CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên
việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp , đó là: trình độ chun mơn của nhân viên kế toán, mức độ quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp, chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp. Trong đó yếu tố mức độ quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp là tác động mạnh nhất.
Nguyễn Ngọc Vũ, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TPHCM (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở TP.HCM”. Tác giả đưa vào nghiên cứu các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trong ngành, cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý, áp dụng cơng nghệ sản xuất tiên tiến, trình độ của nhân viên kế tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp trừ biến cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý.
Như vậy các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm đến việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng.
1.2. Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu cứu
1.2.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới có liên quan đến luận văn, có thể nói rằng, áp dụng kế tốn quản trị và các nhân tố ảnh hưởng là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT như bài nghiên cứu của Bùi Thị Nhân và Đào Khánh Trí (2015); Trần Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Ngọc Vũ (2017).
Áp dụng kế toán quản trị đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, việc đánh giá và tiếp cận mức độ áp dụng KTQT ở nhiều góc độ khác nhau. Chủ yếu các
nghiên cứu đánh giá mức độ áp dụng KTQT dựa trên mơ hình phát triển của KTQT do IFAC (1998) đề xuất và bài nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader và Robert Luther (2006&2008).
Từ tổng quan các nghiên cứu cho thấy, có hai nhóm nhân tố chính tác động đến việc áp dụng KTQT, đó là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của DN. Việc áp dụng KTQT bị tác động bởi nhiều nhân tố, và mức độ tác động của từng nhân tố là khác nhau đến khả năng áp dụng KTQT vào quản lý doanh nghiệp. Trong đó nhiều nghiên cứu tập trung vào các nhân tố như: quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, chi phí tổ chức KTQT, văn hóa doanh nghiệp, …. chưa có nghiên cứu chính thống nào nghiên cứu về nhân tố công nghệ thông tin, đồng thời tác giả tiến hành kiểm định lại biến chiến lược cạnh tranh tại Việt Nam để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp.
1.2.2. Khe hổng nghiên cứu
Từ việc tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời nhận ra là chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TMĐT và Home-shopping đây là một lĩnh vực kinh doanh đang phát triển rầm rộ hiện nay. Hơn nữa việc áp dụng kế tốn quản trị chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp thương mại/dịch vụ. KTQT có tính linh hoạt cao nó phụ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của từng ngành cụ thể. Việc áp dụng kế toán quản trị bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, tuy nhiên các bài nghiên cứu trước đây chỉ chú trọng nghiên cứu vào các nhân tố như quy mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế tốn, cam kết của chủ sở hữu, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến… mà thiếu đi một nhân tố vô cùng quan trọng trong thời đại hiện nay đó là cơng nghệ thơng tin, chiến lược cạnh tranh. Ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống kế tốn nhằm mục đích đáp ứng nhanh các nhu cầu về thông tin phục vụ cho mục đích ra quyết định đang là vấn đề cấp thiết trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Công nghệ thông tin là nền tảng cho dữ liệu kế tốn và nó sẽ cho phép một số truy vấn phức tạp nhất định được
thực hiện. Càng ngày công nghệ thông tin càng chứng minh vai trị hỗ trợ kiểm sốt quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như hệ thống ERP được coi như là nền tảng đề quản lý toàn bộ doanh nghiệp hơn là chỉ đơn thuần là quản lý một số bộ phận của doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua chương này, tác giả đã trình bày được tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu.
“Thông qua việc nghiên cứu các nghiên cứu liên quan, tác giả đã đưa ra
được nhận xét về kết quả mà các nghiên cứu trước đã đạt được và xác định được khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, luận văn kế thừa và phát huy các nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp của các nghiên cứu trên để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp.”