4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ
4.1.2.5 Mật độ gieo sạ
Từ những năm đầu thập niên 1980, các nước trồng lúa Châu Á đã thay đổi phương thức cấy bằng phương pháp sạ, áp dụng mật độ sạ thưa từ 60 – 80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996). Ở ĐBSCL những nghiên cứu về mật độ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg/ha cho năng suất tương đương
47,5% 5,8% 44,2% 2,5% Nguyen chung Xac nhan 1 Xac nhan 2 Hang hoa
Hình 4.1: Tỷ lệ nông dân sử dụng cấp giống trong sản xuất nếp tại Long An
hoặc cao hơn sạ dày 200 kg/ha, sạ thưa có số bơng/m2 ít hơn sạ dày, nhưng bơng dài và nhiều hạt chắc/bông hơn (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), lượng lúa giống cần cho mỗi hecta tùy loại đất, giống lúa, tỷ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 100 – 150 kg/ha. Ngồi ra, Nguyễn Thành Hối (2007), lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là khoảng 150kg/ha và đang khuyến cáo sạ hàng máy sạ hàng với lượng giống giảm đi, trung bình từ 80 – 100 kg/ha. Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn (2001) đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 85 – 105 ngày nên sạ hàng và mật độ sạ từ 80 – 120 kg/ha.
Qua kết quả điều tra, ta thấy mật độ sạ trung bình của các hộ là 143,5 kg/ha, cao nhất là 220 kg/ha và thấp nhất là 100 kg/ha. Mật độ sạ dưới 150 kg/ha chiếm tỷ lệ cao (74,2%), một số ít nơng dân gieo sạ theo tập quán nên sử dụng lượng giống rất nhiều từ 151 – 180 kg/ha (15,8%) và trên 180 kg/ha chiếm 10%. Nhìn chung, mật độ sạ cũng ảnh hưởng đến lượng phân bón, cơng chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh. Mật độ gieo sạ khác nhau sẽ tạo ra số chồi, số bông, năng suất và hiệu quả khác nhau.
Bảng 4.9: Mật độ gieo sạ của nông hộ trong sản xuất nếp
Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 120 (kg/ha) 41 34,2 Từ 121 – 150 (kg/ha) 48 40,0 Từ 151 – 180 (kg/ha) 19 15,8 Trên 180 (kg/ha) 12 10,0 Tổng 120 100,0 Trung bình 143,50 Độ lệch chuẩn 29,32 Nhỏ nhất 100 Lớn nhất 220
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.6 Phân bón
Đạm là dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng của cây. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì đạm là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Theo Chu Văn Hách và Phạm Sĩ Tân (2005), liều lượng bón đạm trên đất phù sa ngọt cho vụ Đông Xuân là từ 90 – 100 kg/ha, Hè Thu là 73 – 83 kg/ha. Liều lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc vào giống lúa, chân đất, mùa vụ, chế độ nước, tình hình sâu bệnh, cỏ
dại. Cây lúa có thể nhận được nhiều đạm hơn từ đất và từ việc bổ sung chất hữu cơ cho đất, nhưng việc cung cấp đạm từ những nguồn này ít khi đủ để đạt năng suất lúa cao. Nhu cầu đạm của cây lúa có liên hệ mật thiết với các giai đoạn sinh trưởng, cây địi hỏi ít đạm ở giai đoạn đầu và tăng lên ở giai đoạn đẻ nhánh. Đạm hấp thụ ở giai đoạn chín với đầy đủ bức xạ mặt trời sẽ gia tăng quá trình vào chắc. Năng suất tăng do bón đạm trung bình khoảng 30 – 35%, tuy nhiên tùy theo đất, thành phần cơ giới mà có phương pháp bón đạm cho thích hợp để đạt hiệu quả cao (Mai Văn Quyền, 2001). Kết quả điều tra cho thấy lượng đạm trung bình của nơng dân sử dụng là 92,82 kg/ha, cao nhất là 200,3 kg/ha và thấp nhất và 34,4kg/ha
Bảng 4.10: Liều lượng phân bón được nơng dân sử dụng trong sản xuất nếp
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
Phân lân là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng năng suất và tăng phẩm chất gạo. Lân góp phần thúc đẩy tổng hợp chất đạm kích thích rể phát triển, nở bụi nhanh, kết nhiều hạt chắc và giúp lúa chín sớm. Cây lúa cần lân nhất ở giai đoạn đầu sau khi cấy hoặc sạ. Nếu thiếu lân cây lúa lùn, nở bụi kém, lá thẳng hẹp, lúa trổ chín muộn hạt khơng no đầy và phẩm chất giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở Việt Nam, bình qn lúa có thể khai thác lượng lân từ đất khoảng 15 – 25 kg/ha. Lượng phân bón ở ĐBSCL cung cấp thường chỉ bù lại khoảng 30% dinh dưỡng lấy đi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Để đạt năng suất cao và bền vững thì phân lân cần bón mỗi vụ. Cụ thể vụ Đông Xuân có thể sử dụng lượng khoảng 20 – 30 kg/ha và Hè Thu 30 – 40kg/ha để cho năng suất cao. Trong trường hợp bón dư lân thì cũng không ảnh hưởng xấu đến phân đạm và lượng phân này có thể tồn cho vụ sau và nếu bón đủ lân thì vụ thứ hai có thể gia tăng năng suất 6 – 12% (Nguyễn Văn Luật, 2001). Kết quả điều tra cho thấy nơng dân thường có khuynh hướng bón nhiều đạm và lân. Trung bình lượng phân lân mà nông dân sử dụng là 68,14 kg/ha, cao nhất là 199 kg/ha và thấp nhất là 6,6 kg/ha.
