CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Thương mại điện tử những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu. Thương mại điện tử đã và đang giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những bước tiến mới trong quá trình hoạt động sản xuất như tiết kiệm chi phí tìm hiểu đối tác, giao dịch và ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường tới rất nhiều khu vực trên thế giới mà không mất quá nhiều chi phí và nhân lực…
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính, phân tích ảnh hưởng của 7 nhân tố độc lập đến áp dụng kế toán quản trị. Sau khi phân tích, ta nhận thấy :
Cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành doanh nghiệp:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành doanh nghiệp về kế tốn quản trị có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng áp dụng KTQT . Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Đào Khánh Trí (2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy người chủ/người điều hành doanh nghiệp càng am hiểu về kế toán đặc biệt là kế tốn quản trị và có cam kết kiểm sốt chặt chẽ chi phí, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển thì việc áp dụng kế tốn quản trị vào cơng tác kế tốn và kiểm sốt chi phí càng dễ thực hiện hơn.
Hiện nay, mặc dù doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nhưng công tác tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này nhìn chung vẫn chưa thực hiện tốt. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn quản trị chưa được áp dụng tốt nhất vào cơng tác kế tốn cũng như hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc quản lý doanh nghiệp, đa số áp dụng ở các nội dung kế toán quản trị về chi phí, hỗ trợ ra quyết định và một phần dự toán, chưa áp dụng các nội dung như hệ
thống đánh giá thành quả hay kế toán quản trị chiến lược. Sỡ dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân nổi bật là do chính người chủ/người điều hành doanh nghiệp chưa có mối quan tâm sâu sắc và chưa hiểu biết hết được tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của cơng tác kế tốn quản trị trong việc hỗ trợ điều hành quản lý và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu và sứ mệnh của mình.
Trong điều kiện thực tế hiện nay thì đa số các người chủ/người điều hành doanh nghiệp có rất ít kiến thức về kế tốn quản trị và chưa đạt được mức độ hài hịa cao giữa kế tốn và quản trị, chưa đáp ứng tốt yêu cầu kết nối giữa chiến lược doanh nghiệp và quản trị chiến lược. Điều này dẫn đến thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lý chưa được đánh giá cao, chưa thực sự phù hợp với chiến lược và mục tiêu đề ra.
Quy mô doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều đến khả năng áp dụng KTQT, tức là quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì khả năng áp dụng càng lớn hơn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008), Kamilah Ahmad (2012), Ardiansyah Rasyid & Elizabeth Sugiarto & Wilson Kosasih (2017), Trần Ngọc Hùng (2016), Bùi Thị Nhân (2015), Nguyễn Ngọc Vũ (2017). Các doanh nghiệp quy mơ càng lớn, thì nhu cầu sử dụng vốn càng cao nên yêu cầu họ phải kiểm sốt tốt tài sản của mình cũng như sử dụng nguồn vốn tốt mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có tiềm lực kinh tế để đầu tư cho bộ máy kế toán, hệ thống phần mềm kế tốn, đồng thời chấp nhận chi phí cao để tuyển dụng đội ngũ kế tốn viên trình độ cao.
Đối với các doanh nghiệp lớn, để có những cơng cụ hỗ trợ trong việc kiểm sốt tốt chi phí, có được bộ phận cố vấn giỏi trong việc đưa ra quyết định thì họ thường đầu tư mạnh vào việc hệ thống kế toán quản trị như bộ phận phân tích báo cáo, hệ thống kiểm sốt chi phí, hệ thống hỗ trợ cho việc ra quyết định... Việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên kế toán ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường rất chặt
chẽ, nhiều yêu cầu đối với nhân viên như chun mơn, kinh nghiệm, trình độ học vấn.
