Đánh giá thực trạng áp dụng ERP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP tại việt nam (Trang 53 - 56)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá thực trạng áp dụng ERP tại Việt Nam

Thị trường ERP Việt Nam đi sau khoảng 10 – 15 năm so với thị trường ERP ở châu Âu và Mỹ. Vào thời gian đầu, hầu hết các dự án triển khai đều chỉ tập trung vào chức năng kế toán, vật tư và mua hàng. Số lượng chuyên viên tư vấn có khả năng triển khai những dự án ERP quy mơ lớn vẫn cịn rất ít, chủ yếu cần có sự trợ giúp từ các chuyên viên tư vấn của Singapore, Ấn Độ…

Năm 2003, thị trường ERP Việt Nam bắt đầu phát triển với việc ứng dụng của một số công ty như Bảo Minh, Thép Miền Nam, Vinatex,…

Năm 2004, thị trường ERP phát triển trên nhiều phân khúc khác nhau: cả doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều dự án ERP quy mô lớn được triển khai như Bibica, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Vinamilk,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng đã bắt đầu triển khai với các giải pháp phù hợp.

Năm 2005, số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam gia tăng với sự tham gia của cả nhà cung cấp trong và ngoài nước. Các sản phẩm ERP của nước ngoài như sản phẩm của SAP, sản phẩm của Oracle, sản phẩm Dynamics Navision của Microsoft. Những nhà phát triển phần mềm trong nước cũng góp phần vào thị trường bằng những phần mềm kế tốn tự viết. Một số cơng ty cũng đã bắt đầu đưa ra những giải pháp ERP nội địa như AZ, Diginet, Lạc Việt, Pythis…

Năm 2006, thị trường ERP Việt Nam phát triển mạnh ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với phân khúc này, các dự án triển khai sử dụng chủ yếu là phần mềm của Oracle như: Prime Group, cơng ty TNHH Minh Hiếu, cơng ty cơ khí Sơn Hà. Oracle được xem là nhà cung cấp chiếm nhiều ưu thế trong năm 2006.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP đã đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt, SAP đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách hàng thông qua:

- Ký kết với các đối tác chiến lược là những nhà tư vấn triển khai giải pháp

- Phát triển và phối hợp đào tạo với nhiều tổ chức và trường đại học nhằm cung cấp nguồn lực lâu dài.

Về số lượng, các doanh nghiệp áp dụng ERP cũng gia tăng rất mạnh. Nhiều thành công đạt được khi triển khai ở các công ty: Kinh Đơ, Phong Phú, Mía đường Lam Sơn… Nhận thức ERP đã được nâng cao hơn so với các năm trước. Đồng thời thách thức hội nhập và đổi mới phong cách quản lý dựa trên nền tảng công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Năm 2008, số hợp đồng mở rộng, nâng cấp không ngừng gia tăng là do thị trường ERP từng phát triển mạnh trong giai đoạn 2006 – 2007 nên đây là lúc doanh nghiệp triển khai ERP ở giai đoạn đó cảm nhận được hiệu quả mà ERP mang lại, đặc biệt là những lợi ích mà cơng ty có được so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp lớn đã dành nhiều ngân sách hàng triệu USD, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dành ngân sách tương xứng cho việc triển khai ERP.

Tuy nhiên, cũng trong năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kéo theo sự sụt giảm của thị trường ERP trong nước. Một số nhà cung cấp giải pháp ERP trong nước đã phải ngưng hoạt động do không đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngồi. Hãng SAP liên tiếp cơng bố hàng loạt đối tác mới ở Việt Nam với những chiến lược dài hạn và nhiều kế hoạch đầu tư. Các nhà cung cấp giải pháp ERP ngoại khác như Oracle và Microsoft đều đưa ra rất nhiều giải pháp nhỏ, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yếu tố về giá cả là một trong những thách thức mà ERP nội phải đối mặt trong năm 2008 để có thể cạnh tranh với ERP ngoại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Trong những tháng đầu năm 2009, các nhà cung cấp giải pháp ERP tìm được rất ít dự án, hợp đồng và bị áp lực về chi phí. Về phía doanh nghiệp dự kiến triển khai trong năm 2009 đứng trước 2 sự lựa chọn: tạm ngừng để triển khai vào thời điểm khác hoặc không triển khai.

Từ tháng 09/2009, thị trường ERP ở Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực. Theo thống kê năm 2009, tỷ lệ các công ty bất động sản trang bị ERP chiếm cao hơn so với các lĩnh vực, ngành nghề khác. Điển hình như dự án của tập đoàn

NOVA với giá trị gần 2 triệu USD, dự án của công ty Phát triển Nhà Thủ Đức trị giá gần 1 triệu USD, dự án của tập đoàn REE trị giá khoản 500 ngàn USD, dự án của tập đoàn Sonadezi khoảng hơn 400 ngàn USD. Bên cạnh đó, nhiều tập đồn, cơng ty cũng đầu tư ERP mạnh mẽ như tập đoàn Tân Hiệp Phát, tập đoàn Concordia, Phạm Nguyên, Tranximex,…

Điều đó cho thấy tình hình ứng dụng ERP đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam: ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau đã ứng dụng hệ thống này vào công tác quản lý, đặc biệt có sự cạnh tranh gay gắt giữa các giải pháp trong và ngoài nước. Ban đầu, một số doanh nghiệp, thường là các tập đoàn lớn áp dụng ERP, sau đó các cơng ty khác dần nhận ra lợi ích và “theo đi” để áp dụng, một số doanh nghiệp khác chưa áp dụng ngay mà chỉ quan sát và cân nhắc có nên triển khai hay không và triển khai thời điểm nào cho phù hợp. Như mọi ngành kinh tế khác, WTO đã tác động đến ngành công nghệ thông tin, trong đó có thị trường ERP. Thực tế năm 2007 cho thấy, thị trường ERP phát triển rất sôi động. Nhận thức về ERP cũng cao hơn so với trước khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, cũng trong năm này, nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP trong nước đối mặt với rất nhiều khó khăn trước sức ép hội nhập. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường ERP năm 2009. Nhiều công ty thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu và nhân sự, đặc biệt là các khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận trực tiếp, do đó chỉ một số ít doanh nghiệp lựa chọn thời kì này để triển khai ERP. Về phía các nhà cung cấp giải pháp cũng chịu áp lực về chi phí. Một số giải pháp trong nước được chào giá thấp hơn để tìm kiếm thêm các dự án mới song song với các dự án đã ký kết. Tuy nhiên, khoảng tháng 10/2009, khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực. Kết quả là thị trường ERP phát triển nhanh chóng với hàng loạt các hợp đồng đầu tư với giá trị lớn cho hệ thống ERP ở các doanh nghiệp.

Những năm gần đây, ERP tiếp tục phát triển với việc ứng dụng hệ thống ERP tại hàng loạt các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Cơng ty Cổ phần tập đồn Trung

Nguyên, Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, Công ty Cổ phần FECON, Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, Cơng ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP tại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)