Tuổi chủ hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn – khóa 36 đánh giá hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nếp tại long an vụ hè thu 2012 (Trang 48)

4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ

4.1.1.1 Tuổi chủ hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia sản xuất có độ tuổi rất đa

dạng người trẻ nhất là 27 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi. Tuổi trung bình của 120 hộ được phỏng vấn là 54 tuổi, phần lớn chủ hộ có độ tuổi từ 46 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (52,5% trong tổng số mẫu điều tra). Tuổi nơng hộ có vai trị rất lớn trong việc tiếp thu khoa học công nghệ, đối với những chủ hộ có độ tuổi cịn trẻ thì chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dễ tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất thông qua các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật. Ngược lại, đối với những chủ hộ có tuổi đời cao họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với họ là hơi khó.

Bảng 4.1: Sự phân bố tuổi của chủ hộ sản xuất nếp tại địa bàn nghiên cứu

Danh mục tuổi Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 2 1,7 Từ 30 đến 45 tuổi 23 19,1 Từ 46 đến 60 tuổi 63 52,5 Trên 60 tuổi 32 26,7 Tổng 120 100,0 Trung bình 54 Độ lệch chuẩn 11,57 Nhỏ nhất 27 Lớn nhất 83

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu kiến

thức mới, ứng dụng khoa học công nghệ và khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của nông hộ. Kết quả khảo sát 120 nông hộ tại vùng nghiên cứu (Bảng 4.2) cho thấy, trình độ học vấn của các chủ hộ từ cấp 2 trở lên chiếm 65%, chủ yếu là cấp 2 với 42,5%. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các chủ hộ ở cấp 1 và mù chữ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao với 35%, trong đó cấp 1 chiếm 34,2% trong tổng số nơng hộ điều tra tại địa bàn nghiên

cứu. Nhìn chung, trình độ học vấn của nơng hộ cịn hạn chế (cấp 1 chiếm 34,2%), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất nếp tại địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Mù chữ 1 0,8 Cấp 1 41 34,2 Cấp 2 51 42,5 Cấp 3 24 20 Cao đẳng, đại học 3 2,5 Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

4.1.1.3 Kinh nghiệm sản xuất nếp

Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, ngoài yếu tố kỹ thuật, thời tiết thì kinh nghiệm sản xuất (số năm canh tác) cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất (Trần Thanh Bé, 1994). Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm sản xuất trung bình của chủ hộ là 12 năm, cao nhất là 37 năm, thấp nhất là 2 năm và tập trung nhiều nhất là nhóm hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 5 – 10 năm (chiếm 38,3%), thấp nhất tại các nhóm hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 5 năm là 11,7%. Nhìn chung, tỷ lệ nhóm hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 10 năm trở lên rất cao chiếm 50% trong tổng số hộ tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.3: Kinh nghiệm sản xuất nếp của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu

Kinh nghiệm trồng nếp Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 14 11,7 Từ 5 năm đến 10 năm 46 38,3 Từ 11 năm đến 15 năm 38 31,7 Trên 15 năm 22 18,3 Tổng 120 100,0 Trung bình 12 Độ lệch chuẩn 5,53 Nhỏ nhất 2 Lớn nhất 37

4.1.1.4 Lực lượng lao động trong chính sản xuất nếp của nông hộ

Nguồn lao động trong nơng hộ hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình. Phần lớn các hộ ít sử dụng lao động thuê vì tốn kém chi phí, chỉ những hộ có diện tích sản xuất lớn thì mới thuê lao động. Kết quả điều tra (Bảng 4.4) cho thấy, lực lượng lao động trồng nếp của các nông hộ tại tỉnh Long An dao động từ 1 đến 5 người/hộ. Chủ yếu tập trung từ 1 đến 2 người/hộ chiếm 79,2%. Trong đó tập trung nhiều nhất ở mức 2 người/hộ chiếm 47,5%, 1 người/hộ chiếm 31,7%, 3 người/hộ chiếm 11,6%, còn lại là 4 đến 5 người/hộ chiếm 9,2%. Phần lớn lao động chính trong sản xuất nếp là nam giới (chiếm 59,7%) tập trung nhiều nhất ở mức 2 người nam/hộ chiếm 28,8% và 1người/hộ chiếm 31,7%. Nam giới tham gia gần như toàn bộ trong quá trình sản xuất từ khâu gieo sạ cho đến khâu thu hoạch. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất, họ tham gia vào các khâu như cấy, dậm, làm cỏ, … và chiếm tỷ lệ khá cao (40,3%) tập trung nhiều ở mức 2 nữ/hộ chiếm 18,7% và 3 nữ/hộ chiếm 7,9%. Nhìn chung, nếu việc sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả thì khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn góp phần tạo cơng ăn việc làm cho lao động gia đình.

