là 12% và 19%. Điều này chứng tỏ rằng các DN lớn đã có hoạt động quản lý tốt hơn do đó giảm được nhân sự ở những vị trí gián tiếp khơng trực tiếp sản xuất phần mềm và năng lực của người lãnh đạo, quản lý cũng cao hơn (có thể quản lý số lượng nhân viên nhiều hơn). Bên cạnh đó việc tăng tỷ lệ chuyên gia cao cấp và giảm tỷ lệ nhân viên CNTT ở những DN lớn trong năm 2010 so với 2009 cũng cho thấy những DN này ngày càng chú trọng sử dụng nguồn nhân lực cao cấp để phát triển theo chiều sâu.

Biểu đồ 3.12:Tỷ lệ trung bình nhân lực theo các vị trí trong một DN lớn (Nguồn: Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM (2010) do Vinasa thực hiện) Tuy nhiên như ở phần đánh giá hiện trạng đã trình bày, chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ngành phần mềm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và vì vậy việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ được các DN đánh giá là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của DN phần mềm (Vinasa, 2010). Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, các DN phần mềm đã chủ động đào tạo nhân viên nhằm đáp ứng được yêu cầu

17% 4% 4% 42% 25% 17% 4% 49% 28% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Lãnh đạo, quản lý Chuyên gia cao cấp (Khơng quản lý) Nhân viên CNTT Nhân viên khác (kế tốn, phục vụ …) 2009 2010 13% 6% 63% 18% 12% 9% 60% 19% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Lãnh đạo, quản lý Chuyên gia cao cấp (Khơng quản lý) Nhân viên CNTT Nhân viên khác (kế tốn, phục vụ …) 2009 2010

công việc của DN. Biểu đồ 3.13 dưới đây cho thấy các DN chủ yếu tập trung đào tạo theo chứng chỉ chuyên ngành CNTT và theo các chứng chỉ đặc biệt của nhà sản xuất CNTT, tỷ lệ này còn được DN tiếp tục quan tâm hơn trong năm 2011. Những lĩnh vực ưu tiên khác của hoạt động đào tạo bao gồm kỹ năng bán hàng, diễn thuyết; kỹ năng quản lý và lãnh đạo; tiếng Anh; phát triển hình tượng của DN và tính chun nghiệp. Điều đáng lưu ý là cũng đã có 21% số DN tiến hành đào tạo tiếng Nhật cho nhân viên, số liệu này cho thấy rằng những DN này có thể đã có định hướng thị trường là Nhật bản.

Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ DN triển khai các loại hình đào tạo (Nguồn: Báo cáo khảo sát toàn cảnh ngành CNpPM (2010) do Vinasa thực hiện)

Đánh giá sơ kết về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của các DN phần mềm có

thể nói là có trình độ khá cao thể hiện ở đội ngũ chuyên gia cao cấp và nhân viên CNTT chiếm đa số trong nguồn nhân lực của các DN. Tuy nhiên điểm hạn chế của nguồn nhân lực là ở kiến thức, kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ của người lao động mà đặc biệt là đội ngũ nhân lực CNTT do đó đây cũng là những vấn đề trở ngại lớn đối với ngành CNpPM Việt Nam.

Kỹ năng quản lý:

Việc áp dụng sản xuất sản phẩm theo quy trình chất lượng khơng chỉ góp phần chuẩn hóa quy trình sản xuất, quản lý chất lượng của các DN phần mềm mà cịn góp phần nâng cao năng lực hoạt động, sức cạnh tranh cho các DN. Ngồi ra cịn là “giấy thông hành” để thâm nhập vào thị trường phần mềm thế giới. Hiện nay việc áp dụng sản xuất theo quy trình đã bắt đầu được các DN quan tâm nhưng mức độ còn chưa cao, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ. Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ DN vừa và nhỏ khơng có bất kỳ loại chứng chỉ chất lượng nào năm 2010 là 54%, tuy có giảm so với năm

53% 64% 64% 57% 21% 11% 36% 53% 30% 8% 55% 62% 55% 21% 13% 55% 55% 43% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)