Kali cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngồi ra, kali có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cây trong việc hạn chế đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, tăng số hạt chắc trên bông làm no hạt và đầy hơn. Thiếu kali, cây lúa có biểu hiện lùn, thấp và số chồi gần như bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rủ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh, là già rụi sớm (Nguyễn Đình Giao
Đạm (N) Lân (P2O5) Kali (K2O)
Trung bình (kg/ha) 92,82 68,14 47,13
Độ lệch chuẩn 28,15 33,81 24,04
Nhỏ nhất 34,40 6,60 0,00
và ctv., 1997). Theo Đường Hồng Duật (2002) cây lúa thừa kali, rễ cây lúa bị teo tóp, mất cân đối natri và canxi trong đất và góp phần làm đất trung tính trở nên chua. Kết quả điều tra tại địa bà nghiên cứu cho thấy trung bình nơng dân sử dụng 47,13 kg/ha, cao nhất là 106,7 kg/ha.
4.1.2.7 Số lần phun thuốc/vụ và bón phân/vụ
Số lần phun thuốc/vụ
Qua kết quả Bảng 4.11 cho thấy nông dân sử dụng rất nhiều thuốc BVTV trong quá trình sản xuất. Cụ thể, đối với sâu bệnh nông hộ phun thuốc BVTV nhiều nhất, số lần phun dao động từ 0 – 7 lần/vụ, trung bình 3,37 lần/vụ. Thông thường, nông dân phun thuốc chủ yếu là ngừa và trị một số loại bệnh như: đạo ơn, cháy bìa lá, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, … . Kết quả này cho thấy dịch bệnh là đối tượng mà nông dân trồng nếp lo lắng nhất và tốn nhiều công sức nhất.
Bảng 4.11: Số lần phun thuốc/vụ của nông hộ canh tác nếp
Thuốc cỏ Thuốc sâu Thuốc bệnh Thuốc ốc
Trung bình 1,68 1,61 3,37 0,79
Độ lệch chuẩn 0,811 1,298 1,408 0,755
Nhỏ nhất 0 0 0 0
Lớn nhất 5 6 7 3
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
Ngoài ra, vấn đề về sâu và phòng trừ cỏ dại trong sản xuất nếp cũng rất được nơng hộ quan tâm. Trung bình nơng hộ phun thuốc cỏ là 1,68 lần/vụ, dao động từ 0 -5 lần/vụ. Phần lớn nông hộ sử dụng thuốc cỏ vào giai đoạn sạ và sau sạ mấy ngày, thuốc trừ cỏ mà nông dân sử dụng nhiều: sofit, turbo, topshot, … . Về sâu, trung bình nơng hộ phun 1,61 lần/vụ, dao động từ 0 – 6 lần/vụ. Một số loại sâu chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu: sâu lá, sâu đục thân, rầy nâu, … . Bên cạnh đó, nơng hộ cũng sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt ốc bưu vàng, trung bình nơng hộ phun 0,79 lần/vụ dao động từ 0 – 3 lần/vụ. Điều này cho thấy dịch ốc bưu vàng cũng là một đối tường mà nông dân quan tâm trong quá trình sản xuất nếp.
