Tình hình huy động vốn của các ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 38)

5. Kết cấu luận văn

2.2 Tình hình huy động vốn của các ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua

2.2.1 Tình hình chung

Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam hiện có 52 ngân hàng, trong đó bao gồm: 1 ngân hàng chính sách, 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 47 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (chi tiết theo Phụ lục 2 -

Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam). Trong quá trình hình thành phát triển,

nhiều ngân hàng đã tạo được những lợi thế cạnh tranh riêng gắn với đặc thù hoạt động của mình, như ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (Agribank) có thế mạnh trong lĩnh vực nơng nghiệp và nông thôn; ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thế mạnh trong tài trợ các dự án phát triển hạ tầng; VCB và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; ngân hàng TMCP Á châu (ACB), ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),… nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.

Về thị phần

Hiện tại, Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có số lượng ngân hàng khá nhiều, tuy nhiên quy mô hoạt động cũng như thị phần chiếm lĩnh trên thị trường giữa các ngân hàng lại có sự chênh lệch khá lớn. Thống kê của NHNN cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2007, các tổ chức tín dụng Nhà nước nắm giữ tới 59,5% thị phần mặc dù nhóm này chỉ bao gồm 6 thành viên (Agribank, BIDV, VCB, VietinBank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội), trong khi hệ thống có khoảng 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 đến nay, thị phần huy động vốn của các ngân hàng đã có sự dịch chuyển nhanh chóng với sự phát triển nhanh và mạnh của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ lớn như ACB, Techcombank, Sacombank,… Khoảng cách về quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới và đặc biệt là

về khả năng đầu tư phát triển cơng nghệ và sản phẩm của nhóm này đã khơng cịn q lớn so với 5 thành viên NHTM Nhà nước so với thời điểm trước năm 2007. Sự phát triển vượt trội nhanh chóng của khối ngân hàng thương mại cổ phần mà trọng tâm là một số những ngân hàng cổ phần lớn nói trên thể hiện rõ qua quy mơ vốn chủ sở hữu đã lần lượt tiếp cận và vượt mốc 10.000 tỷ VND, tổng tài sản của ACB, Techcombank (TCB),… cũng đã liên tục tăng mạnh và đạt trên dưới 150.000 tỷ VND; đồng thời hệ thống mạng lưới liên tục mở rộng. Đây là nhóm các ngân hàng rất năng động trong đầu tư, ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm. Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng huy động vốn của hầu hết các ngân hàng lớn đều đạt mức cao trong năm 2011, từ 15% đến hơn 30%, cao hơn nhiều mức bình quân hệ thống năm 2011 là 9,89%.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2011

Hình 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo nhóm ngân hàng năm 2011

Agribank (AGRB) giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp đáng kể giảm từ 15,4% năm 2010 xuống 14,7% trong năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank chỉ đạt 5,4%. Trong khi đó, Vietinbank (CTG) năm qua đã bứt phá mạnh mẽ và vượt qua BIDV vươn lên đứng vị trí thứ 2 về thị phần huy động vốn trong hệ thống (tăng từ 8,4% lên 10,6%), đồng thời Vietinbank cũng là ngân hàng có mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất (tăng 39,7% so với 2010). Thị phần huy động vốn của VCB tăng từ 8,0% lên 8,5% và vẫn

59.50 57.10 49.70 45.10 43.60 43.40 30.40 33.10 40.80 46.70 47.10 47.10 8.80 8.10 7.50 6.60 7.60 7.20 1.30 1.70 2.00 1.60 1.70 2.30 0% 20% 40% 60% 80% 100% 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011 03/2012 Ngân hàng quốc doanh Ngân hàng cổ phần

giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống. Tăng trưởng huy động vốn mạnh thuộc về nhóm các ngân hàng cổ phần: TCB (35,8%), MBB (33,3%) và ACB (32,9%).

Nguồn: Theo báo cáo của VCBS, 2011

Hình 2.2: Số dƣ huy động vốn của một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2011

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều tập trung vào loại hình kinh doanh bán lẻ, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn là chủ yếu (ngoại trừ ngân hàng Quân Đội). Ưu điểm của nguồn vốn này so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là tính ổn định cao, hầu hết là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên các ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng thường đặt mục tiêu phát triển nguồn vốn huy động từ thị trường này bằng nhiều hình thức.