Chiến lược cạnh tranh
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược cạnh tranh khơng có ý nghĩa thống kê với việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả này ngụ ý rằng mức độ áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược cạnh tranh nào. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008)
Văn hóa doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố văn hóa doanh nghiệp tác động lớn đến khả năng thành công của doanh nghiệp khi áp dụng KTQT. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Alper Erserim (2012), Ardiansyah Rasyid & Elizabeth Sugiarto & Wilson Kosasih (2017), Trần Ngọc Hùng (2016). Các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping cần xây dựng cho mình một nền văn hóa mạnh mẽ, có sự đồng thuận cao và chia sẻ của các thành viên trong tổ chức về các mục tiêu chung, mục tiêu ngắn và dài hạn hay về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thiết lập một nền văn hóa mạnh mẽ thì lãnh đạo phải xác định rõ hướng đi và tầm nhìn của doanh nghiệp. Hơn nữa, lãnh đạo cũng cần phải lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi nhất. Đồng thời, hãy công khai nhiệm vụ với tất cả nhân viên và thiết lập kênh giao tiếp để mọi người có thể tự tin thảo luận đóng góp ý kiến cho nhau. Việc thiết lập một nền văn hóa trong doanh nghiệp có nghĩa là đảm bảo mọi người đều có tiếng nói chung. Cách dễ nhất để duy trì sự liên kết chính là thơng qua sự chủ động. Cần phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo nhằm tạo ra nhiều giá trị kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp.
Cơng nghệ thơng tin
Thương mại điện tử có nhiều điểm khác biệt so với thương mại truyền thống. Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin. Để triển khai hoạt động thương mại điện tử, các bên tham gia phải sử dụng các
phương tiện điện tử tân tiến và hiện đại của ngành cơng nghệ thơng tin có kết nối với nhau để đảm bảo thông tin được lưu chuyển liên tục. Hơn nữa, quá trình phát triển thương mại điện tử làm phát sinh nhiều yêu cầu liên quan tới công nghệ thông tin mới như bảo mật thông tin, hợp đồng điện tử, chữ ký số … Hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng viễn thông 3G, thương mại điện tử còn được tiến hành trên các thiết bị di động, xu hướng thương mại điện tử di động đang trên đà phát triển bởi sự tiện lợi mà nó đem lại cho người sử dụng.
Trong kết quả khảo sát của luận văn thì đây là một nhân tố có tác động ít nhất đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping. Doanh nghiệp đầu tư càng nhiều, càng quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp thì khả năng áp dụng kế tốn quản trị của DN đó càng cao.
Tốc độ phát triển công nghệ thông tin trong thời gian qua thật đáng kinh ngạc. Việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các quy trình kinh doanh đã tăng lên đáng kể với sự ra đời của các công nghệ truyền thơng điện tử, Internet, trình duyệt và cơng nghệ cơ sở dữ liệu. Tất cả những điều này đã mở rộng doanh nghiệp và cho phép công ty liên lạc với các hoạt động kinh doanh và khách hàng của mình thơng qua các hệ thống ERP, các ứng dụng thương mại điện tử và trong nhiều tình huống liên quan đến các cơ chế chia sẻ thông tin. Người ta đã gợi ý rằng các công nghệ mới như hệ thống ERP giúp mơ hình hóa chi tiết hoạt động của cơng ty trong cơng nghệ máy tính và tạo ra một chế độ quản lý tích hợp cao (Granlund, 2003).
Một trong những công cụ của công nghệ thông tin hỗ trợ rất nhiều trong cơng tác kế tốn hiện nay là việc đầu tư cho hệ thống phần mềm kế toán. Hệ thống phần mềm kế tốn là cơng cụ giúp cho hoạt động kế toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn, giúp nhà quản lý có được thơng tin chính xác và kịp thợi nhất. Đồng thời, thông qua phần mềm kế tốn, các bộ phận , các phịng ban trong doanh nghiệp dễ dàng kết nối dữ liệu thông tin một cách chun nghiệp, khơng cịn sử dụng các phương pháp thủ công để lưu trữ thông tin, truyền tải thơng tin. Điều này cịn giúp doanh nghiệp trong việc kiểm sốt chi phí, đánh giá hiệu suất cũng như thông tin kịp thời trong việc ra quyết định.
Trình độ nhân viên kế toán
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ trình độ của nhân viên kế tốn khơng có mối quan hệ tích cực và quan trọng với việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả này ngụ ý rằng mức độ áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hiện diện của một kế tốn viên có trình độ trong cơng ty. Kết quả này phù hợp với Trần Ngọc Hùng (2016), Kamilah Ahmad (2012).