Bảng 4.4 Sự phân bố lao động chính tại nơng hộ tham gia sản xuất nếp

Số lao động 1 2 3 4 5

Số hộ 38 57 14 9 2

Tỷ lệ (%) 31,7 47,5 11,6 7,5 1,7

Tỷ lệ nam/tổng số lao động (%) 11,3 28,8 9,6 7,9 2,1

Tỷ lệ nữ/tổng số lao động (%) 4,5 18,7 7,9 7,1 2,1

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

4.1.2 Đặc điểm kỹ thuật canh tác nếp

4.1.2.1 Diện tích canh tác

Bảng 4.5 cho thấy diện tích sản xuất của nơng hộ phân bố khơng đồng đều, có hộ diện tích đất sản xuất lên đến 6,18 ha, có hộ chỉ có 0,27 ha và diện tích canh tác trung bình là 1,2 ha. Nhìn chung, diện tích đất canh tác của nơng hộ tương đối nhiều, hộ có đất trung bình – khá (từ 0,5 – 1,5 ha) chiếm 62,5% và hộ nhiều đất (trên 1,5 ha) chiếm 21,7%, đây cũng là một thuận lợi cho việc duy trì và phát huy nghề trồng nếp, góp phần mở rộng thêm quy mô sản xuất và xây dựng nên thương hiệu cho vùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nơng hộ có diện tích dưới 0,5 ha vẫn cịn khá cao (15,8%), gây khó khăn trong việc đưa máy móc vào đồng ruộng để cơ giới hóa đất sản xuất.

Bảng 4.5: Diện tích sản xuất nếp của nơng hộ tại địa bàn nghiên cứu Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 0,5 ha 19 15,8 Từ 0,5 ha đến 1 ha 47 39,2 Từ 1 ha đến 1,5 ha 28 23,3 Trên 1,5 ha 26 21,7 Tổng 120 100,0 Trung bình 1,20 Độ lệch chuẩn 0,87 Nhỏ nhất 0,27 Lớn nhất 6,18

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

4.1.2.2 Loại đất canh tác

Đất sản xuất là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả điều tra 120 hộ cho thấy các nông hộ canh tác nhiều trên đất phèn nhẹ chiếm 59,2%, cịn lại nơng hộ canh tác trên đất phù sa, đất phèn với tỷ lệ lần lượt là 37,5% và 3,3% (Bảng 4.6). Nhìn chung, diện tích canh tác nếp của nông hộ là chủ yếu trên đất phèn và phèn nhẹ (chiếm 62,5%), do đó vấn đề đặt ra trước mắt là phải giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác nếp mới đạt hiệu quả cao.

Bảng 4.6: Sự phân loại đất sản xuất nếp tại địa bàn nghiên cứu

Số hộ Tỷ lệ (%)

Đất phù sa 45 37,5

Đất phèn nhẹ 71 59,2

Đất phèn 4 3,3

Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

4.1.2.3 Nguồn nước tưới

Long An có sơng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Hơn thế nữa, Long An chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng, cũng cố và phát triển hệ thống đê bao, bờ vùng ngăn triều và lũ sớm. Kết quả điều tra cho thấy các hộ chủ yếu là sử dụng nước trực tiếp chiếm 90%, một vài

hộ sử dụng nước tưới gián tiếp hay chủ động một phần, khơng có tình trạng phải lệ thuộc vào nước mưa (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Nguồn nước tưới của mơ hình sản xuất nếp tại Long An

Số hộ Tỷ lệ (%)

Sử dụng nước trực tiếp 108 90,0

Bơm chuyền 8 6,7

Chủ động nước một phần 4 3,3

Lệ thuộc nước mưa 0 0

Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

4.1.2.4 Chủng loại giống, cấp giống và nguồn gốc giống

Bảng 4.8: Sự phân phối chủng loại giống và nguồn gốc giống tại địa bàn nghiên cứu

