giới phía Bắc thời gian qua
3.2.4.1. Những thành tựu và nguyên nhân Những thành tựu
Một là, công tác lập quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện phát triển
các ngành, các lĩnh vực đã đạt được nhiều tiến bộ tích cực trong việc gắn kết chặt chẽ phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN
- Dọc tuyến biên giới trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc đã được các cơ quan QS, dân sự phối hợp lập quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng KT - XH, nhất là phát triển đường vành đai, đường tuần tra biên giới, các cụm, khu dân cư, các khu KT cửa khẩu như: thành phố cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh); cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh… (Lạng Sơn); cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn (Cao Bằng); cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)… Hệ thống chính trị được tăng cường củng cố; cơ sở KT, văn hoá, XH, LLVT của các địa phương, cũng như lực lượng của Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, lực lượng bộ đội Biên phịng đóng qn trên địa bàn ln đồn kết gắn bó với nhau, với đồng bào các dân tộc trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn.
- Các tỉnh, thành phố, các huyện, thị xã đã khẩn trương lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phát triển ngành gắn với phát triển XH và đảm bảo QP, AN. Các huyện, thị xã đã và đang triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết của địa phương phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch theo đúng các quy định hiện hành, thúc đẩy phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trong KVPT, theo phương châm "làng giữ làng, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh".
- Các dự án phát triển khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, khu chuyên canh; các dự án phát triển huyện, thị xã, khu đô thị, khu dân cư... đều được gắn kết chặt chẽ giữa khả năng, nhu cầu đổi mới, phát triển của địa phương và nhu cầu đảm bảo QP, AN. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đều thể hiện được sự gắn kết hài hồ, đồng bộ trong tổng thể chung giữa đơ thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, giữa tỉnh này với tỉnh khác trên địa bàn, với các tỉnh, thành phố khác trong vùng KT trọng điểm phía Bắc, miền Bắc và cả nước, cũng như với các nước bạn Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực ASEAN. Trên cơ sở đó, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, liên
hoàn, hiệu quả cả trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc và gắn kết với các tỉnh, các địa bàn chiến lược khác, cả trong phát triển KT - XH, trong đảm bảo QP, AN, cả trong thời bình, cũng như khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ và các tỉnh biên giới phía Bắc về phát triển cơng nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung, đến nay ở các thành phố trung tâm, các khu KT cửa khẩu, đồng thời với sự bố trí tài ngun, khống sản, các tiềm năng phát triển du lịch trên một số địa phương cơ bản nằm ở các vị trí có ý nghĩa chiến lược khơng chỉ về KT - XH, mà cịn có ý nghĩa đặc biệt về QP, AN.
Trong công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác, trên cơ sở quy hoạch, các tỉnh đã huy động mọi chủ thể ở các thành phần KT tham gia khai thác những lợi thế so sánh của từng tỉnh, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển KT trên địa bàn là tất yếu khách quan, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; những vùng khai thác tài nguyên như: than đá ở Quảng Ninh; thiếc ở Tĩnh Túc - Cao Bằng; apatít Lào Cai... Trong quy hoạch các khu KT cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh); cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng); cửa khẩu quốc tế Lào Cai... là những điểm du lịch, dịch vụ đang tiến hành khai thác đều gần các vị trí chiến lược quan trọng, vừa là cửa ngõ “phên dậu” trên tuyến biên giới phía Bắc, vừa là căn cứ vững chắc của cách mạng nước ta. Với vị trí chiến lược đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo KT - XH đối với các vùng đơ thị của một số tỉnh biên giới phía Bắc.
- Trong quy hoạch phát triển điện lực, thương mại, du lịch, dịch vụ; quy hoạch phát triển làng nghề, trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống chợ, hệ thống xăng dầu... ở một số tỉnh biên giới phía Bắc đều được quan tâm gắn kết cả về KT, XH, lao động, dân cư, đảm bảo QP, AN và trật tự an toàn XH trên địa bàn. - Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, một số tỉnh biên giới phía Bắc đã và đang tập trung chỉ đạo, đầu tư kinh phí cho cơng tác lập,
điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, KT biển, đảo (Quảng Ninh), thuỷ lợi, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo vệ, phát triển rừng... Các quy hoạch này vừa có tầm nhìn rộng, vừa có cơ sở khoa học và thực tiễn cao, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Trong số đó, nhiều quy hoạch đã được hồn thành.
- Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế của một số tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được hồn thành, đã và đang được tổ chức thực hiện. Theo đó, một số tỉnh đã và đang nỗ lực hiện đại hoá các bệnh viện cấp tỉnh, đồng thời đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, tuyến khu vực, xây dựng mạng lưới y tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển một số cụm, trung tâm y tế chuyên sâu. Hệ thống y tế của LLVT trên địa bàn cũng được quy hoạch, đầu tư nâng cấp. Cùng với phát triển hệ thống bệnh viện các tỉnh, các LLVT trên địa bàn rất quan tâm đến loại hình quân dân y kết hợp; đặc biệt đã quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành y tế, vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, phát triển KT - XH, vừa gắn với đảm bảo QP, AN trong mọi tình huống cả thời bình và thời chiến nếu xảy ra.
- Trong cơng tác quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, ổn định đời sống, KT, XH cũng được Đảng Bộ, Chính quyền ở một số tỉnh biên giới phía Bắc đặc biệt quan tâm; tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển làng nghề truyền thống, hỗ trợ vốn, kiến thức, kỹ thuật cơng nghệ, tìm kiếm thị trường... Nhờ đó, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn được phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực thực hiện xố đói giảm nghèo trên từng địa phương, đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện, nâng cao. Qua đó, nhân dân đồng bào các dân tộc trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc ln tin tưởng, đồng tình với đường lối lãnh đạo của Đảng.
- Trong công tác quy hoạch phát triển GD - ĐT, KH - CN, một số tỉnh biên giới phía Bắc đã phấn đấu hồn thành quy hoạch phát triển hệ thống trường học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm cả đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và các bậc học phổ thơng. Trong quy hoạch đã có tầm chiến lược phát triển GD - ĐT nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển KH - CN đã và đang được triển khai khá đồng bộ, theo hướng gắn mục tiêu, nhiệm vụ KH - CN với phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Đẩy mạnh ứng dụng KH - CN gắn với phát triển KT tri thức; xây dựng môi trường pháp lý, đổi mới công tác tổ chức, quản lý KH - CN; hồn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần KT cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH - CN; đẩy nhanh việc ứng dụng KH - CN vào sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền KT; cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đồng bào các dân tộc, đảm bảo tốt hơn cho các nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn XH, AN, QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc.
Đối với cơng tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch, một số tỉnh biên giới phía Bắc đã thường xuyên chú ý đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác xây dựng và quản lý. Các tỉnh đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và thực hiện quy hoạch cho cấp huyện, thị xã. Thực hiện cơng khai hố các quy hoạch, kế hoạch; tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch một cách chặt chẽ. Các cơ quan chức năng của các tỉnh trên địa bàn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các cơng trình, dự án thực hiện không đúng quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch và sự phát triển bền vững của các tỉnh. Đồng thời, đảng bộ, chính quyền các tỉnh đã thường xuyên bám sát
thực tiễn để bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, khai thác, sử dụng các nguồn lực, giải quyết tốt các mối quan hệ, các vấn đề nảy sinh... theo đó đã tháo gỡ kịp thời nhiều vướng mắc, bảo đảm cho quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ trên quê hương mình.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng tích cực, đã gắn kết chặt chẽ
phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN. Nổi bật hơn là các tỉnh: Quảng Ninh, công nghiệp 53%, dịch vụ 41,9%, nông nghiệp 5,1% (năm 2011) [67, tr.6]; Lạng Sơn, nông, lâm nghiệp chiếm 39,57%, công nghiệp - xây dựng 20,81%, dịch vụ 39,62% [9, tr.428]; Cao Bằng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 21,15%, dịch vụ 45,65%, nông - lâm nghiệp 33,2% [9, tr.270].
