Sự gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 94 - 95)

quốc phòng, an ninh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Cơ cấu KT ở một số tỉnh biên giới phía Bắc chuyển dịch theo hướng tích cực từ nơng nghiệp, dịch vụ, cơng nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơng nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành có vốn đầu tư lớn, chủ đạo như: khai thác, chế biến khống sản, thuỷ điện… Một số sản phẩm cơng nghiệp do Trung ương quản lý có khối lượng lớn là khai khống, xi măng. Giá trị sản xuất cơng nghiệp có xu hướng tăng nhanh. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu đã ngày càng phát huy tác dụng. Nhiều ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của các dân tộc, các làng nghề truyền thống được khuyến khích, phát triển mạnh.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi và trồng cây công nghiệp; số đơn vị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng tăng. Đối với lĩnh vực ngư nghiệp - kinh tế biển (Quảng Ninh); trong 7 tỉnh biên giới phía Bắc, ngồi đường biên giới trên đất liền, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có biển, đường biên giới trên biển với Trung Quốc; có đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển hơn 191 km; bờ biển dài 250 km; với ngư trường rộng trên 6,1 nghìn km2, 40.000 ha bãi triều, trên 20.000 ha eo vịnh; có 2 huyện đảo (Cơ Tơ, Vân Đồn) với 2.077 hịn đảo. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên về biển, đảo như vậy, dẫn đến KT biển, ven biển có bước phát triển mạnh mẽ và được gắn kết chặt chẽ với QP - AN.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w