Số hộ Tỷ lệ (%) Độ lệch chuẩn Chủng loại giống - OM85 - OM84 63 57 52,5 47,5 0,501 Cấp giống - Nguyên chủng - Xác nhận 1 - Xác nhận 2 - Hàng hóa 3 53 57 7 2,5 44,2 47,5 5,8 0,645 Nguồn gốc giống - Tự để giống - Mua tổ giống/HTX

- Mua tại trại giống/TT giống, công ty - Trao đổi 21 9 34 56 17,5 7,5 28,3 46,7 1,118

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất. Theo Nguyễn Thành Hối (2011), hạt giống sử dụng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận. Theo Lương Minh Châu và ctv., (1998) cho biết hạt giống sạch khỏe là điểm khởi đầu của sản lượng cao vì hạt giống bị nhiễm bệnh có khả

năng làm thất thốt 3 – 10% năng suất, bình quân 10%. Hạt giống bị lẫn tạp chất cũng là một trong những nguyên nhân góp phần cho việc thiệt hại về năng suất, ước tính khoảng 10%. Tuy nhiên mỗi loại giống có đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt, có giống kháng bệnh tốt và kháng sâu tốt, … Những đặc tính này nếu được khai thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì nó sẽ mang lại năng suất và phẩm chất tốt.

Kết quả điều tra (Bảng 4.8) cho thấy nông hộ tại địa bàn nghiên cứu chỉ sử dụng 2 loại giống OM85 (huyện Thủ Thừa), OM84 (huyện Châu Thành) với tỷ lệ lần lượt là 52,5% và 47,5%. Hầu hết nông hộ trao đổi giống trong cộng đồng (chiếm 46,7%), có 17,5% nơng hộ được điều tra cho biết thường sử dụng nếp hàng hóa để làm giống cho vụ sau và 35,8% nông hộ trong tổng số hộ tại địa bàn nghiên cứu là đến mua giống từ các tổ giống, trại giống, trung tâm giống và công ty giống tại địa phương.

Thông thường, nông hộ mua giống cấp nguyên chủng hoặc xác nhận tại các trại giống với số lượng ít rồi về tự nhân giống ra để sản xuất phục vụ cho các vụ sau. Bảng 4.8 cho thấy trong sản xuất nếp nông hộ sử dụng chủ yếu là giống xác nhận 1 và xác nhận 2 (chiếm 91,7%), giống nguyên chủng chiếm 2,5% và cịn lại là nơng hộ sử dụng nếp hàng hóa. Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2005), một số nếp trên ruộng qua nhiều vụ, khơng có chọn lọc lại dễ bị hiện tượng thối hóa do tạp giao trong quần thể. Do đó, chúng ta nên sử dụng giống đúng phẩm cấp qui định. Trong sản xuất chúng ta nên sử dụng giống xác nhận và chỉ sử dụng cho hai lần sau đó.

4.1.2.5 Mật độ gieo sạ

Từ những năm đầu thập niên 1980, các nước trồng lúa Châu Á đã thay đổi phương thức cấy bằng phương pháp sạ, áp dụng mật độ sạ thưa từ 60 – 80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996). Ở ĐBSCL những nghiên cứu về mật độ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg/ha cho năng suất tương đương

47,5% 5,8% 44,2% 2,5% Nguyen chung Xac nhan 1 Xac nhan 2 Hang hoa

Hình 4.1: Tỷ lệ nơng dân sử dụng cấp giống trong sản xuất nếp tại Long An

hoặc cao hơn sạ dày 200 kg/ha, sạ thưa có số bơng/m2 ít hơn sạ dày, nhưng bơng dài và nhiều hạt chắc/bông hơn (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), lượng lúa giống cần cho mỗi hecta tùy loại đất, giống lúa, tỷ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 100 – 150 kg/ha. Ngoài ra, Nguyễn Thành Hối (2007), lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là khoảng 150kg/ha và đang khuyến cáo sạ hàng máy sạ hàng với lượng giống giảm đi, trung bình từ 80 – 100 kg/ha. Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn (2001) đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 85 – 105 ngày nên sạ hàng và mật độ sạ từ 80 – 120 kg/ha.

