PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn – khóa 36 đánh giá hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nếp tại long an vụ hè thu 2012 (Trang 60 - 63)

Trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố kỹ thuật đóng vai trị quan trọng, do đó để tìm hiểu yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất như thế nào là rất cần thiết. Qua đó, ta có thể sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Gọi Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập Y: Năng suất nếp của mơ hình (tấn/ha)

X1: Trình độ học vấn (cấp)

X2: Kinh nghiệm sản xuất nếp (năm) X3: Lao động nơng nghiệp (số người) X4: Diện tích canh tác (ha)

X5: Cấp giống (1. Nguyên chủng, 2. Xác nhận 1, 3. Xác nhận 2) X6: Mật độ gieo sạ (kg/ha)

X7: Đạm N (kg/ha) X8: Lân P2O5(kg/ha) X9: Kali K2O (kg/ha)

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 +

Trong đó β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 , β8 , β9 là các tham số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9.

β0 là tham số hồi quy tổng thể giữa biến phụ thuộc Y với các nhân tố khác

Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình chun canh nếp Bảng 4.16: Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất nếp tại Long An

Hệ số Giá trị t Mức ý nghĩa

Hằng số 5,050 9,294 0,000

Trình độ học vấn (X1) 0,087 1,032 0,304

Kinh nghiệm sản xuất nếp (X2) 0,005 0,389 0,698

Lao động nông nghiệp (X3) 0,110 1,580 0,117

Diện tích canh tác (X4) -0.141 -1,804 0,074 Cấp giống (X5) 0,160 1,381 0,170 Mật độ gieo (X6) 0,002 0,750 0,455 Đạm (X7) 0,000 -0,097 0,923 Lân (X8) 0,001 0,322 0,748 Kali (X9) -0,003 -1,158 0,249 R 0,312 R2 0,097 Giá trị sig. 0,238

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

Kết quả phân tích các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình chuyên canh nếp tại địa bàn nghiên cứu trình bày ở Bảng 4.16 cho thấy khơng có cơ sở để kết luận các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng tới năng suất vì hệ số xác định R2 = 0,097 là quá nhỏ => mức độ phù hợp của mơ hình tương quan ở mức thấp.

Tuy nhiên dựa theo kết quả phân tích hồi quy tương quan Bảng 4.15, cho thấy:

Khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 cấp khi các yếu tố khác khơng đổi thì năng suất của nơng hộ sẽ tăng thêm 0,087 tấn/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở để kết luận rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ (Sig. = 0,304 >  = 0,05).

Hệ số hồi quy X2 = 0,005 tức là khi kinh nghiệm sản xuất của nông hộ tăng lên 1 năm trong khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất tăng thêm khoảng 0,005 tấn/ha. Nhưng do mức ý nghĩa là 0,698 (> 0.005) nên xét về mặt thống kê thì yếu tố kinh nghiệm sản xuất đưa vào xem xét không ảnh hưởng đến năng suất nếp.

Bảng 4.16 cho biết nếu lao động nông nghiệp (X3) tăng lên 1 người khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất tăng thêm 0,11 tấn/ha. Điều này cũng cho thấy rằng, lao động trong nông nghiệp hiện nay quyết định rất ít đến năng suất trong quá trinh sản xuất bởi lẻ đa số nông dân đều ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và hạn chế được thất thoát sau thu hoạch. Xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố lao động trong nông nghiệp không ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ (Sig. = 0,117 >  = 0,05).

Nếu diện tích canh tác (X4) tăng lên 1 ha trong khi các yếu tố khác khơng đổi thì năng suất nếp giảm 0,141 tấn/ha ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố diện tích canh tác có ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ (Sig. = 0,074 >  = 0,05).

Cấp giống (X5) nếu thêm một cấp giống có nghĩa là từ cấp xác nhận lên cấp nguyên chủng trong khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì năng suất tăng thêm 0,16 tấn/ha. Nhưng xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố cấp giống khơng ảnh hưởng đến năng suất nếp (Sig. = 0,17 >  = 0,05).

Hầu hết nông dân tại địa bàn nghiên cứu sạ nếp theo phương pháp sạ lan với mật độ sạ dưới 150 kg/ha (chiếm 74,2 %). Theo Phan Nhựt Ái (2001) cho rằng mật độ sạ thấp (sạ thưa) từ 80 – 100kg/ha vẫn cho năng suất cao. Theo kết quả phân tích hồi quy tương quan Bảng 4.16 ta thấy khi mật độ sạ (X6) tăng thêm 1 kg/ha trong khi các yếu tố kỹ thuật khác không thay đổi thì năng suất tăng 0,002 tấn/ha. Xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố mật độ sạ không ảnh hưởng đến năng suất nếp (Sig. = 0,455 >  = 0,05).

Yếu tố lượng đạm (X7) khơng có ảnh hưởng đến năng suất nếp nhưng lượng lân (X8) và kali (X9) thì có ảnh hưởng đến năng suất nếp trong khi các yếu tố khác không đổi. Cụ thể nếu tăng lượng lân thêm 1 kg/ha thì năng suất tăng thêm là 0,001 tấn/ha và nếu tăng lượng phân kali thêm 1 kg/ha thì năng suất giảm 0,003 tấn/ha. Đỗ Ánh (2002) cũng cho rằng ở ĐBSCL đối với những loại đất nghèo kali thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất từ 17 – 34%. Tuy nhiên, xét về ý nghĩa thống kê thì yếu tố lượng lân và kali đều khơng ảnh hưởng đến năng suất nếp nơng hộ (vì Sig. > 0,05)

Do vậy, khi xét về mặt thống kê thì các yếu tố kỹ thuật được đưa vào xem xét khơng có ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình, có thể năng suất của mơ hình chun

canh nếp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà chúng tôi chưa xem xét. Vì thế, phương trình hồi quy nghiên cứu khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, giữa các yếu tố kỹ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn – khóa 36 đánh giá hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nếp tại long an vụ hè thu 2012 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)