Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 82)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

c) Ma trận SWOT

4.2 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.2.2 Môi trường vi mô

4.2.2.1 Đối thủ canh tranh

Bất cứ ngành nghề nào trong nền kinh tế cũng có sự canh tranh, cạnh tranh để cùng phát triển, cạnh tranh để thấy được những điểm mạnh hơn của cơng ty mình để tiếp tục phát huy, thấy được những điểm còn yếu hơn đối thủ tìm hiểu nguyên nhân, học hỏi những điều tốt hơn từ đối thủ để công ty ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển về mọi mặt. Trong kinh doanh thủy sản nói chung và sản xuất cá tra nói riêng cũng thế, cạnh tranh ln là yếu tố quan trọng có thể nói đó là sự tồn tại của cơng ty, một cơng ty có khả năng cao trong ngành sẽ tồn tại dễ dàng, cịn những cơng ty với mức cạnh tranh thấp sẽ rất dễ bị loại khỏi ngành. Khả năng cạnh tranh của từng công ty thường xuất phát từ nội tại bên trong công ty, về quy mô của công ty, về chất lượng sản phẩm, sự phong phú và đa dạng của sản phẩm, cũng như uy tín của cơng ty trên các thị trường mà mình XK. Cùng đứng trong Top 2 doanh nghiệp XK cá tra hàng đầu của Việt Nam các công ty CP Thủy sản Cửu Long, công ty CP Thủy sản An Phú, công ty CP Thủy sản Hiệp Thanh là những đối thủ canh tranh của công ty TNHH Thủy sản Biển Đông.

Về những mặt mạnh mà công ty TNHH Thủy sản Biển Đông vượt hơn những đối thủ của mình là: so với các cơng ty thành lập cùng thời điểm, Biển Đông đã khơng ngừng phát triển để có được vị thế cạnh tranh ngang tầm với các công ty khác như công ty CP Thủy sản Cửu Long, công ty CP Thủy sản An Phú. Có sự vượt bậc hơn về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thị trường XK rộng rải khắp các nước trên thế giới, Biển Đơng tuy cịn non trẻ những đã chiếm được vị thế trong các thị trường NK không thua kém so với các cơng ty lâu năm

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

như công ty CP Thủy sản Hiệp Thanh, Biển Đơng ngày càng tạo được lịng tin từ phía khách hàng, về năng suất hoạt động đạt hiệu suất cao.

Bảng 10: CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BIỂN ĐƠNG

CHỈ TIÊU Biển Đơng Cửu Long An Phú Hiệp Thanh

Thời gian

hoạt động năm 2007) 5 năm ( từ năm 2007) 5 năm (từ 5 năm (từ 2007)

23 năm (từ năm 1989) Tiêu chuẩn chất lượng SSOP, GMP, HACCP, HALAL, ISO BRC, IFS, Global GAP, SA 8000:2008, BAP. HACCP, ISO, GMP, BRC, IFS, FDA, HALAL Global GAP, ISO, BRC, IFS VERSION 5, Halal HALAL, ISO, BRC, HACCP, IFS VERSION 5 Sản phẩm chính Cá tra đơng

lạnh Cá tra đông lạnh Cá tra đông lạnh Cá tra đông lạnh và gạo Thị trường XK EU, Mỹ, Châu Á, Úc, Brazil… EU, Mỹ, Châu Á.. EU, Mỹ, Châu Á, Úc, … EU, Mỹ, Châu Á, Ai Cập… Nhân sự (người) Hơn 2000 2500 - - Quy mô sản xuất Theo quy trình khép kín 200 tấn ngun liệu/ngày, diện tích 30.000 m2 Theo quy trình khép kín 100 tấn ngun liệu/ngày, diện tích 52.225 m2 Theo quy trình khép kín, 200 tấn ngun liệu/ngày , diện tích 6.000 m2 Theo quy trình khép kín, 100 tấn nguyên liệu/ngày, diện tích 110.000 m2

