Kiên quyết đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 80 - 83)

xuyên tạc và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Để đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vấn đề có ý nghĩa chiến lược là cần coi trọng việc tổ chức, giáo dục ý thức phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN cho toàn dân, xây dựng nền QPTD vững mạnh để tạo ra sức đề kháng ngay từ cơ sở, biến quá trình bảo vệ thành quá trình tự bảo vệ trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Cần tăng cường đấu tranh trên các lĩnh vực: KT, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại... xây dựng ý thức phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN và đối ngoại cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chú trọng tăng cường công tác đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; làm cho các nước, các tổ chức quốc tế hiểu đúng thực chất tình hình Tây Ngun. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền đối

ngoại về Tây Nguyên, tập trung vào thành tựu phát triển KT, XH, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Sau các sự kiện xảy ra năm 2001, 2004, cấp uỷ, chính quyền các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã triển khai nhiều phương án để “an dân”, ổn định tình hình chính trị, đẩy mạnh phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; từng bước chủ động đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Các ban, ngành đã chú trọng tăng cường công tác thông tin đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồn ngoại giao, báo chí, tổ chức nước ngồi đến tìm hiểu tình hình Tây Nguyên, bác bỏ kịp thời mọi ý đồ xuyên tạc của các thế lực thù địch. Những thành quả về phát triển KT - XH, xố đói giảm nghèo, xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, hình thành “thế trận lịng dân” trên địa bàn Tây Nguyên là vũ khí hiệu quả nhất chống lại những luận điệu xuyên tạc và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động Fulro nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân và quân đội nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Từ kinh nghiệm của khu vực Tây Nguyên về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN cho thấy, một số tỉnh biên giới phía Bắc cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; phát huy vai trò chủ đạo của KT nhà nước, các đơn vị KT của quân đội trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở khu vực biên giới; giữ vững sự ổn định chính trị; xây dựng “thế trận lịng dân”; kiên quyết và chủ động đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đó chính là những bài học kinh nghiệm quý giá mà một số tỉnh biên giới phía Bắc cần kế thừa, học tập và vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện, tình hình từng địa phương; có như vậy mới đen lại hiệu quả cao trong thực hiện chủ trương chiến lược phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án như đã trình bày ở chương một, chương hai luận án đi vào hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên những nội dung cơ bản: phân tích làm rõ một số khái niệm về KT - XH; QP, AN; đảm bảo QP, AN; phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN và phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản; sự cần thiết phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; những nhân tố có tác động ảnh hưởng đến phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN và trình bầy kinh nghiệm của khu vực Tây Nguyên về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Trên cơ sở đó, một số tỉnh biên giới phía Bắc có thể tham khảo làm bài học kinh nghiệm để nghiên cứu và vận dụng sáng tạo, chủ động, linh hoạt phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN.

Chương 3

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w