CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI
4.3.4. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua
mua sắm của người tiêu dùng ở TP,HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học
4.3.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP,HCM theo giới tính
Bảng 4.14: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo giới tính
Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
1,921 1 297 0,167
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định của thống kê Levene theo giới tính có giá trị Sig. = 0,167 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.15: Kết quả ANOVA về giới tính
Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 2,269 1 2,269 9,604 0,002 Trong nhóm 70,158 297 0,236 Tổng 72,427 298
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0,002 < 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” bị bác bỏ, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM giữa những nhóm giới tính khác nhau (mới mức ý nghĩa 0,05).
4.3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP,HCM theo độ tuổi
Bảng 4.16: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo độ tuổi
Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
0,179 3 295 0,911
Trong kiểm định của thống kê Levene theo độ tuổi có giá trị Sig. = 0,911 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.17: Kết quả ANOVA về độ tuổi
Tổng bình phương df Trung bình bình
phương F Sig.
Giữa các nhóm 0,009 3 0,003 0,012 0,998
Trong nhóm 72,418 295 0,245
Tổng 72,427 298
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0,998 > 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận, cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM giữa những nhóm tuổi khác nhau (mới mức ý nghĩa 0,05).
4.3.4.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP,HCM theo tình trạng hơn nhân
Bảng 4.18: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo tình trạng hơn nhân
Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
0,808 2 296 0,447
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định của thống kê Levene theo tình trạng hơn nhân có giá trị Sig. = 0,447 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.19: Kết quả ANOVA về tình trạng hơn nhân Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0,014 2 0,007 0,028 0,972 Trong nhóm 72,413 296 0,245 Tổng 72,427 298
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0,972 > 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận, cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM giữa những nhóm tình trạng hơn nhân khác nhau (mới mức ý nghĩa 0,05).
4.3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP,HCM theo nghề nghiệp
Bảng 4.20: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo nghề nghiệp
Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
1,221 6 292 0,295
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định của thống kê Levene theo nghề nghiệp có giá trị Sig. = 0,295 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.21: Kết quả ANOVA về nghề nghiệp
Tổng bình phương df Trung bình bình
phương F Sig.
Giữa các nhóm 1,081 6 0,180 0,737 0,620
Trong nhóm 71,346 292 0,244
Tổng 72,427 298
Trong kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0,62 > 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM giữa những nhóm nghề nghiệp khác nhau (mới mức ý nghĩa 0,05).
4.3.4.5. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM theo mức thu nhập
Bảng 4.22: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo thu nhập
Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
2,380 4 294 0,052
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định của thống kê Levene theo thu nhập có giá trị Sig. = 0,052 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.23: Kết quả ANOVA về thu nhập
Tổng bình phương df Trung bình bình
phương F Sig.
Giữa các nhóm 2,252 4 0,563 2,359 0,054
Trong nhóm 70,175 294 0,239
Tổng 72,427 298
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0,054 > 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” được chấp nhận, cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM giữa những nhóm thu nhập khác nhau (mới mức ý nghĩa 0,05).
Tóm tắt chương 4
Chương này thực hành phân tích dữ liệu nghiên cứu nhằm kiểm định các thang đo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu phỏng vấn 299 khách hàng tại TP.HCM bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Q trình phân tích dữ liệu nghiên cứu và giải thích kết quả nghiên cứu gồm các công đoạn: đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích tương quan; phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; kiểm định sự khác biệt của biến phụ thuộc theo các đặc điểm nhân khẩu học.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM bị tác động bởi 7 nhân tố chính và tầm quan trọng của các nhân tố này đến quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM được sắp xếp theo trình tự giảm dần là: Cơ sở vật chất (β = 0,378); Dịch vụ (β = 0,291); Nhân viên siêu thị (β = 0,261); Giá cả (β = 0,253); Vị trí siêu thị (β = 0,227); Giá trị thương hiệu (β = 0,169); Sản phẩm (β = 0,136).
Trong kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm của người tiêu dùng ở TP.HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học cũng cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm giới tính. Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 sẽ được sử dụng để đề xuất các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp ở chương 5.