(Nguồn: Thu thập số liệu từ các bảng giới thiệu của các công ty) (“-“: số liệu không thu thập được)

Về những mặt còn hạn chế so với đối thủ cạnh tranh: so với các công ty lớn hơn như Công ty CP Thủy sản Hiệp Thanh đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực XK cá tra, Biển Đơng vẫn đang dần khẳng định mình, so về quy mô Biển Đông vẫn đang trong giai đoạn đầu tư phát triển nên vẫn cịn nhiều hạn

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

chế, do là công ty mới Biển Đông chỉ tập trung cho một mặt hàng XK là cá tra đông lạnh, vẫn chưa mở rộng sang các mặt hàng khác.

Nhìn chung cơng ty TNHH Thủy sản Biển Đông về các mặt như chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất, thị trường XK, quy mơ và quy trình sản xuất sản phẩm, Biển Đơng có đủ năng lực để có thể cạnh tranh với cơng ty XK, và giữ một vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực XK cá tra .

4.2.2.2 Nguồn cung ứng nguyên liệu

Về tình hình nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu qua các năm có sự biến động, theo thông tin từ các HTX Thủy sản tại TP. Cần Thơ, sau thời gian các doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ gặp khó khăn về tài chính, năm 2012 người ni cá rất lo ngại thậm chí là khơng tin tưởng khi bán cá cho các doanh nghiệp. Nhiều người chấp nhận bán tiền mặt với giá thấp hơn từ 400 đồng/kg trở lên chứ nhất quyết khơng bán chịu, trả chậm. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vốn lợi dụng lý do này để mua cầm chừng nhằm kéo giá cá tra xuống. Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, diện tích ni cá tra qua các năm có nhiều biến đổi lớn, cao nhất năm 2007 với 1.570 ha, nhưng đến tháng 4-2012 giảm xuống còn 740 ha. Ở Cần Thơ, nhiều hộ dân ni cá tuy vẫn duy trì ao ni cá nên diện tích cịn duy trì khá. Với tình hình năm 2012, người ni cá khéo lắm mới hòa vốn, cịn đa số lỗ. Chung qui chỉ vì tình hình tài chính một số doanh nghiệp đang gặp khó, thu mua trả chậm kéo dài 1-2 tháng. Dân nuôi cá bán nợ 1-2 tỷ đồng, nên chịu lãi suất kéo dài thay cho doanh nghiệp khơng thể chịu nổi. Chính vì vậy sản lượng cá tra đã giảm mạnh trong năm 2012. Tính đến thời điểm tháng 5/2012 tại TP. Cần Thơ có 33 doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong đó chủ yếu là chế biến cá tra. Thời gian qua các doanh nghiệp Cần Thơ chỉ chủ động vùng nguyên liệu được 14%, còn lại 86% là phụ thuộc vào người dân. Nếu người ni cá "treo ao” đồng loạt thì ngành thủy sản sẽ điêu đứng.

Với quy trình sản xuất khép kín, tự cung ngun liệu Biển Đơng phần nào giảm được rủi ro từ việc thiếu nguyên liệu, công ty chủ động trong việc tự cung cấp cá tra nguyên liệu, đảm bảo được tính ổn định của q trình sản xuất của mình, ít bị tác động bởi yếu tố ngun liệu bên ngồi, tuy nhiên cơng ty vẫn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu khi nguồn cung cá tra không đủ phục vụ cho

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đơng

q trình sản xuất. Cơng ty cần đâu tư mở rộng hơn về quy mô sản xuất trại chăn nuôi cá tra nguyên liệu.

