Thang đo và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 47 - 59)

Mã hóa Yếu tố

Tiền lƣơng và phúc lợi (04 biến quan sát)

TL1 Tiền lương của Anh/Chị phù hợp với năng lực và đóng góp của bản thân

TL2 Tiền lương của Anh/Chị có đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình

TL3 Chế độ phúc lợi của cơ quan Anh/Chị đa dạng, đầy đủ và đúng đối tượng được thụ hưởng

TL4 Anh/Chị có hài lịng với chế độ phúc lợi của cơ quan

Đào tạo và thăng tiến (04 biến quan sát)

DT1 Anh/Chị được cơ quan quan tâm đưa đi đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước…

DT2 Được tạo nhiều cơ hội để thăng tiến và phát triển.

DT3 Mọi CBCC ở cơ quan Anh/Chị đều có cơ hội thăng tiến công bằng DT4 Công tác quy hoạch, đào tạo, CBCC ở cơ quan Anh/Chị được thực

hiện công khai, dân chủ.

Môi trƣờng và điều kiện làm việc (04 biến quan sát)

MT1 Nơi làm việc của Anh/Chị thoải mái và thân thiện.

MT2 Anh/Chị được trang bị các phương tiện, dụng cụ làm việc đầy đủ. MT3 Điều kiện nơi làm việc của Anh/Chị được bảo đảm an toàn về sức

khỏe.

MT4 Thời gian và điều kiện đi lại từ nhà đến cơ quan của anh chị được thuận tiện.

Vai trò ngƣời lãnh đạo (04 biến quan sát)

LD1 Lãnh đạo luôn quan tâm và giúp đỡ Anh/Chị giải quyết các vấn đề khó khăn trong cơng việc và cuộc sống.

LD2 Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Anh/Chị.

LD3 Lãnh đạo tin tưởng và phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, chun mơn của Anh/Chị.

Mã hóa Yếu tố

Mối quan hệ với đồng nghiệp (04 biến quan sát)

DN1 Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng tin cậy và trung thực.

DN2 Đồng nghiệp của Anh/Chị phối hợp tốt với nhau trong công việc. DN3 Đồng nghiệp của Anh/Chị thường chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ

nhau trong công việc, cuộc sống

DN4 Đồng nghiệp của Anh/Chị thân thiện, đồn kết và tơn trọng lẫn nhau.

Khen thƣởng và cơng nhận thành tích (04 biến quan sát)

KT1 Chính sách khen thưởng của cơ quan Anh/Chị được thực hiện kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai.

KT2 Anh/Chị được biểu dương, khen ngợi khi hồn thành tốt cơng việc. KT3 Anh/Chị được ghi nhận và đánh giá cao thành tích đạt được trong cơng

việc.

KT4 Chính sách khen thưởng của cơ quan Anh/Chị được thực hiện kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai.

Động lực làm việc (04 biến quan sát)

DL1 Anh/Chị cảm thấy hài lịng với cơng việc của mình. DL2 Anh/Chị thấy có động lực trong cơng việc.

DL3 Anh/Chị tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn.

DL4 Anh/Chị sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hồn thành cơng việc.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)

3.3. Nghiên cứu định lƣợng

3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành 02 nhóm chính như: (1) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất (thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên), (2)“các phương pháp chọn mẫu không theo xác suất (còn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên). Do điều kiện và thời gian có hạn, vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu khảo sát cũng như ít tốn kém về thời gian và”chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Để đảm bảo nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê, với độ tin cậy cao thì việc xác định cỡ mẫu phù hợp là rất quan trọng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011),

kích thước mẫu nghiên cứu phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tin cậy cần thiết, phương pháp xử lý mẫu... Kích thước mẫu càng lớn càng có lợi nhưng kinh phí tốn kém và mất nhiều thời gian hơn cho việc lấy mẫu. Ngoài ra việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực của từng người và thời gian mà nhà nghiên cứu có thể có được.

