Giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Công việc thú vị và thách thức ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
Giả thuyết H2: Môi trường làm việc ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
Giả thuyết H3: Lương và phúc lợi ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
Giả thuyết H4: Chính sách khen thưởng và công nhận ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
Giả thuyết H5: Quản lý trực tiếp ảnh hưởng dương đến động lực làm việc chung của nhân viên
Giả thuyết H6: Đào tạo và thăng tiến ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
Giả thuyết H7: Thương hiệu và văn hóa cơng ty ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Công việc thú vị và thách thức Môi trường làm việc Lương và phúc lợi Chính sách khen thưởng và cơng nhận Quản lý trực tiếp
Đào tạo, thăng tiến
Thương hiệu, văn hóa cơng ty
H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7
Tóm tắt
Chương 1 đã đưa ra một số khái niệm về động lực, các lý thuyết liên quan đến nhu cầu cá nhân, thuyết về nhận thức và thuyết củng cố, các kết quả một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, các mơ hình đặc điểm cơng việc tạo động lực. Qua phân tích, đã xác định được có 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kinh doanh công ty cổ phần MISA trong công việc, bao gồm: (1) Công việc thú vị và thách thức (2) Môi trường làm việc; (3) Lương và phúc lợi; (4) Chính sách khen thưởng và cơng nhận; (5) Quản lý trực tiếp; (6) Đào tạo thăng tiến; (7) Thương hiệu và văn hóa cơng ty. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên và đưa ra mơ hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho nghiên cứu trong chương này. Chương 2, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong xây dựng và đánh giá các thang đo, kiểm định thang đo. Nội dung chính của chương bao gồm 2 phần: (1) thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng. (2) xây dựng thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu.
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với số mẫu điều tra là 320 mẫu, được sử dụng để kiểm định lại mơ hình lý thuyết và các giả thuyết trong mơ hình.
Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu:
Bước Nghiên cứu
Mục đích Phương pháp
Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Xem xét 10 yếu tố tạo động lực của Kovach đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh với trường hợp tại cơng ty cổ phần MISA
Định tính Thảo luận nhóm Tháng 08/2013 2 Chính thức
Kiểm định giả thuyết và sự phù hợp của thang đo
Định lượng
Khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp và gián tiếp qua email.
Tháng 09/2015
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)