2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động
2.3.8 Hoạt động công đoàn
Cơng đồn "là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" (Điều 1 khoản 1 Luật Cơng đồn 1990). "Cơng đồn" một tư cách pháp nhân (điều 1 khoản 3), có quyền đại diện cho cơng nhân trong thương lượng tập thể hay trong các tranh chấp trước toà (điều 11 khoản 1, 2 và 3). Ngay cả khi không là thành viên cơng đồn, cơng nhân cũng có quyền yêu cầu Cơng đồn đứng ra đại diện cho mình trước pháp luật (điều 11 khoản 4). Hơn thế nữa, Cơng đoàn cịn được quy định quyền lập pháp (trình dự thảo luật, điều 5 khoản 1), quyền hành pháp (tham gia quản lý nhà nước, điều 4 khoản 1) và các quyền tư pháp (giám sát việc thi hành luật pháp, yêu cầu người thuê lao động có trách nhiệm giải trình,...). Cơng đồn cịn được quy định có quyền tham gia vào công việc quản lý các doanh nghiệp, công ty. Quyền tự do tham gia hay không tham gia cơng đồn cũng được quy định rõ ràng.
Pháp luật nước ta đã ghi nhận vị trí, vai trị của cơng đồn trong Hiến pháp, Luật Cơng đồn và Bộ Luật Lao động. Các CĐCS này chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện pháp luật và lành mạnh hóa QHLĐ ở DN. Tuy nhiên, mơ hình tổ
chức của CĐ chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm cho lực lượng lao động ngoài khu vực Nhà nước gia tăng nhanh chóng nhưng lực lượng này lại không ổn định. Vì vậy, việc thành lập và phát triển CĐ còn gặp nhiều khó khăn, tiếng nói và việc làm của CĐ cịn nhiều hạn chế. Có những nơi CĐ tập trung quá nhiều thời gian, công sức vào các hoạt động văn thể mỹ, trong khi đó chỉ là một trong những biện pháp thu hút đồn viên. Có những trường hợp cơng đồn khơng bảo vệ nổi quyền lợi của NLĐ vì bất lực trước giới chủ.