Số lần bón phân/vụ
Kết quả điều tra 120 nơng hộ sản xuất nếp tại Long An cho thấy hầu hết nơng hộ bón phân từ 3 đến 4 lần/vụ (chiếm 91,6%), chỉ một số ít nơng hộ bón 5 lần/vụ (chiếm 8,4%). Trung bình nơng hộ bón 3,62 lần/ vụ. Số hộ có bón lót tại địa bàn nghiên cứu khá cao chiếm 34,2%, điều này cho thấy nơng dân cũng quan tâm đến việc bón lót trước khi gieo sạ. Việc bón lót rất quan trọng bởi vì nếu có bón lót đúng mức sẽ giúp cây phát triển tốt trong ngày đầu phát triển.
Bảng 4.12: Số lần bón phân/vụ của nơng hộ canh tác nếp Số lần bón Bón lót 3 lần 4 lần 5 lần Số hộ 41 55 55 10 Tỷ lệ (%) 34,2 45,8 45,8 8,4 Trung bình 3,62 Độ lệch chuẩn 0,636
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
4.1.2.8 Quản lý nước
Để thuận tiện cho việc thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, nông dân tỉnh Long An đã chủ động rút cạn nước trước khi thu hoạch. Kết quả điều tra Bảng 4.13 cho thấy đa số nông dân rút nước khoảng 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch chiếm (70,9%). Tuy nhiên, có 5% nơng dân khảo sát khơng quan tâm đến việc rút nước trước khi thu hoạch.
Bảng 4.13: Số ngày rút nước trước khi thu hoạch của nông hộ canh tác nếp
Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 10 ngày 7 5,8 Từ 10 đến 15 ngày 85 70,9 Từ 16 đến 20 ngày 15 12,5 Trên 20 ngày 7 5,8 Không rút nước 6 5,0 Tổng 120 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.9 Năng suất nếp
Theo Huỳnh Trấn Quốc (2009), sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở cả 3 vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống nếp OM84 và OM85 tương đương nhau, năng suất trên 6 tấn/ha. Kết quả điều tra (Bảng 4.14) cho thấy năng suất nếp vụ Hè Thu dao động từ 4 – 7,71 tấn/ha, trung bình đạt 5,87 tấn/ha. Trong đó, nơng dân sản xuất nếp đạt năng suất cao hơn 6 tấn/ha chiếm tỷ lệ khá cao (35,8%) và phần lớn nông dân sản suất nếp với năng suất từ 4 – 6 tấn/ha chiếm 62,5% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung, sản xuất nếp của nông dân tại Long An đạt năng suất cao.
Bảng 4.14: Năng suất nếp vụ Hè Thu 2012 Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 4 (tấn/ha) 2 1,7 Từ 4 đến 6 (tấn/ha) 75 62,5 Trên 6 (tấn/ha) 43 35,8 Tổng 120 100,0 Trung bình 5,87 Độ lêch chuẩn 0,732 Nhỏ nhất 4,00 Lớn nhất 7,71
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.10 Lợi nhuận
Bảng 4.15 trình bày chi tiết các chỉ tiêu kinh tế của mơ hình sản xuất nếp tại Long An. Kết quả điều tra cho thấy tổng chi phí trung bình là 13.714.000 đồng/vụ/ha. Chi phí tiền mặt bao gồm chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất 37%, kế đó là chi phí thu hoạch chiếm 18,3%, chi phí thuốc BVTV chiếm 16,3%, chi phí giống chiếm 9,3%, cịn lại là chi phí làm đất và gieo sạ, chi phí th chăm sóc và chi phí bơm nước chiếm lần lượt là 9,1%, 6,3% và 3,7% (Hình 4.2).
Chi phí phân bón là loại chi phí cho việc mua các loại phân bón cho ruộng lúa, loại phân chủ yếu mà nông hộ thường sử dụng để bón cho lúa là Ure, DAP, NPK, Kali. Theo kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu thì nơng dân bón phân dao động từ 3 – 5 lần/vụ, số hộ bón lót chiếm 34,2%. 6,3% 18,3% 3,7% 16,3% 37% 9,1%
9,3% Chi phi giong
Chi phi lam dat va gieo sa Chi phi phan bon Chi phi thuoc BVTV Chi phi bom nuoc Chi phi thu hoach Chi phi thue cham soc
Hình 4.2: Chi phí sản xuất nếp của nơng hộ
Chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí tiền mặt. Trong quá trình canh tác thường xuất hiện các loại sâu rầy hại lúa như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, … hoặc các loại bệnh như đạo ơn, cháy bìa lá, … . Sau khi làm kỷ đất, nông dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt mầm trước khi xuống giống, sau khi lúa mọc tốt thì xịt lại để diệt tận gốc. Số lần phun thuốc cũng thay đổi tùy theo mùa vụ do điều kiện thời tiết, sâu bệnh khác nhau. Trung bình nơng dân phun thuốc khoảng 7,5 lần/vụ, dao động từ 6 – 9 lần/vụ.