Trong phân tích nhân tố khám phá (EFA),“kích thước mẫu được xác định dựa vào kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến quan sát. Theo Hair và cộng sự, 2006 cho rằng để phân tích EFA thì kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ biến quan sát”(Observations)/(items) là 5:1 (có nghĩa là cứ 01 biến đo lường cần tối thiểu 05 quan sát và tốt nhất là 10:1 trở lên) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Để thực hiện nghiên cứu này,“tác giả chọn kích thước mẫu quan sát theo công thức N≥ 5*x (x là tổng số biến quan sát). Nghiên cứu tổng số có 28 biến quan sát, do đó kích thước mẫu tối thiểu là 140. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao hơn, kích thước mẫu nên lớn hơn kích thước tối thiểu (>140) nhằm dự phòng cho những trường hợp không trả lời hoặc trả lời khơng đạt u cầu, do đó tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 205 phiếu khảo sát.

3.3.2. Thiết kế bảng khảo sát và thu thập dữ liệu

Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng khảo sát chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng khảo sát được thiết kế theo 02 phần chính như sau: (Phụ lục 3).

- Phần I: Bao gồm thông tin cá nhân, để phân nhóm đối tượng khảo sát: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí cơng tác, thâm niên cơng tác, thu nhập.

- Phần II: Nội dung khảo sát bao gồm các câu hỏi định lượng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC cấp xã, gồm có 28 câu hỏi. Các câu hỏi được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm với 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý” đến 5 là “Hồn tồn đồng ý” để thu thập thơng tin. Thang đo Likert là loại thang đo trong đó mà các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trở lời đó, từ rất khơng đồng ý đến rất đồng ý (Nguyễn đình Thọ, 2011).

Các mức độ đồng ý được quy ước tăng dần từ 1 đến 5 như sau: Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý Không ý kiến (trung lập) Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5

Ngoài ra, trong bảng khảo sát cũng ghi rõ địa chỉ thư điện tử của tác giả với mục đích nếu người trả lời có nhu cầu muốn biết kết quả của cuộc khảo sát thì tác giả sẽ gửi kết quả cuộc khảo sát này cho họ.

Sau khi hồn thành bảng khảo sát chính thức, tác giả gửi bảng khảo sát đến cán bộ phụ trách văn phòng đảng ủy các xã, thị trấn, nhờ gửi đến từng CBCC của đơn vị theo mục đích khảo sát mà tác giả yêu cầu. Sau khi các CBCC trả lời hoàn thành phiếu khảo sát, cán bộ văn phòng đảng ủy sẽ thu nhận lại và gửi về cho tác giả để tiến hành tổng hợp, phân tích. Các phiếu khảo sát hợp lệ được mã hóa và đưa vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0 để xử lý và phân tích dữ liệu.

3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Cronbach‟s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo”thông qua hệ số Cronbach‟s“Alpha. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số”Cronbach‟s Alpha. Các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach‟s Alpha > 0.6 (Nunnally và Burnstein 1994; trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2003).

Theo“Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach‟s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời”trong bối cảnh nghiên cứu.

Tuy nhiên, Cronbach‟s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach‟s Alpha, người ta còn sử dụng hệ

số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) thể hiện sự tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác và những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ”(Nunnally and Burnstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với nghiên cứu này, tác giả sẽ giữ lại thang đo có trị“số Cronbach‟s Alpha là 0.6 và loại các biến quan sát có tương quan biến tổng < 0.3.”

3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trong khi hệ số Cronbach‟s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thì việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA ) giúp kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần, xem xét khả năng thu gọn chúng lại thành một tập gồm ít biến hơn nhưng có ý nghĩa hơn trong việc giải thích mơ hình nghiên cứu. Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu là:

- Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thơng qua hệ số KMO. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số của KMO đạt giá trị 0.5 ≤ KMO ≤ 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp; ngược lại nếu trị số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), nếu KMO > 0.9 là rất tốt, KMO > 0.8 là tốt, KMO > 0.7 là được, KMO > 0.6 là tạm được, KMO > 0.5 là xấu, KMO < 0.5 không thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Kiểm định Barlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Barlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Nhân tố trích được phải có Eigenvalue >1.0 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích vì đây là đại lượng đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