Qua kết quả điều tra, ta thấy mật độ sạ trung bình của các hộ là 143,5 kg/ha, cao nhất là 220 kg/ha và thấp nhất là 100 kg/ha. Mật độ sạ dưới 150 kg/ha chiếm tỷ lệ cao (74,2%), một số ít nơng dân gieo sạ theo tập quán nên sử dụng lượng giống rất nhiều từ 151 – 180 kg/ha (15,8%) và trên 180 kg/ha chiếm 10%. Nhìn chung, mật độ sạ cũng ảnh hưởng đến lượng phân bón, cơng chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh. Mật độ gieo sạ khác nhau sẽ tạo ra số chồi, số bông, năng suất và hiệu quả khác nhau.

Bảng 4.9: Mật độ gieo sạ của nông hộ trong sản xuất nếp

Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 120 (kg/ha) 41 34,2 Từ 121 – 150 (kg/ha) 48 40,0 Từ 151 – 180 (kg/ha) 19 15,8 Trên 180 (kg/ha) 12 10,0 Tổng 120 100,0 Trung bình 143,50 Độ lệch chuẩn 29,32 Nhỏ nhất 100 Lớn nhất 220

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.6 Phân bón

Đạm là dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng của cây. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì đạm là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Theo Chu Văn Hách và Phạm Sĩ Tân (2005), liều lượng bón đạm trên đất phù sa ngọt cho vụ Đông Xuân là từ 90 – 100 kg/ha, Hè Thu là 73 – 83 kg/ha. Liều lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc vào giống lúa, chân đất, mùa vụ, chế độ nước, tình hình sâu bệnh, cỏ

dại. Cây lúa có thể nhận được nhiều đạm hơn từ đất và từ việc bổ sung chất hữu cơ cho đất, nhưng việc cung cấp đạm từ những nguồn này ít khi đủ để đạt năng suất lúa cao. Nhu cầu đạm của cây lúa có liên hệ mật thiết với các giai đoạn sinh trưởng, cây địi hỏi ít đạm ở giai đoạn đầu và tăng lên ở giai đoạn đẻ nhánh. Đạm hấp thụ ở giai đoạn chín với đầy đủ bức xạ mặt trời sẽ gia tăng quá trình vào chắc. Năng suất tăng do bón đạm trung bình khoảng 30 – 35%, tuy nhiên tùy theo đất, thành phần cơ giới mà có phương pháp bón đạm cho thích hợp để đạt hiệu quả cao (Mai Văn Quyền, 2001). Kết quả điều tra cho thấy lượng đạm trung bình của nơng dân sử dụng là 92,82 kg/ha, cao nhất là 200,3 kg/ha và thấp nhất và 34,4kg/ha

Bảng 4.10: Liều lượng phân bón được nơng dân sử dụng trong sản xuất nếp

Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012

Phân lân là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng năng suất và tăng phẩm chất gạo. Lân góp phần thúc đẩy tổng hợp chất đạm kích thích rể phát triển, nở bụi nhanh, kết nhiều hạt chắc và giúp lúa chín sớm. Cây lúa cần lân nhất ở giai đoạn đầu sau khi cấy hoặc sạ. Nếu thiếu lân cây lúa lùn, nở bụi kém, lá thẳng hẹp, lúa trổ chín muộn hạt không no đầy và phẩm chất giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở Việt Nam, bình quân lúa có thể khai thác lượng lân từ đất khoảng 15 – 25 kg/ha. Lượng phân bón ở ĐBSCL cung cấp thường chỉ bù lại khoảng 30% dinh dưỡng lấy đi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Để đạt năng suất cao và bền vững thì phân lân cần bón mỗi vụ. Cụ thể vụ Đơng Xn có thể sử dụng lượng khoảng 20 – 30 kg/ha và Hè Thu 30 – 40kg/ha để cho năng suất cao. Trong trường hợp bón dư lân thì cũng khơng ảnh hưởng xấu đến phân đạm và lượng phân này có thể tồn cho vụ sau và nếu bón đủ lân thì vụ thứ hai có thể gia tăng năng suất 6 – 12% (Nguyễn Văn Luật, 2001). Kết quả điều tra cho thấy nơng dân thường có khuynh hướng bón nhiều đạm và lân. Trung bình lượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn – khóa 36 đánh giá hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nếp tại long an vụ hè thu 2012 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)