Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 48 - 51)

2.1 Đặc thù phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 4 7-

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh – vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là địa phương được xem là năng động nhất của cả nước về phát triển kinh tế xã hội. Thành phố phát triển hàng đầu trên các lĩnh v ực, là đầu mối trong các quan hệ kinh tế xã hội giữa các tỉnh với Thành phố, cũng như giữa các tỉnh với nhau; giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product – GDP) của Thành phố Hồ Chí Minh đạt ở mức cao, đạt bình quân là 291.117,6 tỷ đồng/năm (giai đoạn 2006 – 2010); đóng góp khoảng 20,14% GDP chung cả nước. GDP của Thành phốqua các năm 2006 – 2010, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội của TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010

Bảng 2.1: Các tiêu chí của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010

Tiêu chí 2006 - 2010

- Quy mô nền kinh tế (% GDP so với cả nước) 20,14 - Quy mô dân số (% so với cả nước) 7,5 - GDP bình quân đầu người (USD) 2.855

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có hơn 2.000 nhà máy lớn (có vốn đầu tư lớn hơn 10 tỉ Việt Nam đồng, hoặc có số cơng nhân trung bình lớn hơn 300) và 10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Các cơ sở công nghiệp kể trên nằm trong và ngồi 11 Khu cơng nghiệp tập trung, 3 Khu chế xuất, 1 Khu công nghệ cao và 33 Cụm công nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Thành phố Hồ Chí Minh ln đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 12% trở lên, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.855 USD bằng 1,68 lần năm 2005 và đóng góp trên 22,5% ngân sách quốc gia, 30% GDP và 30% tổng đầu tư xã hội của Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.093,7 km2

dân số trên 7.437,9 triệu người chiếm khoảng 7% dân số cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số và mật độ dân số đạt ở mức cao, có chiều hướng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự gia tăng dân số của Thành phố do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do gia tăng dân số cơ học và tăng dân số tự nhiên. Về bộ máy hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận/huyện với 322 xã/phường/thị trấn.

Qua thống kê cho thấy, GDP của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,14% giai đoạn 2006 – 2010 trong tổng GDP của cả nước, tốc độ tăng là 7,47%, trong khi tốc độ tăng dân số chỉ là 2,88% và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Thành phố đã tăng 4,47 so với mức tăng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn.

Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm từ 2006 đến năm 2010, bình quân tăng khoảng 300 (ngàn người/năm) và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu 2.2: Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 2006 2010

Ngun: Cc thng kê Thành ph H Chí Minh

Với số lượng người như trên, Thành phố Hồ Chí Minh có số nhân khẩu bình qn là 6.944 (ngàn người/năm) đạt bình quân gấp 6,5 lần so với dân số của tỉnh Bình Dương. Đ ồng thời, mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 3.399 (người/km2) hơn mật độ dân số của tỉnh Bình Dương là 6,18 l ần (550 người/km2 – năm 2009). Qua đó, cho chúng ta thấy rằng Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu về dịch vụ cung cấp hàng hóa cơng là rất lớn.

Với những đặc điểm trên, Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn thu và nhu cầu chi ngân sách tương đối lớn, được thể hiện qua bảng sau:

Bng 2.2: Tình hình ngân sách trên địa bàn Thành phgiai đoạn 2006 – 2010.

Chỉ tiêu Đ/vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng KT TP % 12,20 12,60 10,70 08,6 11,2 Thu NSNN ngàn tỷ đồng 67,8 91,9 121,4 136,1 172,3 Thu NSTP ngàn tỷ đồng 21,4 28,5 35,6 40,2 39,1 % so NSNN % 31,56 31,01 29,32 29,54 22,69 Chi ngân sách TP ngàn tỷ đồng 19,1 25,7 34,2 36,2 38,4 Tốc độ tăng chi NSTP % 100 34,55 33,07 5,85 6,08

Bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố (năm 2006) từ 67.800 tỷ đồng đã tăng lên 172.300 tỷ đồng (năm 2010), tức là tăng 2,54 lần, nhưng nguồn thu NSNN mà Thành phố được hưởng chỉ tăng lên 1,827 lần, nên tốc độ chi ngân sách Thành phố không tương xứng với tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn thành phố, mà nguyên nhân là do tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu NSNN giữa NSTW và NSTP (do Trung ương qui định) đã giảm từ 31,56% năm 2006 còn 22,69% năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 48 - 51)