Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 68 - 73)

phòng, an ninh trong thời kỳ mới

- Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong thời kỳ mới, chúng ta đang thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng, phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, BVTQ có vai trị đặc biệt quan trọng. Văn kiện

các Đại hội của Đảng luôn khẳng định luận điểm quan trọng: kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và BVTQ XHCN. Trong tình hình mới, xây dựng và BVTQ đang giao thoa lẫn nhau, gắn bó khăng khít đến mức xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng. Đây là điểm rất mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và BVTQ ở Việt Nam hiện nay. Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ, là điều kiện và cơ sở của nhau. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho Tổ quốc, chế độ XHCN ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ hết sức quan trọng, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Đảng, Nhà nước ta ln xác định giữ vững chính quyền, BVTQ là chức năng sống còn của Nhà nước XHCN. Tầm quan trọng của việc BVTQ đã được khẳng định và ghi nhận trong các chủ trương, chính sách, cũng như các văn bản pháp luật. Nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cho thấy, hiện nay, tư duy mới về BVTQ thể hiện trước hết ở quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN, trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa hai mặt tự nhiên - lịch sử và chính trị - XH trong BVTQ, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc “giữ vững hồ bình, ổn định chính trị, bảo đảm AN quốc gia, trật tự, an toàn XH; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [35, tr.81-82]. Báo cáo Chính trị cịn nhấn mạnh đến việc “giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời... sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ AN phi truyền thống mang tính tồn cầu” [35, tr.233].

Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang diễn ra hết sức gay gắt, phức tạp thì vấn đề bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ. Vấn đề mới đặt ra là vừa giữ vững chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, vừa giữ được mơi trường hồ bình, ổn định để phát triển, không để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh là một đòi hỏi cao trong nhiệm vụ BVTQ trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta cần phải thực hiện tốt những biện pháp cụ thể đó là: “Tăng cường QP, giữ vững AN quốc gia, trật tự, an toàn XH là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nịng cốt. Xây dựng thế trận QPTD, kết hợp chặt chẽ với thế trận ANND vững chắc” [35, tr.82].

- Về nhiệm vụ QP, AN, trong mỗi thời kỳ phát triển quan trọng của đất nước, Đảng ta đều vạch ra những định hướng quan trọng về QP, AN, BVTQ. Trong thời kỳ mới, bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn. Nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, tôn giáo, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích KT tiếp tục diễn ra phức tạp; các mối đe doạ AN phi truyền thống mang tính tồn cầu diễn ra ở nhiều nơi. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay là các nước với chế độ XH, rình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của các nước vì hồ bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ có những bước tiến mới.

Từ nghiên cứu thực tiễn, tổng kết lý luận, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và BVTQ trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của QP, AN đã được Đảng ta xác định trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) là:

“Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân”, “giữ vững hồ bình”, “bảo đảm an ninh quốc gia”. Đây là những phát triển mới hết sức quan trọng, không chỉ xác định rõ thêm các thành tố trong phương diện XH của đất nước, mà còn khẳng định lại các nội dung bảo vệ của QP, AN đã tiến hành từ trước đến nay. Đồng thời, đó cịn là sự khắc phục những nhận thức chưa đầy đủ về QPTD và ANND của một số cán bộ, đảng viên ở cấp, các ngành. Đây cũng là cơ sở lý luận thống nhất tư tưởng và hành động để chúng ta đấu tranh chống các quan điểm thù địch, phản động, sai trái về mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ của QP, AN tiếp tục được kế thừa, phát triển: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Đây không chỉ là sự phát triển về tư duy BVTQ mà còn là sự nhận thức đúng đắn những vấn đề mới, nhạy cảm của thời cuộc - khi mà các thế lực thù địch, phản động quốc tế và trong nước đang ra sức chia tách cả về phương diện tự nhiên lẫn phương diện XH của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam... Sự phát triển đó làm cho nhiệm vụ BVTQ của QP, AN ngày càng toàn diện, chính xác và phù hợp hơn với tình hình mới.