4.2.3 Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty doanh của công ty

Từ việc phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố dù thuộc môi trường vi mô hay vĩ mơ đều có những tác động nhất định đối với hoạt động kinh doanh XK cá tra của cơng ty. Mỗi nhân tố đều có các mặt ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ đó hình thành nên những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội và thách thức cho công ty trong việc đẩy mạnh XK cá tra trong thời gian tới.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

Bảng 11: MA TRẬN SWOT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CHO CÔNG TY

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH THỦY SẢN BIỂN ĐÔNG

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 5.1.1 Thực trạng và nguyên nhân 5.1.1 Thực trạng và ngun nhân

Ngồi những cơ hội cơng ty nắm bắt được từ thị trường XK cá tra của Việt Nam, những chính sách lãi vay hỗ trợ đối với những công ty XK của Ngân hàng Nhà Nước. Các cơng ty XK thủy sản nói chung và Biển Đơng nói riêng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn từ mơi trường bên trong lẫn bên ngồi.

5.1.1.1 Ở tầm vĩ mơ

Trong tình trạng nền kinh tế vẫn chưa ổn định, vẫn đang trong giai đoạn khắc phục khủng hoảng, kiềm chế lạm phát, thì lãi suất cho vay của ngân hàng biến động liên tục, mặc dù Ngân hàng Nhà Nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tuy nhiên với việc cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì Biển Đơng vẫn phải chịu sự ảnh hưởng lớn.

Tỷ giá hối đoái tăng giảm liên tục, biến động theo xu hướng luôn tăng làm cho đồng nội tệ bị mất giá, giá cả nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, các khoản chi phí tăng theo.

Tình hình XK cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây rơi vào trạng thái bảo hòa, các thị trường XK có xu hướng giảm về sản lượng với yếu tố nền kinh tế các nước trên thế giới vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính.

5.1.1.2 Ở tầm vi mơ

Về cơ sở vật chất sản xuất ngày được nâng cao và mở rộng về quy mô, tuy nhiên vẫn chưa đầu tư mở rộng về việc sản xuất và cung cấp cá nguyên liệu, cơng ty vẫn rơi vào tình trạng thiếu cá nguyên liệu.

Với sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, sự phong phú đa dạng về mẫu mã, yêu cầu của các thị trường NK ngày càng cao, các đối thủ cạnh tranh không ngừng phát triển để khẳng định vị trí của mình. Cơng ty phải đối mặt với sức ép từ thị trường bên trong lẫn bên ngồi Việt Nam.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

5.1.2 Định hướng của công ty

Với nhu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đòi hỏi của khác hàng là vơ hạn, do đó chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà công ty cần quan tâm đến. Nâng cao chất lượng sản phẩm thêm vào đó là sự phát triển mới về mẫu mã, sự phong phú đa dạng, tạo cảm giác mới lạ về bao bi, nhãn, hay cách trang trí sản phẩm, để khách hàng không bị nhàm chán khi chọn lựa sử dụng sản phẩm cá tra đông lạnh của công ty lâu dài.

Nguồn nguyên liệu đầu vào luôn là yếu tố quan trọng nhất cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, công ty đã chủ động được về nguồn cá nguyên liệu đầu vào của mình, khơng bị phụ thuộc từ thị trường chăn ni bên ngồi, cũng như ít bị sức ép về giá cá nguyên liệu. Tuy nhiên với nhu cầu sản xuất ngày càng nhiều, số lượng sản phẩm XK ngày càng cao thì sản lượng cá nguyên liệu cung cấp ngày một nhiều hơn. Trước tình hình vay vốn ngân hàng khó khăn như hiện nay thì phương án mở rộng sản xuất trại chăn nuôi cá vẫn chưa khả thi, công ty phát triển theo hướng là khai thác tăng năng suất trại nuôi cá, đảm bảo được về chất lượng lẫn số lượng nguồn cá nguyên liệu.

Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra không thể thiếu của các hoạt động XK, công ty luôn tập trung để phát triển những thị trường truyền thống, tìm kiếm những thị trường mới, định hướng của công ty trong thời gian tới sẽ tập trung khai thác với tỷ lệ 30% tại thị trường Mỹ, 30% tại thị trường Brazil, 30% là ở Ấn Độ và Úc, 10% còn lại là ở EU và các nước Châu Á.

