2.2 LÝ THUYẾT THỎA MÃN CÔNG VIỆC
2.2.4 Mối quan hệ của sự thỏa mãn công việc với các đặc điểm cá nhân
Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến sự thỏa mãn chung trong công việc của người lao động.
Theo nghiên cứu của Andrew (2002) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lịng trong cơng việc của nữ cao hơn nam và mức độ hài lịng theo độ tuổi có dạng đ ường cong chữ U.
Trong khi đó k ết quả nghiên cứu của Keith và John (2002) về thỏa mãn trong công việc của những ng ười có trình độ cao; vai trị của giới tính, những ng ười quản lý và so sánh với thu nhập đã cho kết quả là nữ có mức độ thỏa mãn trong công việc hơn nam và thu nh ập có vai trị quan trọng đối với mức độ thỏa mãn trong công việc.
Theo nghiên cứu của Tom (2007) về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ lại cho thấy nhóm lao động khơng có kỹ năng thì mức độ hài lịng thấp hơn nhiều (chỉ có 33.6% người được khảo sát hài lịng với cơng việc) trong khi nhóm lao động có kỹ năng cao thì mức độ hài lòng là khá cao (chiếm 55.8% số ng ười được khảo sát).
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Thanh Bình (2009) khi đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động tại công ty cổ phần c ơ khí chế tạo máy Long An cho thấy nam có mức độ thỏa mãn trong công việc cao hơn nữ.
Trong kết quả nghiên cứu của Vũ Khắc Đạt (2009) khi đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên văn phòng khu vực miền nam Vietnam Airlines kết luận: chức vụ, thâm niên và số lần thay đổi đơn vị công tác của cá nhân đó ảnh hưởng lớn đến mức độ thỏa mãnđối với công việc.
Việc nghiên cứu sự thỏa mãn của người lao động theo đặc điểm cá nhân sẽ giúp doanh nghiệp có được cơ sở khoa học trong việc bố trí, sử dụng cũng như những chính sách đãi ngộ hợplý. Kết quảcủa các nghiên cứu trên cho thấy một số yếu tố cá nhân không chỉ ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lịng cơng việc của người lao động mà còn thể hiện sự khác biệt về đặc điểm cá nhân cũng dẫn đến sự khác biệt không nhỏvềmức độ hài lịng trong cơng việc của người lao động. Do đó trong nghiên cứu này tác giả cũng xét đến 5 đặc điểm cá nhân gồm: Giới tính,độ tuổi,trình độ học vấn, thâm niênvàbộphận côngtác.