Bảng 4.15: Chi phí và lợi nhuận của mơ hình sản xuất nếp vụ Hè Thu tỉnh Long An
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
Chi phí thu hoạch là khoảng chi phí bỏ ra để thuê mướn nhân cơng hoặc máy móc thu hoạch. Tùy theo mùa vụ hoặc hình thức thuê mà chi phí này cao hay thấp. Hầu hết các hộ đều thuê mướn máy gặt đập liên hợp để phục vụ cho thu hoạch, việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp sẽ góp phần giảm thất thốt, hao hụt về sản lượng và dễ bán, được giá cao vì nếp sạch hơn, chất lượng đồng đều hơn.
Khoảng mục Trung bình 1. Tổng chi phí (đồng/ha) - Chi phí giống 1.276.000 - Chi phí làm đất 1.120.000 - Chi phí gieo sạ 127.000 - Chi phí phân bón 5.076.000 - Chi phí thuốc BVTV 2.240.000
- Chi phí bơm nước 505.000
- Chi phí thu hoạch 2.505.000
- Chi phí th chăm sóc 865.000
Tổng 13.714.000
2. Tổng thu
- Năng suất (tấn/ha) 5,87
- Giá bán (đồng/kg) 5.561
Tổng 32.643.000
3. Lợi nhuận (đồng) 18.929.000
Chi phí chuẩn bị đất và gieo sạ là chi phí bỏ ra để cày, xới đất cho tơi xốp và gieo sạ giống xuống đồng ruộng, hiện nay các nông hộ dùng phương pháp sạ hàng hoặc sạ lan. Nếu các hộ có diện tích canh tác ít thường dùng cơng nhà, nếu diện tích lớn thì phải th thêm lao động. Chi phí giống là chi phí mua lúa giống để sản xuất. Nguồn cung cấp giống tại địa phương khá đa dạng, có những hộ sử dụng giống nguyên chủng hoặc xác nhận mua từ Trung tâm Khuyến nông, tổ giống, tổ HTX, trại giống, hoặc trao đổi giữa các nông hộ, một số nông hộ khác tự để giống chừa lại cho mùa sau. Chi phí chăm sóc là chi phí bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Nếu những hộ có diện tích nhỏ thì hộ gia đình tự làm, nếu diện tích lớn thì phải th thêm nhân cơng.
Doanh thu trung bình của mơ hình cũng khá cao (32.643.000 đồng). Năng suất của vụ Hè Thu là 5,87 tấn/ha. Giá bán trung bình là 5.561 đồng/kg, chủ yếu người dân bán nếp tươi tại ruộng cho thương lái ở tại địa phương hay các huyện lân cận khác trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang.
Lợi nhuận trung bình của mơ hình là 19.929.000 đồng. Hiệu quả đồng vốn trung bình của mơ hình là 1,38 lần (một đồng chi phí bỏ ra có 1,38 đồng lợi nhuận). Nhìn chung hiệu quả đồng vốn trung bình của mơ hình là khá cao.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NẾP TẠI LONG AN NẾP TẠI LONG AN
Trong sản xuất nơng nghiệp các yếu tố kỹ thuật đóng vai trị quan trọng, do đó để tìm hiểu yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất như thế nào là rất cần thiết. Qua đó, ta có thể sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Gọi Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập Y: Năng suất nếp của mơ hình (tấn/ha)
X1: Trình độ học vấn (cấp)
X2: Kinh nghiệm sản xuất nếp (năm) X3: Lao động nông nghiệp (số người) X4: Diện tích canh tác (ha)
X5: Cấp giống (1. Nguyên chủng, 2. Xác nhận 1, 3. Xác nhận 2) X6: Mật độ gieo sạ (kg/ha)
X7: Đạm N (kg/ha) X8: Lân P2O5(kg/ha) X9: Kali K2O (kg/ha)
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 +
Trong đó β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 , β8 , β9 là các tham số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9.