- Đối với lĩnh vực công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, công nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành có vốn đầu tư lớn, chủ đạo như: khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện… Một số sản phẩm công nghiệp do Trung ương quản lý có khối lượng lớn là khai khống, xi măng. Giá trị sản xuất cơng nghiệp có xu hướng tăng nhanh.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành, theo địa phương
Đơn vị tính: Tỷ đồng
ĐỊA PHƯƠNG 2005 2009 2010 2011 Sơ bộ 2012
Quảng Ninh 20989,0 64853,8 80347, 6 99122.1 127870,3 Lạng Sơn 696,0 1836,8 2186,4 2475,0 2983,3 Cao Bằng 572,0 1301,6 2317,0 2547,3 3236,3 Hà Giang 260,3 693,7 946,9 1495,6 1967,1 Lào Cai 812,3 4055,2 6259,9 9138,4 12995,5 Lai Châu 117,1 347,0 639.0 587,0 774,3 Điện Biên 422,3 1049,4 1330,8 1673,2 2124,3
Công nghiệp chế biến nông - lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu ngày càng phát huy tác dụng. Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của các dân tộc, các làng nghề truyền thống được khuyến khích phát triển mạnh, góp phần giải quyết cơng ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu KT, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành cơng nghiệp ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nêu trên cho thấy, phát triển KT có vai trị hết sức qua trong đối với việc đảm bảo QP - AN. Phần lớn các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp đều được xây dựng ở các khu trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, cửa khẩu, đầu mối giao thơng… Đó là những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về QP, AN. Hơn nữa, các doanh nghiệp, đơn vị KT công nghiệp này được thiết kế khai thác theo hướng “lưỡng dụng” vừa phục vụ dân sinh, vừa sản xuất một số mặt hàng đảm bảo cho QP, AN và QS khi cần thiết. Đồng thời, là nơi tập trung một lực lượng lao động đơng đảo, có trình độ kỹ thuật, sức khoẻ…; đây chính là yếu tố đảm bảo nguồn nhân lực - lực lượng tại chỗ cho QP, AN khi cần thiết có thể huy động, động viên lực lượng, nhất là khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Bên cạch đó, trong từng doanh nghiệp đều được xây dựng lực lượng tự vệ thường xuyên có sự phối hợp, kết hợp với các đơn vị qn đội, cơng an đóng quân trên địa bàn tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ doanh nghiệp cũng như góp phần đảm bảo QP, AN trong khu vực.
- Đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi và trồng cây công nghiệp; số đơn vị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở các tỉnh biên giới phía Bắc ngày càng tăng [phụ lục 13]. Từ đó đã có nhiều thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả trên mỗi đơn vị sản xuất, hình thành nhiều vùng chun canh cây trồng, vật ni. Nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã chuyển nhanh từ
sản xuất mang tính tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hố, nhiều mặt hàng nơng sản của vùng đã chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Một số tỉnh biên giới phía Bắc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế phát triển KT - XH như: chính sách đất đai, chính sách thuế, thị trường, vốn, chính sách hỗ trợ cho phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách về cán bộ, lao động trong các hợp tác xã, các doanh nghiệp không thuộc thành phần KT nhà nước; nhất là đã quan tâm đến chính sách về phát triển nơng nghiệp, nơng thôn và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã đem lại kết quả sản xuất nơng nghiệp tương đối cao. Tiêu biểu như tỉnh Quảng Ninh, trong nông nghiệp giá trị sản xuất bình quân 6,7%/năm. Đã đảm bảo AN lương thực vùng nông thôn; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mơ trang trại, mang tính hàng hố; đẩy mạnh khai thác, ni trồng thủ sản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về chiến lược Biển Việt Nam. Lâm nghiệp phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đại, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để nhân dân miền núi làm giàu từ rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 50%. Quan tâm hỗ trợ nơng dân kinh phí, kỹ thuật phịng chống, khắc phục thiên tai, bệnh dịch; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng núi, hải đảo; làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác [39, tr.21]. Tỉnh Cao Bằng, giá trị sản xuất nông nghiệp/ha canh tác: 20/20 triệu; tổng sản lượng lương thực: 237 nghìn tấn năm 2008, kế hoạch 2010: 230 nghìn tấn (mục tiêu 215 nghìn tấn); tổng đàn bị: 135,66/177 nghìn con, bằng 76,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, bình quân tăng 1,75/7%/năm [9, tr.270].
Từ kết quả đạt được nêu trên, đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp, lâm