Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phụ huynh trong việc đánh giá tầm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phụ huynh trong việc đánh giá tầm

quan trọng của các nhân tố đến quyết định chọn trường.

Mục đích của việc phân tích này là tìm ra sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường theo đặc điểm nhân khẩu học của phụ huynh tham gia khảo sát. Ở phần này kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA và Kiểm định trung bỉnh mẫu độc lập T-Test được tác giả sử dụng để tìm ra sự khác biệt về đặc điểm của cá nhân trong quyết định chọn trường.

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo giới tính.

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: Khơng có sự khác biệt theo giới tính. H1: Có sự khác biệt theo giới tính.

Bảng 4. 14 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính Các yếu tố Các yếu tố Kiểm định Levene's T-Test F Sig. t df Sig. Trung bình sai khác Sai số chuẩn Độ tin cậy 95% Nhỏ hơn Cao hơn

Vật chất 3,724 ,054 -1,786 336 ,075 -,10606 ,05938 -,22286 ,01075

Giáo viên-nhân viên ,662 ,417 -2,111 336 ,036 -,20224 ,09580 -,39069 -,01379

Đào tạo 2,836 ,093 -1,023 336 ,307 -,07591 ,07422 -,22190 ,07009

An toàn ,163 ,687 -,130 336 ,897 -,01217 ,09384 -,19676 ,17242

Thuận tiện ,178 ,674 -2,565 336 ,011 -,16285 ,06349 -,28775 -,03796

Chi phí ,004 ,951 -1,028 336 ,305 -,05932 ,05771 -,17285 ,05420

Tham khảo ,292 ,590 -1,606 336 ,109 -,08338 ,05191 -,18549 ,01872

(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)

Kết quả bảng 4.14 trong kiểm định t xét giá trị giá trị sig với mức ý nghĩa 0,05. Ta có các kết luận như sau:

- Đối với yếu tố cơ sở vật chất trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,075 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố cơ sở vật chất trong quyết định chọn trường theo giới tính.

- Đối với yếu tố giáo viên và nhân viên trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,036 < 0,05. Do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố giáo viên-nhân viên trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể kết quả trung bình tại hình 4.14 cho thấy nữ đánh giá tầm quan trọng của yếu tố này cao hơn nam

- Đối với yếu tố đào tạo trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,307 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố đào tạo trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam và nữ gần như bằng nhau.

- Đối với yếu tố an toàn trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,897 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố an toàn trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy

trong hình 4.7 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam và nữ gần như bằng nhau.

- Đối với yếu tố thuận tiện trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,011 < 0,05. Do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố thuận tiện trong quyết định chọn trường theo giới tính. Căn cứ vào kết quả đánh giá tại hình 4.4.ta thấy nữ đánh giá tầm quan trọng của yếu tố này cao hơn nam

- Đối với yếu tố chi phí hợp lý trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,305 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chi phí trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam và nữ gần như bằng nhau.

- Đối với yếu tố nhóm tham khảo trong kiểm định t-test có giá trị sig = 0,109 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của nhóm tham khảo trong quyết định chọn trường theo giới tính. Cụ thể ta thấy trong hình 4.4 trung bình đánh giá của yếu tố nhóm tham khảo giữa nam và nữ gần như bằng nhau.

Hình 4. 4 :Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo giới tính

4.5.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường theo độ tuổi

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: Khơng có sự khác biệt theo độ tuổi. H1: Có sự khác biệt theo độ tuổi.

Bảng 4. 15 : Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi Yếu tố Tổng bình Yếu tố Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Vật chất 1,513 3 ,504 1,888 ,131

Giáo viên-nhân viên 1,979 3 ,660 ,937 ,423

Đào tạo ,192 3 ,064 ,152 ,928

An toàn 5,378 3 1,793 2,732 ,044

Thuận tiện 1,034 3 ,345 1,110 ,345

Chi phí 1,583 3 ,528 2,109 ,099

Tham khảo ,372 3 ,124 ,602 ,614

(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)

Kết quả bảng 4.15 cho thấy trong phân tích phương sai ANOVA giá trị sig của các yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo đều lớn hơn 0,05. Với mức ý nghĩa 5% ta có thể kết luận khơng sự khác biệt về tầm quan trọng của yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo trong việc ra quyết định chọn trường cho con theo độ tuổi của phụ huynh. Cụ thể, dựa vào hình 4.15 ta có thể thấy giữa các độ tuổi khác nhau thì việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố vật chất, giáo viên-nhân viên, đào tạo, thuận tiện, chi phí, nhóm tham khảo là gần như nhau.

Tuy nhiên yếu tố an tồn có giá trị sig trong kiểm định ANOVA bằng 0,044 < 0,05, do đó có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của yếu tố an toàn theo độ tuổi. Cụ thể ta thấy trung bình đánh giá tại hình 4.4 thì nhóm phụ huynh từ 18 đến 40 tuổi đánh giá yếu tố này quan trọng hơn nhóm phụ huynh từ 41 tuổi trở lên.

Hình 4. 5 : Biểu đồ trung bình về đánh giá tầm quan trọng các yếu tố theo độ tuổi.

(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp bằng Excel)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)