Giả thuyết Nội dung
H1 Quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H2 Chiến lược cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H3 Cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H4 Văn hóa doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H5 Chi phí cho việc tổ chức hệ thống KTQT có tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H6 Trình độ của nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
H7 Công nghệ thông tin trong DN có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu định tính của mình, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT để tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan việc xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận và trao đổi trực tiếp gồm 5 chuyên gia: giám đốc tài chính, kế tốn trưởng, và trưởng phịng kế tốn và 2 giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về KTQT tại trường đại học Kinh Tế Tp.HCM.
Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia dựa trên mơ hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và home-shopping tại TP.HCM tác giả xây dựng
được mơ hình nghiên cứu chính thức thêm một biến so với mơ hình ban đầu là biến công nghệ thông tin. Đồng thời các chuyên gia cũng tiến hành thảo luận và xây dựng thang đo cho các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM.
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Khảo sát thu thập dữ liệu chính thức từ các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và những người có kiến thức về kế tốn và quản trị hiện đang công tác tại các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping tại Tp.HCM, bằng việc trả lời bảng câu hỏi đã được thiết kế và hiệu chỉnh trước đó. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, số liệu được nhập liệu và mã hoá bằng phần mềm SPSS 22.0
3.3.2.1. Xây dựng thang đo
Nguyên tắc xây dựng thang đo là những khái niệm đã có trong mơ hình lý thuyết, tác giả sử dụng thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping.
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping được tác giả dựa trên thang đo của các cơng trình nghiên cứu khoa học trước trên thế giới như (Kader và Luther, 2008), (Alper Erserim ,2012), (Kamilah Ahmad ,2012) các nghiên cứu trong nước (Trần Ngọc Hùng, 2016), (Bùi Thị Nhân, 2015), (Nguyễn Ngọc Vũ, 2017)...
Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo và điều chỉnh thang đo theo nghị định số 52 về thương mại điện tử do Thủ tướng Chính Phủ ban hành năm 2013 (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính Phủ về Thương mại điện tử) để phù hợp với môi trường đặc thù của các doanh nghiệp TMĐT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và thơng qua nghiên cứu định tính. Thang đo đã được lựa chọn và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping ở Thành Phố HCM. Về cấp bậc, tác giả sử dụng thang đo cấp quãng, cụ thể là thang đo Lirket 5 cấp độ để đánh giá từng khoản mục. Với
5 mức độ phổ biến như sau: rất đồng ý, đồng ý, bình thường, khơng đồng ý, và rất không đồng ý. Và các thang đo được mã hóa như bảng 3.2 sau: