Khả năng thanh khoản (Liquidity)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 26 - 27)

1.2 Đánh giá hoạt động của ngân hàng thƣơng mại theo mơ hình CAMELS

1.2.2.5 Khả năng thanh khoản (Liquidity)

Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lƣợng và sự

an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Do ngân hàng thƣờng xuyên huy

động tiền gửi ngắn hạn (lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với kỳ hạn dài (lãi suất cao)

nên ngân hàng về cơ bản ln có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Để đảm bảo khả năng

thanh khoản, ngân hàng phải duy trì đƣợc một tỷ lệ tài sản có nhất định dƣới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt, tiền gửi ở NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác.

Thanh khoản kém luôn là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đổ vỡ ngân hàng. Có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trƣờng tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của các chiến lƣợc, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

Ngồi ra để đánh giá khả năng thanh khoản của một NHTM ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ khả năng thanh toán ngay và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)