2.3.1.1 Vị trí địa lí
Long An là một tỉnh thuộc ĐBSCL, miền Nam Việt Nam. Tỉnh nằm ở rìa phía Đơng của vùng ĐBSCL, ở vị trí bản lề giữa Đơng và Tây Nam Bộ. Long An có tổng diện tích là 4492,4 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích của vùng ĐBSCL (Cổng thơng tin điện tử Long An, 2008).
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh ở phía Đơng, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam (Hình 2.1).
Long An gồm 1 thành phố Tân An và 13 huyện là Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hịa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, đang chuẩn bị thành lập Thị xã Kiến Tường. Long An có 189 đơn vị hành chính gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn. (Cổng thông tin điện tử Long An, 2008).
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An, vị trí huyện Châu Thành và Thủ Thừa
Vùng NC
2.3.1.2 Khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đơng.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 – 27,7 0C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 0C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 0C.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 – 1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đơng Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mịn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với triều cường, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2500 - 2800 giờ. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 – 4 0C.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đơng Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
2.3.1.3 Đất
Dù xếp vào vùng ĐBSCL nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đơng Bắc tỉnh có một số gị đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm vùng ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương, ... trong đó lớn nhất là sơng Vàm Cỏ Đơng chảy qua Long An.
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: Mỹ Quí Tây – Đức Huệ, Bình Hiệp – Mộc Hóa, Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, Kênh 28 – Vĩnh Hưng, Mỹ Q Tây (Xịm – Rơng).
2.3.1.4 Nguồn nước
Long An có sơng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước
này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Trữ lượng nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu ở độ sâu trên 200 m, trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là nguồn nước mặt của sơng hồ. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một số giếng tại những điểm thiếu nước sạch (Cổng thông tin điện tử Long An, 2008).
2.3.1.5 Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.449.600 người, mật độ dân số đạt 323 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 258.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.191.600 người. Dân số nam đạt 719.900 người, trong khi đó nữ đạt 729.700 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,3 %. Tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15 - 35 đạt 97,6%, 36 tuổi trở lên đạt 92,7%.
2.3.2 Tổng quan huyện Thủ Thừa
2.3.2.1 Vị trí địa lí
Thủ Thừa là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 10 km về hướng Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 45 km. Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha. Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể như sau:
Phía Đơng giáp huyện Bến Lức và huyện Tân Trụ.
Phía Nam giáp thành phố Tân An và huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang). Phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa.
Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ.
Thủ Thừa gồm 1 thị trấn Thủ Thừa và 12 xã là Bình An, Bình Thạnh, Long Thạnh, Long Thành, Long Thuận, Mỹ An, Mỹ Lạc, Mỹ Phú, Mỹ Thạnh, Nhị Thành, Tân Lập và Tân Thành (Wikipedia Thủ Thừa, 2013)
2.3.2.2 Khí hậu
Khí hậu huyện Thủ Thừa mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,1 0C, tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,5 0C và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25,3 0C. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 3,3 0C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8 0C đến 10 0C). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, bắp, rau đậu thực phẩm.
Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.532 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.294 mm (chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm), bắt đầu khoảng giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 (kéo dài 165 ngày). Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.3.2.3 Đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và khoa trồng trọt đại học Cần Thơ xây dựng cho thấy Thủ Thừa có 3 nhóm đất với 12 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 3.651 ha (chiếm 12,2% DTTN) và nhóm đất phèn tiềm tàng: 5.209 ha (chiếm 17,4% DTTN), nhóm đất phèn hoạt động 20.055 ha (chiếm 67,1% DTTN). Nhóm đất phù sa: Có 3 chú giải bản đồ, với diện tích 3.651 ha phân bố dọc theo sơng Vàm Cỏ Tây, chủ yếu ở các xã Long Thuận, Long Thạnh. Thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu khá, đây là loại đất thích hợp cho trồng 2 vụ lúa.
Nhóm đất phèn có diện tích: 25.264 ha, chiếm 84,5% DTTN. Đất phèn có trị số pH thấp và hàm lượng SO42- cao (0,15 – 0,25%), đặc biệt là các ion Fe2+ và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười nói chung và huyện Thủ Thừa nói riêng phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc kênh Thủ Thừa, đất có hàm lượng mùn cao, nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác lúa đạt năng suất cao.