-“Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components đi kèm với phép quay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố bé nhất”(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Kiểm định sự phù hợp mơ hình EFA so với dữ liệu khảo sát: Tổng phương sai trích (Cumulative %) > 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Kiểm định giá trị hội tụ: Để đạt được độ giá trị phân biệt, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) phải > 0.5; các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.3.3. Phân tích tương quan Pearson

Sau khi kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng công cụ Cronbach‟s Alpha, những thang đo nào đánh giá đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào phân tích tương quan Pearson.“Phân tích tương quan Pearson được thực hiện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, sau đó phân tích hồi quy. Vì điều kiện để chạy hồi quy thì trước tiên nó phải tương quan. Trong phân tích tương quan yếu tố cần phải xem xét là giá trị Sig. Nếu giá trị Sig < 0.05 thì hệ số tương quan”r có ý nghĩa thống kê, nghĩa là có sự tương quan giữa 02 biến này, ngược lại thì khơng có tương quan.

3.3.3.4. Phân tích hồi quy

Phương pháp hồi quy tuyến tích phân tích mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng và là phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định độ phù hợp của mơ hình. Và kiểm định độ phù hợp của mơ hình thơng qua kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định F đối với biến thiên của độ lệch do hồi quy và của độ lệch do phần dư cũng được dùng để kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy.

- Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) là tiêu chuẩn thông thường dùng để xác định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng so với dữ liệu. R2 càng gần 1 thì mơ hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 điều chỉnh càng gần 0 thì mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Đánh giá mức độ tác động (mạnh/yếu) giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta.

- Để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả còn xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Đa cộng tuyến là hiện tượng trong đó từ

ba biến độc lập có tương quan nhau. VIF là giá trị nghịch đảo của dung sai T. Nếu VIF của một biến độc lập đang xem xét > 10 thì lúc này các biến độc lập khác có thể giải thích thay cho biến độc lập đang xem xét (biến độc lập đang xem xct khơng có giá trị giải thích) - hiện tượng đa cộng tuyến sẽ xảy ra (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.3.5. Kiểm định sự khác biệt trung bình

Các bước được tiến hành để xem xét ảnh hưởng giữa các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân của người khảo sát (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí cơng tác, thâm niên, thu nhập) đến động lực làm việc, tác giả tiến hành kiểm định T- test và ANOVA.

Tóm tắt Chƣơng 3

Chương 3 đã trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu, cách thức khảo sát, cách thức xử lý dữ liệu thu thập được. Phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn thử nhằm hiệu chỉnh thang đo; phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát 205 CBCC đang làm việc ở các cơ quan cấp xã, thu thập và phân tích dữ liệu thơng qua các cơng cụ sử dụng trong chương trình SPSS 20.0.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong Chương 4,“tác giả sẽ giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu,“đồng thời trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần này bao gồm: thông tin dữ liệu thu thập được, kết quả kiểm định thang đo, kết quả phân tích nhân tổ khám phá, từ đó điều chỉnh mơ hình nghiên cứu”để đưa vào phân tích hồi quy”tuyến tính.

4.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện

Đầm Dơi là một trong 09 huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau, được thành lập vào ngày 17/12/1984 (trước đây là huyện Ngọc Hiển). Về vị trí địa lý, Đầm Dơi là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km về hướng Đơng Nam. Diện tích tự nhiên của huyện là 82.606 ha; có chiều dài bờ biển trên 25 km, với hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy; thế mạnh của huyện là sản xuất ngư, nơng, lâm nghiệp. Tồn huyện có 66.485 ha đất ni trồng thủy sản.

Dân số của huyện 183.863 người, địa giới hành chính được chia thành 15 xã, 01 thị trấn với 139 ấp, khóm (trong đó xã loại 1 có 14 đơn vị và loại 2 có 02 đơn vị). Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 là: ngư - nông - lâm nghiệp chiếm 53,4%; công nghiệp, xây dựng 21,8%; dịch vụ 24,8%. Thu nhập bình qn đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm.

Tồn huyện có 03 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, có 34/76 trường đạt chuẩn quốc gia; 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa chiếm 75%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,69%; hộ cận nghèo, chiếm 2,51%.

4.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)