Chi phí tổ chức công tác kế toản quản trị
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí cho việc tổ chức cơng tác KTQT có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping. Nếu yêu cầu về đầu từ trang thiết bị ban đầu, chi phí tư vấn, chi phí tiền lương thấp sẽ làm gia tăng khả năng áp dụng KTQT trong doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng khơng chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với các tập đoàn đa quốc gia, các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài như Lazada, Amazon, Shoppee,..những công ty này hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và trình độ quản lý. Để có một hệ thống kế tốn tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư chi phí khơng hề nhỏ, bao gồm chi phí cho nhân viên, chi phí xây dựng và vận hành bộ máy kế tốn hồn chỉnh. Do vậy nhiều doanh nghiệp còn lưỡng lực trong việc đầu tư này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có bộ máy kế tốn thì hầu như chưa có bộ phận kế tốn quản trị. Đa số các doanh nghiệp đều tập trung vào việc thu thập, hạch toán, xử lý và cung cấp thơng tin thơng qua bộ phận kế tốn tài chính mà chưa có bộ phận kế tốn quản trị riêng biệt. Hoặc chưa tích hợp tốt giữa bộ phận kế tốn tài chính và kế tốn quản trị trong doanh nghiệp mình đối với các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, chưa giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về khả năng phát triển trong tương lai của DN.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính ta nhận thấy khả năng áp dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping ở TPHCM bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố : cam kết và hiểu biết của nhà quản lý về kế tốn quản trị, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị, cơng nghệ thơng tin.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT của doanh nghiệp TMĐT và Home- Shopping ở TPHCM. Nghiên cứu sẽ giúp cho nhà quản trị/nhà điều hành doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá khả năng áp dụng kế tốn quản trị của DN mình.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
Kết quả bài nghiên cứu đã trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra như sau:
Câu hỏi nghiên cứu số 1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM? Theo kết quả nghiên cứu định tính ban đầu chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping: chiến lược cạnh tranh, cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về kế toán quản trị, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị, trình độ nhân viên kế tốn, cơng nghệ thông tin. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến áp dụng kế toán quản trị gồm: cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về kế tốn quản trị, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị, công nghệ thông tin.
Câu hỏi nghiên cứu số 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp TMĐT và Home-shopping tại TP.HCM như thế nào ? Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 5 nhân tố trên tác động đến biến áp dụng KTQT theo trình tự như sau: tác động mạnh nhất là nhân tố: cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về kế toán quản trị và tiếp đền lần lượt theo thứ tự tác động giảm dần là các nhân tố: quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị, cơng nghệ thông tin. Với mức độ ảnh hưởng chi tiết của từng nhân tố đã được nêu ở chương 4
5.1. Kết luận
Kế tốn quản trị là một cơng cụ quản trị hữu hiệu không chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình tài chính và kiểm sốt chi phí nhằm hoạch định kế hoạch cũng như chiến lược phát triển cho tương lai của doanh nghiệp mà còn giúp cho họ đánh giá thành quả hoạt động, hỗ trợ cho việc ra quyết định cũng như quản
trị hoạt động kinh doanh hiệu quả. Kế toán quản trị ở Việt Nam phát triển còn khá non trẻ, KTQT ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở khâu lập lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa chú trọng vào việc tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp. Nội dung và cách thức xây dựng KTQT chưa được phổ biến đến doanh nghiệp một cách rộng rãi do đó nhiều doanh nghiệp cịn khá lúng túng trong việc áp dụng.
Ở Việt Nam, thuật ngữ kế tốn quản trị mới xuất hiện trong vịng 16 năm trở lại đây được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hồ XHXN Việt Nam khố XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 và sau đó là thơng tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 về “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn và vừa đã bước đầu áp dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế tốn quản trị riêng biệt.
Việc áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp TMĐT và Home-Shopping trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT ở các DN TMĐT và Home-Shopping sẽ giúp DN có cơ sở để nâng cao khả năng áp dụng