Đất đai của huyện Thủ Thừa hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ Holocene và trầm tích cổ Pleistocene, trong đó chủ yếu là trầm tích phù sa non trẻ Holocene có chứa vật liệu sinh phèn. Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 82,9% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn. Trầm tích khơng phân chia khoảng 4,5% DTTN.
2.3.2.4 Nguồn nước
Thủ Thừa chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều khơng đều, có 2 đỉnh và chân triều, song biến động không đều theo tháng. Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12, nhỏ nhất vào tháng 4, 5; biên độ triều trung bình mùa: 0,75 – 0,85 m, mùa lũ 0,45 – 0,60 m. Do vậy, vào mùa khơ có thể lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự chảy.
Ngập lũ là quy luật thường niên của ĐBSCL, trong đó Thủ Thừa được xếp vào huyện chịu ảnh hưởng ngập nơng. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm (1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000) trong đó lũ
năm 2000 đã gây thiệt hại khá lớn cho Thủ Thừa. Tuy nhiên lũ mang đến lượng phù sa đáng kể tăng thêm màu mỡ cho ruộng đồng, tháu chua rửa phèn, tăng nguồn lợi thủy sản, vệ sinh môi trường.
Theo dõi diễn biến của phèn - chua trên các sông, kênh rạch cho thấy Thủ Thừa bị ảnh hưởng khá nặng. Thời điểm nước trên kênh rạch bị chua là khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu mưa, vấn đề chua có thể giải quyết nhanh chóng khi đầu tư hồn chỉnh hệ thống thủy lợi. Hầu hết sông, kênh rạch trên địa bàn Thủ Thừa bị nhiễm mặn từ tháng 2 đến tháng 6, nên cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu thiếu nước trầm trọng. Chính vì vậy cần sớm hồn chỉnh đê bao để giữ ngọt, ngăn mặn.
2.3.2.5 Dân số
Dân số trung bình năm 2002 là 86.595 người, mật độ dân số 290 người/km2, tương đương mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2). Dân số thành thị có 15.248 người (chiếm 17,6% dân số), dân số nông thôn 71.347 người (chiếm 82,4%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,56 %/năm (2002).
Tổng số lao động toàn huyện năm 2002 là: 47.627 người; trong đó, nơng - lâm nghiệp 35.800 người (chiếm 75,2%), công nghiệp - xây dựng 4.760 người (chiếm 10%) và thương mại - dịch vụ 5.867 người (chiếm 12,3%), lao động khác 1.200 người chiếm 2,5%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra chậm.
2.3.3 Tổng quan huyện Châu Thành
2.3.3.1 Vị trí địa lí
Châu Thành là một huyện nhỏ nằm ở phía Nam của tỉnh Long An. Châu Thành là nơi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gặp nhau. Hợp lưu của hai sông này chảy qua địa phận của xã Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông trước khi chảy xuống Gị Cơng để ra biển. Huyện Châu Thành giáp ranh thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50.
Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sơng Vàm Cỏ Tây.
Phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gị Cơng Tây tỉnh Tiền Giang. Phía Đơng giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sơng Vàm Cỏ. Phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Châu Thành gồm 1 thị trấn Tầm Vu và 12 xã là An Lục Long, Bình Quới, Dương Xuân Hội, Hiệp Thành, Hịa Phú, Long Trì, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ và Vĩnh Cơng.
2.3.3.2 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình qn từ 1.350 – 1.800 mm/năm. Mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình của năm là 27 0C. Số giờ nắng vào khoảng 2.350 – 2.500 giờ/năm. Bình quân 6 - 7 giờ/ngày. Độ ẩm trung bình từ 87% - 89%. Tốc độ gió trung bình 2,8 m/s, lớn nhất 3,8 m/s. Huyện Châu Thành nằm trong vùng đồng bằng sơng Cửu Long nên có ưu thế về nhiệt độ, ánh sáng trên 800 giờ nắng/năm, lại ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ.
2.3.3.3 Đất
Các xã vùng Thượng có địa hình cao như Long Trì, An Lục Long, Hiệp Thạnh, Vĩnh Cơng, Hịa Phú, ... nền mặt ruộng cao từ 1,0 – 1,4 m. Các xã vùng Hạ như Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Bình Qưới, ... nền mặt ruộng từ 0,5 – 0,8 m, riêng xã Thuận Mỹ có gị cao nằm ở bến đị Thuận Mỹ - Cần Đước, đỉnh gò cao 2,2 m. Cao độ trung bình tồn huyện từ 0,8 – 1,2 m, cao ở phía đầu nguồn nước ngọt, thấp cuối nguồn, thuận lợi cho công việc dẫn nước ngọt vào đồng ruộng nhưng thấp về cuối sông nên nước mặn cũng dễ xâm nhập.
Huyện Châu Thành có 4 nhóm đất:
Đất phù sa: diện tích 7.958 ha, chiếm tỷ lệ 53,4%, bao gồm đất phù sa sơng Vàm Cỏ có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 21%, diện tích 1.650 ha) và đất phù sa sơng Cửu Long có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 79%, diện tích 6.308 ha). Phân bố khá tập trung ở các xã Hịa Phú, Vĩnh Cơng, Hiệp Thạnh, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long và thị trấn Tầm Vu. Đất phù sa có độ pH = 4,5 – 5,5 mùn tầng mặt từ khá đến giàu đạm tổng số từ 0,14 – 0,22 rất nhiều dinh dưỡng nên canh tác lúa được 2 - 3 vụ/năm.
Đất mặn: chiếm tỷ lệ 8,09%, diện tích 1.218 ha, bao gồm nhóm đất ít mặn 276 ha (chiếm 23%) và nhóm đất mặn 942 ha (chiếm 77%). Phân bố ở các xã ven sông như Thuận Mỹ,Thanh Vĩnh Đông, một phần Thanh Vĩnh Long và rãi rác ngồi đê của các xã Bình Qưới, Phú Ngãi Trị. Đất mặn thích hợp với ni trồng thủy sản hơn là canh tác lúa.
Đất phèn: chiếm tỷ lệ 9,16%, diện tích 1.378 ha. Phân bố ở các xã ven sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Tây, xa nguồn nước ngọt nên trồng trọt gặp nhiều khó khăn, muốn canh tác lúa 2 - 3 vụ cần có hệ thống thủy nơng hoàn chỉnh, tháu
chua rửa phèn, kết hợp với việc sử dụng giống, phân bón, bố trí mùa vụ hợp lý và kỹ thuật canh tác tốt.
Đất líp (đất xáo trộn): Chiếm tỷ lệ 24,92%, diện tích 3.7514 ha. Phân bố hầu như khắp các xã. Đất líp hiện dùng làm đất ở, xây dựng cơ bản, trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chủ yếu là cây thanh long, dừa, mãng cầu.
2.3.3.4 Nguồn nước
Các kênh Hòa Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lược, kênh 30/4, sông Vĩnh Công tiếp nhận nước ngọt từ hệ thống rạch Bảo Định và kênh Chợ Gạo, chất lượng nước khá tốt nhưng lưu lượng bị hạn chế.
Châu Thành cũng như các huyện phía Nam của tỉnh ít chịu ảnh hưởng của mùa lũ, vào những tháng mưa tập trung (tháng 10, 11) gặp triều cường thì lũ lụt mới xảy ra, thời gian ngắn và mức độ ảnh hưởng không lớn, các xã ven sông như Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông nền địa hình thấp (từ 0,5 – 0,8 m) nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của triều cường trong mùa lũ, các xã có nền địa hình cao như Hịa Phú, Vĩnh Cơng (từ 1,0 – 1,4 m) ít bị ảnh hưởng. Đặc điểm địa hình của huyện Châu Thành là dốc thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở đầu nguồn nước ngọt và thấp ở cuối nguồn. Huyện Châu Thành đã có hệ thống đê bao nên đã ngăn được lũ. Ngập lũ cũng có tác dụng tích cực là đưa nhiều thủy sinh vật vào đồng ruộng, rửa mặn rửa phèn và tạo phù sa cho đất. Vì vậy, dọc theo đê bao cần có cống điều tiết để kiểm soát mức ngập và thời gian ngập.
Nước mặn Biển Đơng qua sơng Sồi Rạp - Vàm Cỏ dẫn sâu vào nội đồng theo 2 hướng chính là sơng Vàm Cỏ Tây ở phía Bắc và sơng Tra ở phía Nam. Do xu hướng mực nước biển dâng cao nên xâm nhập mặn cũng có xu hướng tăng nhanh về hàm lượng và thời gian nhiễm mặn. Do các huyện phía Bắc vùng Đồng Tháp Mười như