Kết quả và ý nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty misa (Trang 97 - 98)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết quả và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài sử dụng các lý thuyết đã trình bày chương 1 để xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 7 thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên đối với công việc: Công việc thú vị và thách thức, Môi trường làm việc, Lương và phúc lợi, Chính sách khen thưởng và công nhận, Quản lý trực tiếp, Đào tạo, thăng tiến, Thương hiệu, văn hóa cơng ty. Do đó có tất cả là 7 thành phần, sau khi phân tích nghiên cứu sơ bộ và chính thức, và kế đến đưa qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định động lực làm việc của nhân viên tại văn phòng ở TPHCM và Hà Nội. Kết quả gồm các thành phần sau:

(1) Quản lý trực tiếp

(2) Chính sách khen thưởng, cơng nhận, (3) Mơi trường làm việc,

(4) Công việc thú vị và thách thức, (5) Thương hiệu, văn hóa cơng ty, (6) Lương và phúc lợi,

(7) Đào tạo, thăng tiến

Như vậy, nghiên cứu đã cung cấp thang đo để đo lường động lực làm việc của nhân viên kinh doanh của công ty MISA gồm 7 thành phần với 33 biến quan sát.

Sau khi xác định được 7 yếu tố trong phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu tiếp tục đo lường và xác định các mức độ tác động của từng yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên. Kết quả kiểm định cho thấy mơ hình nghiên cứu đưa ra là phù hợp, có 6 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên; cụ thể trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là đào tạo và thăng tiến là thành phần có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.391, Sig = 0.000), có nghĩa là thành phần này có mức độ tác động lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên, kế đến là môi trường làm việc với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.274, Sig = 0.000, tác động mạnh thứ ba đó là lương và phúc lợi với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.271, Sig = 0.000, tác động mạnh thứ tư là Công việc thú vị và thách thức với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.118, sig = 0.001. Tác động thứ năm tiếp theo là Chính sách khen thưởng và cơng nhận hệ số Beta chuẩn hóa = 0.079, sig = 0.018. tác động yếu nhất sau cùng là Thương hiệu và văn hóa cơng ty với hệ số Beta chuẩn hóa = .069, sig =0.045

Qua kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy rằng giữa mơ hình nghiên cứu đề nghị và mơ hình lý thuyết có sự khác biệt nhau. Sau khi phân tích hồi quy, kết quả cho thấy chỉ có 6 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên như trình bày ở trên. Tóm lại, nhân viên chỉ quan tâm đến các yếu tố như đã trình bày, vì những yếu tố đó đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ.

Dựa vào kết quả phân tích trong hồi quy, tác giả đưa ra một số đề xuất cụ thể để các nhà quản trị cấp cao tại văn phòng làm việc ở TPHCM và Hà Nội cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty misa (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)