Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng dụng mơ hình CAMELS vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 31 - 34)

đánh giá hoạt động NHTM

Theo các chuyên gia tài chính hàng đầu, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro theo tiêu chuẩn CAMELS không chỉ hữu ích với thanh tra NHNN mà cịn là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các NHTM. Thơng qua các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình CAMELS có thể đánh giá một cách tồn diện tình hình hoạt động của NHTM để từ đó tìm ra biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các thơng tin trong báo cáo tài chính để đo mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của một TCTD thì sẽ làm giảm khả năng dự báo của mơ hình CAMELS, dẫn chứng với hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng lớn nhƣ Lehman Brothers, Washington Mutual trong năm 2008. Từ thực tế trên, NHNN của nhiều nƣớc

đã tìm cách điều chỉnh hệ thống đánh giá các TCTD trên cơ sở mơ hình CAMELS bằng cách bổ sung thêm các yếu tố phi tài chính vào việc phân tích.

Điển hình là Trung Quốc đã hồn thành việc triển khai áp dụng phƣơng pháp quản trị rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ theo nguyên tắc CAMELS trong toàn hệ thống ngân hàng từ cuối năm 2010. Mỗi chỉ tiêu trong CAMELS gồm các chỉ số đánh giá định lƣợng và định tính với những mức điểm khác nhau (trừ S không đƣợc đề cập và M có các bộ chỉ số đo lƣờng khác). Các chỉ số định lƣợng chiếm 60/100 trong tổng điểm của mỗi chỉ tiêu. Các chỉ số định tính đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích xu hƣớng thay đổi, ảnh hƣởng của các yếu tố khác, và thực tế công tác quản lý, giám sát đối với từng chỉ tiêu.

Ví dụ, với chỉ tiêu “chất lƣợng tài sản”, các chỉ số định tính đƣợc NHNN Trung Quốc sử dụng: Chiều hướng thay đổi đối với các tài sản có vấn đề và những tác

động (5 điểm), Tỷ lệ tập trung tín dụng vào một lĩnh vực và tác động của nó (5 điểm), Quy trình, hệ thống và hiệu quả của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng (10 điểm), Mức độ hoàn thiện và hiệu quả của hệ thống phân loại rủi ro tín dụng (10 điểm), Hiện trạng cho vay có bảo lãnh, cho vay thế chấp và công tác quản lý chung (5 điểm), Thực tế công tác quản lý rủi ro đối với tài sản phi tín dụng (5 điểm).

Việc ứng dụng mơ hình CAMELS có bổ sung thêm các yếu tố phi tài chính nhƣ trên đã giúp cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc giảm đƣợc những ảnh hƣởng của khủng hoảng tồn cầu, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ và hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính, lợi nhuận ngành ngân hàng Trung Quốc năm 2011 tăng 39% so với 2010, trong đó "bộ tứ" NHTM lớn nhất Trung Quốc chiếm gần 30% tổng lợi nhuận ngành ngân hàng thế giới, so với mức 4% vào năm 2007, duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu < 1%, hệ số CAR đạt 12.2% trong năm 2012. Xếp hạng thƣờng niên của tạp chí The Banker cho thấy, các ngân hàng Trung Quốc đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần giữa lúc các đối thủ Châu Âu chật vật vì khủng hoảng nợ (nguồn tham khảo: www.vinacorp.vn)

Tại Việt Nam, từ năm 2008 đã áp dụng quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN trong việc xếp hạng các NHTM theo mơ hình CAMELS với 4 chỉ tiêu định lƣợng và 1 chỉ tiêu định tính duy nhất (năng lực quản lý). Đối với các TCTD nƣớc ta, ngoài điểm yếu

trọng tâm là thiếu vốn của những năm 2007, 2008 nằm trong dự báo của mơ hình CAMELS, thì các vấn đề nổi cộm nằm ở nợ xấu gia tăng, sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng và tập trung quá nhiều trong lĩnh vực bất động sản đã không đƣợc mơ hình CAMELS phản ánh, dẫn tới trong năm 2010 - 2011 nhiều tổ chức rơi vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng, kết quả cuối năm 2011, một số ngân hàng phải sáp nhập (ba ngân hàng Đệ Nhất, TMCP Sài Gịn và Tín Nghĩa đã hợp nhất) và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu sức ép tái cấu trúc lại để phù hợp với xu hƣớng hiện tại. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần áp dụng mơ hình CAMELS để phân tích thì bức tranh đầy đủ về “sức khỏe” các TCTD sẽ không thực sự đƣợc rõ nét.

Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị rủi ro Việt Nam là phải nghiên cứu để tìm ra các yếu tố phi tài chính bổ sung vào việc xây dựng một mơ hình CAMELS phù hợp với Việt Nam, cụ thể nhƣ trong việc đánh giá chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn, ngồi việc tính tốn hệ số CAR, có thể xem xét thêm về tính hợp lý và tính bền vững của cơ cấu nguồn vốn thông qua chiến lƣợc huy động vốn, cùng thông tin về những biến động các nguồn vốn lớn của ngân hàng,...góp phần đánh giá toàn diện rủi ro, nguồn lực và đƣa ra đƣợc cảnh báo xu hƣớng rủi ro trong tƣơng lai cho từng ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát được các lĩnh vực hoạt động chính của NHTM, đưa ra phương pháp đánh giá hoạt động của ngân hàng theo các chỉ số tài chính trong mơ hình CAMELS và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại, tham khảo kinh nghiệm hoàn thiện mơ hình CAMELS của Trung Quốc, làm cơ sở để phân tích thực trạng và đánh giá toàn diện nhất hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong chương hai.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI THEO MƠ HÌNH CAMELS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)