Nguồn: www.gafin.vn

Hình 2.3: Thị phần huy động vốn và tổng vốn huy động của một số ngân hàng

417,526 342,771 280,542 277,051 227,641 109,399 120,753 92,304 86,186 61,900 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000

AGRB CTG BIDV VCB ACB TCB MBB MSB VIB SHB

Về lãi suất

Trong các tháng đầu năm 2012, NHNN vẫn điều tiết hoạt động huy động của các NHTM theo cơ chế đặt ra mức trần huy động đối với tất cả các kỳ hạn gửi tiền. Tuy nhiên, để lãi suất biến động bình thường theo quy luật tiền tệ, NHNN phải bỏ trần lãi suất. Sau khi Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động đối với các kỳ hạn gửi trên 12 tháng đã được tháo bỏ, theo đó các ngân hàng được phép thương lượng lãi suất với khách hàng ở các kỳ hạn phù hợp với quy định của Thông tư 19 căn cứ vào điều kiện thực tế từng ngân hàng. Kể từ thời điểm trên, các NHTM đã bước vào một cuộc đua lãi suất mới. Mặc dù các ngân hàng thương mại Nhà nước đã lần lượt tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn để thu hút nguồn vốn huy động và hạn chế nguồn vốn chảy sang các ngân hàng khác mà điển hình là VCB, tuy nhiên nếu so sánh với mặt bằng lãi suất huy động chung trên thị trường thì mức lãi suất huy động do nhóm các ngân hàng này đưa ra vẫn cịn khá thấp.

Nguồn: www.sbv.gov.vn

Hình 2.4: Lãi suất huy động bình qn của các nhóm ngân hàng tháng 6/2012 2.2.2 Tình hình huy động vốn của VCB

Năm 2011, cơng tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của VCB phải đối mặt với nhiều thách thức hơn

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 Nhóm NHTMCP Nhóm NHTMNN Nhóm NHTMCP Nhóm NHTMNN Khơng kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng USD VND

do sự cạnh tranh khơng lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo VCB xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. VCB một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động,… Bên cạnh đó, VCB cũng chủ động huy động vốn từ nước ngồi, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Mặc dù, trong bối cảnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của VCB năm 2011 vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng tốt với mức trên 17% so với năm 2010, đạt gần 242.300 tỷ VND, trong đó huy động vốn từ dân cư tăng mạnh ở mức trên 23% so với năm trước, đạt gần 122.000 tỷ VND.

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007 – 2011

Hình 2.5: Số dƣ huy động vốn của VCB giai đoạn 2007 - 2011

Về cơ cấu huy động vốn, nguồn vốn huy động chính vẫn là từ tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó loại tiền huy động chủ yếu vẫn là VND. Với thế mạnh là ngân hàng có quy mơ lớn với hệ thống các chi nhánh phân bố ở hầu hết các tỉnh thành và thương hiệu được nhiều người biết đến, VCB đã tập trung khai thác thị trường tiềm năng là các cá nhân trong dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi.

144,810 159,989 169,457 208,320 241,700 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2007 2008 2009 2010 2011 Số dư huy động vốn (Tỷ VND)

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB

Đơn vị tính: tỷ VND, triệu USD

Chỉ tiêu 31/03/2011 31/05/2011 30/09/2011 30/11/2011 31/03/2012 31/05/2012

Huy động vốn 295,700 292,885 300,944 323,969 309,398 327,010

Liên ngân hàng 87,681 91,920 78,073 85,999 70,695 69,989

Nền kinh tế 208,019 200,965 222,871 237,970 238,703 257,021

Theo đối tượng

+ TCKT 99,899 85,772 99,750 107,723 96,155 102,519

+ Dân cư 106,720 99,770 105,454 118,026 129,747 136,152

+ Vay bảo hiểm 4,100 9,450 11,150 12,800 18,350

+ Nhận ủy thác đầu tư - 11,323 8,217 1,071 - -

Theo loại tiền

+ VND 130,684 127,063 154,052 166,323 171,939 190,861

+ Ngoại tệ 3,735 3,580 3,336 3,444 3,205 3,177

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của VCB năm 2011 - 2012

Mặc dù kết quả huy động vốn đạt được khá khả quan, tuy nhiên VCB vẫn chưa thể hoàn thành kế hoạch về huy động vốn do Đại hội đồng Cổ đông đề ra cho năm 2011, mức độ hoàn thành là 90,3%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây VCB không đạt được mức kế hoạch huy động vốn đề ra. Do vậy, một chính sách marketing hiệu quả trong huy động vốn để giữ vững thị phần và phát triển khách hàng đang trở nên hết sức cần thiết cho VCB trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)