Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty misa (Trang 42 - 47)

Bước Nghiên cứu

Mục đích Phương pháp

Kỹ thuật Thời gian

1 Sơ bộ Xem xét 10 yếu tố tạo động lực của Kovach đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh với trường hợp tại cơng ty cổ phần MISA

Định tính Thảo luận nhóm Tháng 08/2013 2 Chính thức

Kiểm định giả thuyết và sự phù hợp của thang đo

Định lượng

Khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp và gián tiếp qua email.

Tháng 09/2015

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

( Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007)

2.2. Thực hiện nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Mơ hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở lý thuyết của Kovach (1987) gồm 10 yếu tố như đã nêu ở chương 2 được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phương pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của công ty cổ phần MISA. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ (thang đo nháp). Sau đó, thực hiện thảo luận nhóm với kỹ thuật phỏng vấn với 10 nhân viên từ

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết, thang đo

Thảo luận nhóm

Điều chỉnh thang đo

Thang đo

Khảo sát

Đánh giá sơ bộ thang đo Cronbach’s Anpha

Phân tích nhân tố EFA

Thang đo hoàn chỉnh

Thảo luận kết quả xử lý số liệu, nguyên nhân? So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây

bộ phận kinh doanh nhằm điều chỉnh, rút gọn và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu. (chi tiết việc thảo luận nhóm được trình bày tại Phụ lục 1b)

Các thơng tin cần thu thập:

Xác định xem người được phỏng vấn hiểu về động lực làm việc trong công ty như thế nào?

Kiểm tra xem người được hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay khơng? có điều gì mà bảng câu hỏi chưa được đề cập đến, cần bổ sung gì trong nội dung các câu hỏi? ngơn ngữ trình bày trong bảng câu hỏi có phù hợp hay chưa?

Đối tượng phỏng vấn:

Dựa vào mối quan hệ thân thiết phỏng vấn 7 nhân viên kinh doanh và 2 cán bộ quản lý và 1 phó giám đốc.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát ra sẽ được tham khảo qua ý kiến của trưởng phòng nhân sự.

Qua nghiên cứu sơ bộ, kết quả cho thấy có nhiều yếu tố xác định ở thang đo nháp bị loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là đa số các nhân viên được phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó khơng tạo động lực cho họ hoặc là họ chưa quan tâm đến các yếu tố này khi đi làm hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia, có những đề xuất mới. Kết quả của lần khảo sát này cho thấy có 7 nhóm tiêu chí chính thức (với 47 biến quan sát) mà các nhân viên cho rằng họ bị ảnh hưởng khi làm việc tại các tổ chức. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát hành sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia và thu thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngơn ngữ trình bày.

2.2.2. Nghiên cứu chính thức

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Sau khi mã hoá và làm sạch dữ liệu, sẽ trải qua các bước sau:

Đầu tiên là đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến khơng phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6.

Tiếp theo là phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.

Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.

Sau đó tiến hành kiểm định các giả thuyết của mơ hình và mức độ phù hợp tổng thể của mơ hình.

Mơ hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng qt về động lực làm việc của nhân viên, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa các yếu tố công việc tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Để chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp, theo các nhà nghiên cứu Hair & cộng sự (1998), đối với phân tích nhân tố (EFA) cỡ mẫu tối thiểu N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát). Đối với tác giả Tabachnick & Fidell (1996) để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiếu cần đạt được tính theo cơng thức N ≥ 50 + 8m (trong đó m là biến độc lập). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp nghiên cứu nhân tố EFA và phương pháp hồi quy bội. N ≥ max (cỡ mẫu theo yều cầu EFA; cỡ mẫu theo yêu cầu của hồi quy bội), ứng với thang đo lý thuyết gồm 53 biến quan sát, và 8 biến độc lập số mẫu yêu cầu tối thiểu là N ≥ max (5*52; 50 + 8*8) = 270 mẫu.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Những người tham gia khảo sát là các nhân viên kinh doanh đang làm việc tại công ty cổ phần

MISA và một số công ty khác cùng lĩnh vực với MISA như Công Ty Fast, Công Ty Bravo. Bảng câu hỏi khảo sát một phần được phát trực tiếp cho nhân viên kinh doanh văn phịng Hồ Chí Minh và một phần được gởi qua email cho các nhân viên kinh doanh làm việc tại văn phòng Hà Nội.

2.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, xác định các yếu tố tạo động lực làm việc nhân viên, tác giả tiến hành hiệu chỉnh mơ hình mười yếu tố động viên liên quan đến thuộc tính cơng việc. Kết quả thang đo các yếu tố động viên nhân viên sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp tại công ty cổ phần MISA gồm 8 thành phần với 53 biến quan sát. Sáu biến quan sát để đo lường mức độ động viên chung.

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu, mức 2 không đồng ý, mức 3 là bình thường, mức 4 đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

Kết quả của giai đoạn này là bảng câu hỏi chính dùng cho nghiên cứu chính thức.

2.2.2.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Cảm nhận của nhân viên về lương, công việc, môi trường làm việc, Lương và phúc lợi, khen thưởng, quản lý trực tiếp, đào tạo phát triển, động lực làm việc được ký hiệu như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty misa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)