Kỹ thuật soạn lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành (MTEFs)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 29 - 32)

1.4 Kỹ thuật soạn lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn 2 5-

1.4.2 Kỹ thuật soạn lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành (MTEFs)

Để thực hiện kỹ thuật soạn lập MTEFs, các Bộ, ngành của địa phương cần thực hiện qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định các chiến lược tài trợ nguồn và các giới hạn trần chi tiêu. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xác định giới hạn trần chi tiêu cho các Tỉnh/Thành. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định giới hạn trần chi tiêu cho các ngành ở địa phương; trong đó, bao gồm hai phần: Trần chi tiêu cơ sở và trần chi tiêu cho sáng kiến mới. Bên cạnh việc đánh giá các nguồn lực sẵn có, các Bộ, ngành, địa phương cần ước tính chi phí thực tế của các hoạt động chính sách. Đồng thời, cần tập trung huy động và phân bổ các nguồn lực để thực hiện đạt hiệu quả các mục tiêu chiến lược.

Bước 2: Xây dựng các kế hoạch với các ưu tiên chiến lược cần thực hiện cho cả giai đoạn trung hạn. Các ngành, địa phương xác định các ưu tiên chiến lược cần đạt được trong một thời gian nhất định, bao gồm mục tiêu tổng quát – thường mang tính chất định tính và chỉ tiêu cụ thể – là sự chi tiết hóa các mục tiêu trong từng thời kỳ cụ thể.

Bước 3: Xác định các hoạt động và kết quả đầu ra cho giai đoạn. Trước tiên, cần xác định các hoạt động và chi phí thực hiện các hoạt động đó sao cho các đầu ra đạt hiệu quả, hiệu suất nhất. So sánh chi phí cho các hoạt động với các nguồn lực sẵn có và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, có thể giảm một số hoạt động để đảm bảo đủ nguồn lực. Các hoạt động và sản phẩm đầu ra là cơ sở để xây dựng ngân sách thống nhất trong giai đoạn trung hạn và sự thống nhất giữa chúng là yêu cầu đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của MTEFs. Thời gian của công tác lập giai đoạn trung hạn thường là 3 năm.

Hình 1.2: Sơ đồxác định các hoạt động đầu vào và đầu ra

Chi phí (1) Đầu vào Hoạt động Đầu ra Kết quả (4)

(3)

(2)

Trong đó: (1): So sánh kinh tế; (2): So sánh hiệu suất; (3): Mức độ hoàn thành; (4): Hiệu quả sử dụng nguồn lực

Bước 4: Các Bộ, ngành, địa phương tính tốn chi phí cho các hoạt động và đầu ra. Từ việc ước tính các chi phí cho các hoạt động hiện tại với các mục tiêu cần đạt được như: Xác định, lượng hóa đầu vào và yếu tố chi phí các hoạt động; xem xét và chọn lựa các hoạt động đạt tính hiệu quả nhất. Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương cần xác định, đánh giá các khoản chi tiêu mới và mối quan hệ giữa chi tiêu cho sáng kiến mới với các mục tiêu chiến lược. Trên cơ sở sốlượng các hoạt động và chi phí cho các hoạt động, chúng ta xác định tổng dự tốn chi phí cho ngành, địa phương.

Bước 5: Các ngành, địa phương phân tích chi phí và dự kiến chi tiêu cho thời kỳ trung hạn, trong đó bao gồm các nội dung cụ thể như: Khảo sát thực trạng dịng chi tiêu cơ bản, có tính đến những thay đổi (nếu có) do giữ vững chính sách hay sự thay đổi của các yếu tố có ảnh hưởng; Chi phí cho các tác động có ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách mới; Nguồn tiết kiệm tăng lên do sự thay đổi của các dịch vụ.

Các chi phí được thể hiện ở dạng con số (theo giá hiện hành), nên phải tính đến yếu tố lạm phát làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí đónhư lạm phát, ảnh hưởng của việc thay đổi số lượng dịch vụ, chi phí thường xuyên cho các dự án, phần cung cấp của các đối tác cho các chương trình/dự án và sức ép đối với dịng ngân sách chính.

Bước 4 và 5 có nội dung trọng tâm là tính tốn chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới theo những mẫu biểu thống nhất và giả định những thông số về

trượt giá, tăng lương theo niên hạn, dự kiến nhu cầu về dịch vụtrong tương lai… cũng như những thay đổi về chính sách liên quan đến chi tiêu.

Bước 6: Các ngành, địa phương lựa chọn và quyết định các ưu tiên. Do trong thực tế, tổng dựtoán thường lớn hơn mức trần ngân sách được giao, nên các ngành địa phương cần thực hiện:

- Sắp xếp danh mục, lựa chọn và quyết định ưu tiên: Hoạt động nào đáp ứng trực tiếp vào mục tiêu chiến lược của Bộ, ngành, địa phương; Đầu ra và hoạt động nào có thể được thực hiện sớm nhất, đáp ứng được yêu cầu lâu dài nhất và đạt hiệu suất nhất; Năng lực của Bộ, ngành, địa phương và nhu cầu vốn thấp hơn thì được ưu tiên chọn; Nhu cầu vốn lớn hơn đối với các hoạt động ít được ưu tiên.

- Các Bộ, ngành, địa phương cắt giảm dự toán trên cơ sởưu tiên. Đối với các hoạt động có mức ưu tiên cao hơn thì phải được duy trì dự tốn, số cịn lại thì sẽ được cắt giảm hoặc ngừng thực hiện và được tiến hành như sau: Giảm số lượng các hoạt động sẽ được thực thi, giảm số lượng đầu vào cho các hoạt động, tìm các phương pháp thay th ế khác có hiệu quả hơn, loại bỏ các hoạt động có mức ưu tiên thấp, chuyển giao các hoạt động có mức ưu tiên thấp sang khu vực tư nhân đầu tư hay áp dụng thu phí đối với các dịch vụ này.

Bước 7: Chính phủ, các ngành và địa phương phải xác định trách nhiệm và liên kết các hoạt động. Để đạt được các mục tiêu đề ra, cần xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm đối với đầu ra. Có nhiều hoạt động được tài trợ từ một hay nhiều dự án, đồng thời có dự án bao hàm nhiều mục tiêu, liên quan đến các Bộ, ngành và địa phương.

Bước 8: Các Bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá tính khả thi của các đề xuất. Để đạt các mục tiêu ưu tiên chiến lược, việc đánh giá các hoạt động đạt hiệu quả, hiệu lực hơn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, phải xác định hoạt động này do đơn vị công lập hay tư nhân cung cấp. Đồng thời, cần tổ chức đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, tài chính của các hoạt động và đầu ra; trong đó có tính đến các chi phí thường xun của hoạt động đầu tư mới hoàn thành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)