Yêu cầu (xem Điều 4) 1 Xe đối diện (xem 4.1)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC THIẾT BỊ LẮP TRÊN MÔ TÔ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI LÁI KHI ĐÂM XE - PHẦN 6: QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM VA CHẠM VỚI TỶ LỆ KÍCH THƯỚC THỰC (Trang 27 - 28)

F.2.1. Xe đối diện (xem 4.1)

Yêu cầu này đưa ra hai kiểu loại xe đối diện để lựa chọn, cả hai đều mang tính tiêu biểu cho đặc điểm về khối lượng và chiều cao “trung bình” của các mẫu ơ tô con từ năm 1998 đến năm 2000 ở ba thị trường (cộng đồng châu Âu, Nhật và Mỹ).

Kiểu loại xe đối diện thứ nhất, được dùng trong tất cả các thử nghiệm với mục đích “so sánh trên phạm vi quốc tế”, là mẫu xe con bốn cửa được lựa chọn bởi các tổ chức nghiên cứu có liên quan thuộc chương trình so sánh trên phạm vi quốc tế đó. Việc sử dụng một mẫu xe con bốn cửa được nêu cụ thể vì xe con 4 cửa được nhận thấy là kiểu xe đối diện thường gặp nhất trong nghiên cứu về tai nạn xe mô tô trước đây (Hurt, 1981). Một mẫu xe con bốn cửa là cần thiết cho mục đích “so sánh trên phạm vi quốc tế” nhằm loại trừ các biến số thứ cấp khơng liên quan có thể ảnh hưởng đến kết quả của các phép thử thực hiện trên cùng một thiết bị bảo vệ người lái xe mô tô trong các điều kiện thử khác nhau ở các vùng khác nhau. Đây là một mục tiêu khó đạt được vì tại thời điểm hiện tại chưa có xe con cá nhân nào có cấu tạo giống hệt nhau ở tất cả các khu vực trên xe, do sự khác nhau về quy định độ tin cậy khi va chạm giữa các khu vực đó. Kết quả là các tổ chức nghiên cứu có liên quan phải chọn ra một mẫu đơn ở một vùng nào đó tại thời điểm nghiên cứu so sánh trên phạm vi quốc tế. Một cách lý tưởng, mẫu xe này sẽ là thống nhất theo đó sẽ có các mẫu xe tương tự tại các vùng khác nhau. Tiếp theo, các tổ chức nghiên cứu có liên quan có thể lựa chọn hoặc sẽ nhập khẩu mẫu xe được chọn để phục vụ mục đích thử nghiệm, hoặc sẽ sửa đổi mẫu xe bản địa sẵn có để nó “tương đương về mặt cấu tạo” với mẫu xe được lựa chọn (ví dụ như bằng cách trang bị thêm cửa và/hoặc ba đờ xốc).

Kiểu loại xe đối diện thứ hai, dành cho các mục đích nghiên cứu khác, là một mẫu xe con bất kỳ có khối lượng bản thân và chiều cao toàn bộ nằm trong khoảng giới hạn đã nêu, tiêu biểu cho một nhóm phương tiện về khối lượng bản thân và chiều cao tồn bộ trung bình thuộc các mẫu xe từ năm 1998 đến năm 2000 tại 3 vùng thị trường nói trên.

Với mục đích đưa ra một mức độ có thể so sánh được nào đó, kiểu loại xe đối diện thứ nhất nằm trong vùng giới hạn quy định đối với kiểu loại xe đối diện thứ hai.

Dữ liệu về số lượng xấp xỉ 350 kiểu loại xe con và xe chở khách hạng nhẹ đời năm 1998 ở các thị trường châu Âu, Nhật và Mỹ được phân tích nhằm xác định giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn của các giá trị khối lượng bản thân, chiều cao toàn bộ tại 3 vùng thị trường. Các dữ liệu này (xem Bảng F.1) chỉ ra giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và trung vị của các giá trị khối lượng bản thân, chiều cao tồn bộ của 350 kiểu loại xe đó:

Bảng F.1 - Dữ liệu xe của Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ

Vùng Theo model Theo số lượng bán

Trung bình Độ lệchchuẩn Trung vị Trung bình Độ lệchchuẩn Trung vị

Chiều cao (cm)

Mỹ 140 8 141 141 6 145

Nhật 141 4 141 141 3 144

Châu Âu 143 3 143 143 3 146

Hỗn hợp 141 7 141 142 5 145

Khối lượng không tải (kg)

Mỹ 1443 232 1439 1414 207 1674

Nhật 1335 238 1300 1284 202 1460

Châu Âu 1285 213 1265 1211 148 1111

Hỗn hợp 1385 238 1394 1344 212 1312

Cần lưu ý rằng giá trị trung vị có thể được quan tâm khi nhận biết chiều cao hoặc khối lượng của các xe thực tế. Tuy nhiên, giá trị trung vị lại không thực sự hữu ích khi xem xét sự phân bố của hai biến số độc lập (là khối lượng và chiều cao), mà trong việc này, giá trị trung bình lại hữu ích hơn, vì chúng chỉ

ra trọng tâm thống kê của phân bố.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC THIẾT BỊ LẮP TRÊN MÔ TÔ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI LÁI KHI ĐÂM XE - PHẦN 6: QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM VA CHẠM VỚI TỶ LỆ KÍCH THƯỚC THỰC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w