Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về hệ thống ERP
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển hệ thống ERP
Vào những năm 1960, hệ thống phần mềm đặt hàng (Reoder Point System) ra đời đáp ứng yêu cầu quản lý hàng tồn kho nhằm xác định yêu cầu bổ sung hàng tồn kho; quản lý việc đặt hàng tồn kho và cũng như việc sử dụng hàng trong kho và báo cáo hàng tồn kho.
Những năm 1970, phần mềm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirement Planning) ra đời giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và mua nguyên vật liệu về mặt thời gian, nhu cầu. Đây là một bước tiến lớn trong quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
Đến những năm 1980, phần mềm hoạch định sản xuất (MRP II – Manufacturing Resource Planning) được phát triển từ phần mềm MRP. Từ mục tiêu là hoạch định và kiểm soát sản xuất và tồn kho, MRP II được mở rộng để tích hợp các chức năng chủ yếu như sản xuất, marketing, tài chính với các chức năng khác
như nhân sự, kỹ thuật và mua hàng vào hệ thống lập kế hoạch để gia tăng hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất. MRP II đã bổ sung thêm việc quy hoạch năng lực và xây dựng lịch trình cũng như đơn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
Vào những năm 1990, sự cải tiến trong công nghệ tiếp tục cho phép MRP II được mở rộng để hợp nhất tất cả những hoạch định nguồn lực trong toàn bộ doanh nghiệp như: thông tin kho bãi, hoạch định nguyên vật liệu, hoạch định nguồn nhân lực, tài chính, quản lý chất lượng, thiết kế sản phẩm và quản lý dự án,…Trong khi MRP II chủ yếu tập trung vào lập kế hoạch và lịch trình cho các nguồn lực nội bộ doanh nghiệp thì ERP hướng tới lập kế hoạch và lịch trình tới cả người cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp trên cơ sở lập kế hoạch nhu cầu và lịch trình khách hàng một cách năng động. ERP không những được sử dụng ở những doanh nghiệp sản xuất mà cịn được sử dụng ở bất kì doanh nghiệp nào muốn tăng cường năng lực cạnh tranh.
Từ sau năm 2000, một thế hệ mới của ERP, còn gọi là ERP II ra đời. ERP II đã phát triển từ ERP và kết hợp với Quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Và những năm gần đây, thuật ngữ Kinh doanh thơng minh (BI – Business Intelligence) cũng được tích hợp vào ERP.
Như vậy hệ thống ERP được hình thành và phát triển từ những hệ thống quản lý và kiểm sốt kinh doanh hay nói cách khác là từ các phương pháp quản lý kinh doanh. Sự phát triển của ERP cũng gắn đồng thời với sự phát triển của cơng nghệ máy tính, từ những giai đoạn phần mềm được chạy trên những máy tính lớn, sau đó trên các máy tính PC với giải pháp khách chủ và hiện nay là thời kỳ mạng Internet cho các xử lý kinh doanh điện tử.