Như vậy, trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN, vấn đề xây dựng nền QPTD kết hợp với thế trận ANND đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nền QPTD và thế trận ANND được xây dựng từ đơn vị cơ sở, có liên hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trên từng địa bàn, từng khu vực và trên phạm vi cả nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh, đất nước ta trong giai đoạn cách mạng mới đang đứng trước những thời cơ và nguy cơ. Bên cạnh những thời cơ bên trong và bên ngồi, trong đó có thành cơng của sự nghiệp đổi mới, sự phát triển về KT, chính trị, văn hố, đối ngoại, QP, AN, chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn, khi tiến hành công

cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Chúng ta cần phải nắm bắt các thời cơ, đồng thời vượt qua các nguy cơ.

Về nguy cơ, để củng cố QP, bảo vệ, giữ vững AN ở nước ta hiện nay cần phải xem xét đến hai nhóm nguy cơ, đó là nhóm nguy cơ bên ngồi và bên trong. Nhìn từ góc độ QP, AN truyền thống, đó là sự xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, là các hoạt động “DBHB”, “tự diễn biến”, là các nguy cơ bạo loạn chính trị, các hoạt động chống phá của kẻ thù... Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời” trong sự nghiệp BVTQ XHCN. Đây là nội dung quan trọng trong nội hàm BVTQ XHCN trong tình hình mới với nhiều nội dung như: hoàn chỉnh các quy định pháp lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; giáo dục nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trị của chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời trong sự nghiệp BVTQ; quy hoạch phân vùng phát triển KT, văn hoá - XH gắn với QP, AN trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; xây dựng thế trận QPTD và thế trận ANND ở ven biển, trên đảo và khu vực biên giới làm căn cứ vững chắc, nơi xuất phát vươn ra biển; xây dựng các cơng trình phịng thủ QS để bảo tồn lực lượng khi có chiến tranh và phịng, chống thiên tai, tai nạn, tổ chức cứu hộ khắc phục hậu quả; tổ chức hệ thống phòng thủ dân sự, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ AN Tổ quốc.

Bên cạnh đó cịn có các mối đe doạ AN phi truyền thống. Hiện nay, những vấn đề AN phi truyền thống đã vượt qua khỏi phạm vi lợi ích AN quốc gia của một nước, trở thành những thách thức mạng tính tồn cầu, bởi hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh học, hố học, bệnh dịch là “khơng biên giới”. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh với những vấn đề này địi hỏi phải có sự nổ lực chung của cộng

đồng quốc tế, những giải pháp, bước đi hài hồ kết hợp giữa KT, chính trị, ngoại giao, pháp luật, khoa học - kỹ thuật và các mặt khác.

Trong giai đoạn hiện nay, cần ưu tiên đấu tranh với các loại tội phạm phi truyền thống như: hoạt động khủng bố, buôn bán ma tuý, buôn người, cướp biển, bn bán vũ khí, rửa tiền, tội phạm KT quốc tế và tội phạm cơng nghệ cao. Tính phi truyền thống của các loại tội phạm này thể hiện ở hai khía cạnh: Đối với các loại tội phạm truyền thống, do điều kiện mới đã xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới và bọn tội phạm thường sử dụng các tiến bộ KH - CN để gây án. Điển hình là tội phạm lừa đảo, nếu trước đây các đối tượng trực tiếp lừa đảo, thì hiện nay rất phổ biến tình trạng lừa đảo qua mạng Internet, cả đối tượng lừa đảo và người bị lừa đảo không hề biết mặt nhau. Cịn đối với các tội phạm mới, tính phi truyền thống thể hiện vừa là tội phạm mới, thậm trí có hành vi tội phạm hiện còn chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự, vừa thể hiện ở phương thức, thủ đoạn mới chưa từng xảy ra trước đây ở nước ta. Do vậy, trong thời kỳ mới, BVTQ cũng là giải quyết các thách thức AN phi truyền thống như: AN biển, AN sinh thái, AN môi trường, AN dân số, AN năng lượng... đã và đang xuất hiện với tư cách là các vấn đề tồn cầu.

Tóm lại, trong thời kỳ mới, bối cảnh tình hình mới của thế giới, khu vực và trong nước; âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch; và tư duy mới về nhiệm vụ BVTQ, nhiệm vụ QP, AN là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Chính vì vậy, chúng ta phải nắm chắc các nhân tố cơ bản đó để có phương hướng, giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, và phát huy những ảnh hưởng tích cực để thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, BVTQ.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w