5.1.3 Định hướng của nhà nước

Tăng cường kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào như con giống, chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y trong quá trình ni trồng để tránh tình trạng tồn dư hóa chất trong sản phẩm. Đối với hoạt động XK, tăng cường giám sát các doanh nghiệp đủ điều kiện XK để giữ uy tín thương hiệu cá tra Việt Nam ở thị trường các nước NK. Các doanh nghiệp XK cá tra cần tập trung nâng cao giá trị để nâng cao hiệu quả XK và phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp cá tra cần tập trung phục hồi và củng cố thương hiệu ở các thị trường truyền thống thay vì mở rộng thị trường như trước đây. Đồng thời, doanh nghiệp nên liên kết với người nuôi bằng các hợp đồng thu mua nguyên liệu ổn định để tránh tình trạng thừa, thiếu nguồn nguyên liệu ảnh

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

hưởng đến XK. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các DN XK cá tra đạt chứng nhận thủy sản bền vững của ASC. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận cho các doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, là điều kiện để cá tra Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh tại các thị trường tiêu thụ chính, mở ra cánh cửa vào những thị trường mới.

Năm 2012, 10 thị trường mới có mức tăng trưởng NK cá tra trên hai con số như: Trung Quốc và Hong Kong (31,5%), Ai Cập (29%)... Một số thị trường còn nhiều tiềm năng khác như Mexico, Brazil, Colombia, Australia... Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, cá tra Việt Nam đã XK sang 142 thị trường, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2011. Năm nay, thị trường Ai Cập được dự báo tiếp tục tăng NK cá tra Việt Nam vì nhu cầu khá lớn. Tương tự là thị trường Ấn Độ đang có xu hướng tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2013. Nhật Bản đang tăng NK cá tra Việt Nam trong khi các loại thủy sản khác có xu hướng sụt giảm. Theo số liệu của Hải quan, từ 1/1 đến 15/3, XK cá tra Việt Nam sang Nhật Bản đạt giá trị 535.190 USD, tăng 2,76%. Đối với thị trường Brazil, theo số liệu Hải quan, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2013 đạt 13,4 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng kỳ năm 2012, cho thấy dấu hiệu khởi sắc về nhu cầu của thị trường này đối với cá tra Việt Nam.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOANH CỦA CÔNG TY

5.2.1 Xây dựng thị trường nội địa, phát triển thị trường nước ngoài

 Xây dựng thị trường nội địa

Hiện tại công ty chỉ tập trung cho thị trường nước ngồi, khơng bán sản phẩm trong thị trường nội địa, vì vậy để xây dựng thị trường nội địa ta cần:

Xây dựng một hệ thống Marketing cho sản phẩm: quảng cáo sản phẩm như: chế biến sản phẩm tại chỗ cho khách hàng dùng thử, phát sách chỉ dẫn chế biến các món ăn từ cá tra đông lạnh ở hệ thống các siêu thị thu hút khách hàng nội trợ.

Đầu tư hệ thống cung cấp sản phẩm ở các thành phố lớn trung tâm, sau đó ở rộng sang các tỉnh trên cả nước.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

 Phát triển thị trường nước ngoài

Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngồi, trước hết cơng ty cần giữ vững được các thị trường truyền thống từ trước tới giờ, tiếp tục tăng cường giao dịch hướng vào các thị trường tiềm năng có sức mua lớn.

Cơng ty cần thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế hàng thủy sản, xúc tiến các quan hệ với đối tác làm ăn, đẩy mạnh hoạt động chào bán sản phẩm trên internet với website riêng của công ty. Đồng thời đăng ký tham gia quảng bá sản phẩm trên các web thủy sản nổi tiếng trên thế giới. Vì khách hàng chủ yếu của cơng ty là khách nước ngồi và ở nhiều nước khác nhau, nên cần phải đa dạng các chủng loại để có thể đáp ứng phù hợp với mọi phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng riêng.

Cần thực hiện các chính sách chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn hoặc khi khách hàng thanh tốn trước thời hạn để có thể giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tăng khả năng cạnh

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)