Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 33)

5. Kết cấu luận văn

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VCB

Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại Thương đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh tốn, vay nợ, viện trợ với các nước.

VCB chính thức hoạt động từ ngày 2/6/2008 sau khi thực hiện thành công cổ phần hố thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Đây là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa.

Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động kinh doanh chính của VCB bao gồm: huy

động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Một số thế mạnh nổi bật: VCB đứng đầu trong lĩnh vực khách hàng doanh

nghiệp tại Việt Nam, trong đó Ngân hàng chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, cũng như cho vay các ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Với thế mạnh về công nghệ, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và

không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet banking, VCBMoney (Home banking), SMS banking, Phone banking…

Mạng lưới kinh doanh và nhân sự: Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị

trường, VCB hiện có khoảng 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phịng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 79 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 cơng ty liên kết. Bên cạnh đó, VCB cịn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một số thành tựu nổi bật: VCB là tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng đa năng có lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động,

VCB đã được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng nhiều năm liên tiếp như: Giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và quản lý tiền mặt do tạp chí Asiamoney trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009” do tạp chí Trade Finance Magazine trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liên tiếp (2002-2004) do tạp chí Banker (Anh Quốc) bình chọn …

Tên của Ngân hàng:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

Tên giao dịch: Vietcombank Tên viết tắt: VCB

Sứ mệnh:

 Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt

 Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng

 Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường

Slogan: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng” Logo:

Nguồn: www.vcb.com.vn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Chi tiết theo Phụ lục 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức)

2.1.2.2 Những bộ phận liên quan trong việc cung cấp sản phẩm huy động vốn

Phịng chính sách và sản phẩm bán lẻ

- Thiết kế sản phẩm và xây dựng các chính sách khách hàng trong huy động vốn, chỉnh sửa sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường;

- Hỗ trợ chi nhánh trong quá trình bán hàng; - Đánh giá hiệu quả triển khai.

Phòng Quản lý bán sản phẩm bán lẻ

- Quảng cáo, xúc tiến bán sản phẩm đến khách hàng; - Hỗ trợ chi nhánh về quảng cáo sản phẩm.

Phịng quản lý đề án cơng nghệ và trung tâm công nghệ thông tin

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ theo dõi bán hàng cho hệ thống; - Hỗ trợ chi nhánh xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan tới hệ thống.

Trung tâm dịch vụ khách hàng

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm;

- Tiếp nhận các u cầu tra sốt thơng tin, khiếu nại, thắc mắc liên quan đến sản phẩm huy động của khách hàng;

- Phối hợp với các phịng/ban có liên quan và các chi nhánh để xử lý các yếu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng.

Sở giao dịch và các chi nhánh

- Chào bán sản phẩm để huy động tiền gửi từ khách hàng, thanh toán gốc và lãi cho khách hàng, chăm sóc và quan hệ khách hàng;

- Tiếp nhận các yêu cầu tra soát, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và phối hợp với các phịng ban có liên quan tại Hội sở chính (HSC) để xử lý;

- Thu thập thơng tin phản hồi từ phía khách hàng, thực hiện báo cáo HSC để hồn thiện sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm huy động vốn.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2007- 2011

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2011 là năm có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao nhất (38%) trong vòng 5 năm trở lại đây. Sau quá trình tìm hiểu để lựa chọn đối tác chiến lược, ngày 30/09/2011 VCB đã thực hiện bán 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược là ngân hàng MIZUHO thuộc tập đồn tài chính MIZUHO (Nhật Bản).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của VCB giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng tài sản 197.363 222.090 255.496 307.621 366.722

Vốn chủ sở hữu 13.528 13.946 16.710 20.737 28.639

Lợi nhuận sau thuế 2.390 2.728 3.945 4.303 4.217

ROE 19.23% 19.74% 25.58% 22.55% 17.08%

ROA 1.31% 1.29% 1.64% 1.50% 1.25%

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (1.337) (2.757) (789) (1.384) (3.474)

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007 – 2011

Hiệu quả kinh doanh năm 2011 của VCB được đánh giá là đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động như: ROE, ROA đều thấp hơn so với các năm 2007 – 2010. Nguyên nhân chính là do nợ xấu của hoạt động tín dụng phát sinh cao trong năm nên chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lên đến 3.474 tỷ VND trong năm 2011. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong

năm 2012 được Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra là kiểm sốt chất lượng tín dụng và tập trung tăng trưởng huy động trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)